Năng lượng tái tạo và an ninh hệ thống điện

Hằng Thương | 13/05/2021, 19:38

(TN&MT) - Năng lượng tái tạo (NLTT) phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua đã gây khó khăn và sức ép đến vận hành hệ thống điện, đó là hiện tượng thừa nguồn, quá tải đường dây nội miền, đường dây liên kết 500kV… Do vậy, để giữ an toàn cho hệ thống lưới điện truyền tải, việc tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo là bắt buộc phải thực hiện.

Năng lượng tái tạo “bùng nổ” do đâu?

Theo GS.TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, việc các dự án NLTT bùng nổ đang kéo theo những khó khăn về quản lý Nhà nước. Bất cập hiện nay là khi phê duyệt các dự án năng lượng mặt trời, các UBND tỉnh không tham khảo ý kiến của bên bán điện về những khó khăn trong việc vận hành, đấu nối. Cơ quan lập quy hoạch điện là Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cũng bị đứng ngoài cuộc trong việc phê duyệt dự án. Những điều này dẫn đến quá trình thiếu kiểm soát trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo thời gian qua.

EVN đã nỗ lực để điều hành với tổng chi phí sản xuất toàn hệ thống thấp nhất

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn cũng cho rằng, việc bùng nổ các dự án điện mặt trời, điện gió trong thời gian vừa qua chủ yếu xuất phát từ việc các địa phương phê duyệt quá nhiều dự án. Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ là đơn vị được cập nhật thông tin về sau khi các dự án được phê duyệt.

Tinh đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống khoảng 69.000 MW. Trong đó, riêng điện mặt trời tính đến tháng 4/2021 đã đạt 18.783 MW (9.583 MW điện mặt trời áp mái và khoảng 9.200 MW điện mặt trời trang trại). Về điện gió, hiện mới có 612 MW, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có thêm khoảng 4.500 - 5.400 MW được đưa vào vận hành.

Điều đáng nói, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà không được kiểm soát phù hợp với nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt vào tháng 12 năm 2020 gây khó khăn trong công tác vận hành hệ thống điện quốc gia, nhất là do đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh theo hướng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của nước ta, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện giảm. Cụ thể, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu của hệ thống điện quốc gia chỉ đạt khoảng 245,9 tỷ kWh, tăng khoảng 2,7% so với năm 2019 và giảm 15,6 tỷ kwh so với kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt vào cuối năm 2019.

Vậy do đâu mà năng lượng tái tạo có sự bùng nổ như vậy? Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chuyên gia về tình hình vận hành hệ thống điện quốc gia mới đây thì đa số các chuyên gia đều đặt nhiều câu hỏi về việc phát triển bùng nổ của NLTT. Hầu hết cũng chỉ ra rằng nguyên nhân đầu tiên là tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời là rất lớn nhưng yếu tố quan trọng hơn là những chính sách liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt là chính sách giá.

Bùng nổ về NLTT là xu hướng tốt, nhưng phát sinh tình trạng thiếu đồng bộ

Sức ép an toàn hệ thống điện

Để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia trong bối cảnh nguồn cung NLTT lớn, trong khi nhu cầu tiêu dùng điện thấp, ông Nguyễn Đức Ninh - Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, việc huy động nguồn được thực hiện theo thứ tự ưu tiên các nhà máy điện đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật (điện áp, ổn định, quán tính, dự phòng điều tần, công suất cao điểm) rồi đến các nguồn NLTT (điện gió, mặt trời, sinh khối, thủy điện nhỏ và vừa, thủy điện lớn đang xả) rồi mới đến các nguồn điện còn lại.

Do vậy, trong 4 tháng đầu năm, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia đã buộc phải cắt giảm gần 470 triệu kWh điện NLTT (trong đó, đã cắt giảm 447,5 triệu kWh điện mặt trời trang trại, chiếm 13,3% khả năng phát của các nhà máy điện mặt trời và cắt giảm 19,7 triệu kWh điện gió, chiếm khoảng 4,8% khả năng phát của các nhà máy điện gió). 

Cũng theo ông Nguyễn Đức Ninh, năm 2021 dù nguồn phát từ NLTT có bùng nổ với khoảng 20.000MW, chiếm tỷ trọng công suất trên 30%, nhưng sản lượng điện phát chỉ chiếm 12% tổng sản lượng. Hàng loạt khó khăn, vướng mắc được A0 chỉ ra như: dự báo công suất phát điện mặt trời, điện gió có sai số lớn do đặc tính bất ổn định của loại nguồn này, hay phụ tải chênh lệch giữa giờ cao điểm và thấp điểm lớn, hoặc nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên huy động nhưng A0 vẫn phải đảm bảo vận hành thị trường điện,... Đơn cử như Ninh Thuận, địa phương có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn nhất nước với hàng nghìn MW điện nhưng nhu cầu sử dụng ở địa phương lại rất thấp và bắt buộc phải truyền lên đường dây 500kV để chuyển sang các địa phương khác.

Dự kiến cả năm 2021 sẽ cắt giảm 1,25 tỷ kWh, chiếm 9% tổng sản lượng năng lượng tái tạo. Nhìn vào công suất cắt có vẻ nhiều nhưng sản lượng thực tế phát so với tổng công suất của các dự án thì lại rất thấp. Vì vậy, do tính chất bất định của năng lượng tái tạo nên các tổ máy điện truyền thống như than, khí, dầu phải điều chỉnh rất nhiều gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Với một dự án điện than, khí, dầu, mỗi lần tắt máy và khởi động lại như vậy chi phí lên tới cả chục tỷ đồng, chưa kể gây nguy cơ hỏng hóc, giảm tuổi thọ máy.

Do ưu tiên huy động nguồn năng lượng tái tạo mà trong 4 tháng đầu năm 2021 các nhà máy nhiệt điện đã phải khởi động tổ máy đến hơn 334 lần. Con số này vào nửa cuối năm 2019 (thời điểm bắt đầu huy động nguồn điện mặt trời vào hệ thống) là 74 lần, vào năm 2020 là 192 lần. Tất cả các lần huy động lại nguồn điện đều có thể dẫn đến sự cố tăng nguy cơ sự cố tổ máy (như đã xảy ra với nhà máy Phú Mỹ 2.2; nhà máy Bà Rịa…).

Ông Trần Đình Nhân – Tổng Giám đốc EVN cho hay, thời gian qua, để vận hành hệ thống điện, thị trường điện đảm bảo an toàn, liên tục và kinh tế, EVN luôn tuân thủ các Thông tư, quy định của Nhà nước, các Bộ, ngành, với ưu tiên cao nhất là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, duy trì sự ổn định của hệ thống điện. Tập đoàn cũng đã nỗ lực điều hành để tổng chi phí sản xuất toàn hệ thống ở mức thấp nhất. 

Tổng Giám đốc EVN cũng khẳng định, việc tiết giảm nguồn năng lượng tái tạo cũng như các loại nguồn khác trong thời gian qua là tình trạng khách quan, không mong muốn. Là doanh nghiệp Nhà nước được giao vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo điện cho quốc gia, EVN sẽ nỗ lực tối đa để đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, tin cậy và liên tục.

Tại văn bản số 1226/BCT-ĐTĐL ngày 9/3/2021 gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết kiến nghị của Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam, Bộ Công Thương khẳng định việc cắt giảm các nhà máy NLTT là tình huống bắt buộc trong bối cảnh hệ thống điện quốc gia thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống điện. Việc tiết giảm được EVN/A0 tính toán, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng cho tất cả các nhà máy mà không phân biệt chủ đầu tư.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam
    (TN&MT) - Các sở, ngành và địa phương của Quảng Bình đang quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) đảm bảo bàn giao 100% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp trước ngày 30/6/2023.
  • Vietcombank – Kỷ niệm 60 năm và đón nhận Anh hùng Lao động
    Sáng 31/3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
  • Loạt ưu đãi và hỗ trợ tài chính chưa từng có của Đất Xanh Miền Trung trong dịp sinh nhật 12 năm
    Hỗ trợ lãi suất trong 5 năm, chiết khấu lên đến 12% cho các sản phẩm nhà ở đẳng cấp, đặc quyền sử dụng miễn phí hệ sinh thái Regal… là những chính sách khủng được Đất Xanh Miền Trung ban hành trong dịp kỉ niệm 12 năm thành lập (8/04/2011 - 8/04/2023).
  • Ngân hàng hạ lãi suất, bất động sản tan băng
    Thời gian gần đây nhiều ngân hàng thương mại liên tục giảm lãi suất cho vay, theo các chuyên gia đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản.
  • Khen thưởng đột xuất các Đội QLTT trên địa bàn TP. Hà Nội
    Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các Đội Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã trực tiếp trao tặng giấy khen cho 02 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc.
  • Nhiệt điện Phú Mỹ hưởng ứng tháng thanh niên 2023
    Vừa qua, Liên Chi đoàn Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đã lập kế hoạch triển khai nhiều chương trình hoạt động tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Đoàn, các hoạt động chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023); tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa.
  • Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới
    Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho các hạng mục đề cử tại mùa giải năm 2023.
  • Bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 30/3/2023 về việc bố trí vốn đối ứng của Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
  • Tạo điều kiện để tiếp cận và đầu tư BĐS tại Phú Thọ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản số 889/UBND-CNXD yêu cầu các cơ quan trên địa bàn thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản.
  • PV GAS: Gửi tặng gần 400 áo dài cho các cô giáo vùng sâu, vùng xa
    (TN&MT) - Nhằm đẩy mạnh các hoạt động trong “Tuần lễ Áo dài” - Tháng 3/2023 và Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ban Nữ công Công đoàn Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng tươi vui và ý nghĩa. Qua đó, chị em phự nữ PV GAS đã quyên góp và ủng hộ gần 400 bộ áo dài/áo dài cho các cô giáo vùng sâu, vùng xa.
  • Petrovietnam: Thúc đẩy NMNĐ Thái Bình 2 vận hành thương mại ngày 1/5/2023
    (TN&MT) - Ngày 30/3, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Hoàng Quốc Vượng dẫn đầu đoàn công tác Tập đoàn kiểm tra tiến độ vận hành chạy thử Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, chủ trì giao ban công trường tại nhà máy.
  • Bac A Bank giảm lãi suất vay, tiếp sức kinh doanh
    Hưởng ứng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để Khách hàng cá nhân dễ dàng tiếp cận các khoản vay phục vụ kinh doanh, tối ưu cơ hội đầu tư phát triển, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai Chương trình ưu đãi tín dụng “Tiếp sức kinh doanh” áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh.
  • PV GAS: Xanh hóa nguồn nhiên liệu cho phát triển
    (TN&MT) - Ngành công nghiệp Khí Việt Nam, mà PV GAS là đơn vị dẫn dắt, đang bước vào giai đoạn mới. Để duy trì và tiếp nối chuỗi phát triển của mình, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã đưa các sản phẩm năng lượng xanh, thân thiện môi trường ra thị trường... Đây cũng là những hướng đi chiến lược mà PV GAS chú trọng để hưởng ứng các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.
  • Petrovietnam: Sẵn sàng cho cuộc đại chuyển dịch năng lượng
    (TN&MT) - Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng để tạo ra một xã hội trung tính với các-bon, thực hiện cam kết giảm thải khí nhà kính theo tinh thần Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đang tích cực, chủ động xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch hành động cho cuộc đại chuyển dịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
  • Petrolimex: Tích cực đầu tư cho chuyển đổi năng lượng
    (TN&MT) - Chuyển đổi năng lượng là lĩnh vực được chọn làm trọng điểm trong thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” tại Việt Nam. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã và đang thực hiện xanh hóa sản phẩm, chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO