Nâng cao nguồn nhân lực Dân tộc thiểu số và miền núi

Ngọc Châu | 25/06/2021, 12:56

(TN&MT) - Nhằm phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã phối hợp chủ trì Hội nghị trao đổi các giải pháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tham dự Hội nghị, về phía Ủy ban Dân tộc có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; về phía Bộ GD&ĐT có các Thứ trưởng: Phạm Ngọc Thưởng, Ngô Thị Minh cùng đại diện các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc, Bộ GD&ĐT.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, tời gian qua, Bộ GD&ĐT và Ủy ban Dân tộc đã có quy chế phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan và đã đạt được nhiều kết quả, trong đó có các chính sách về giáo dục đối với vùng DTTS và miền núi.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: ubdt.gov

Về Chương trình MTQG, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc đã hoàn tất Báo cáo nghiên cứu khả thi trình Hội đồng thẩm định Nhà nước, dự kiến phê duyệt vào cuối tháng 6/2021. Công tác phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Ủy ban Dân tộc. Ủy ban mong muốn chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để đạt sự thống nhất cao, và triển khai ngay các dự án khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Ủy ban Dân tộc cũng đã đặt mục tiêu 100% số trường, lớp học, trạm y tế được xây dựng kiên cố hóa. Từ năm 2021, hai năm một lần tổ chức tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc. Hàng năm, tổ chức tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi.

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với 10 dự án thành phần. Trong đó, Dự án 5 có liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT với tên gọi Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với 3 tiểu dự án, tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 là trên 8.442 tỷ đồng.

Theo đó, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG tham mưu, triển khai xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn và chuẩn bị hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung các tiểu dự án thuộc Dự án 5 của Chương trình MTQG. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc đề xuất Dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Giáo dục toàn cầu GPE. Tham gia ý kiến, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm định và phê duyệt đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG đạt hiệu quả…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: ubdt.gov

Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT đã có những đánh giá khái quát về các nội dung đã triển khai thực hiện của Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan giai đoạn 2018 - 2021. Đồng thời bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung phối hợp giữa hai cơ quan giai đoạn mới để triển khai thực hiện Chương trình MTQG.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, trước mắt cần xây dựng Chương trình phối hợp giữa 2 cơ quan trong 5 năm, trọng tâm là phối hợp thực hiện Chương trình MTQG và các nội dung khác có liên quan.Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT đã có những đánh giá khái quát về các nội dung đã triển khai thực hiện của Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan giai đoạn 2018 - 2021. Đồng thời bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung phối hợp giữa hai cơ quan giai đoạn mới để triển khai thực hiện Chương trình MTQG.

Đồng tình với ý kiến phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhệm Hầu A Lềnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Chương trình MTQG thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong thời gian tới là cần thiết, buổi làm việc đã được triển khai tích cực, hữu ích với nhiều thông tin, góp phần tăng cường hiểu biểt, từ đó đề ra được nhiều giải pháp trong công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT thống nhất các nội dung liên quan đến Chương trình MTQG về Tiểu Dự án 1, của Dự án 5 với các hoạt động đổi mới các Trường Dân tộc nội trú và hoạt động xóa mù chữ. Đồng thười khẳng định, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường công tác phối hợp thực hiện có hiệu quả các ciểu dự án trong Chương trình MTQG và các nội dung có liên quan.

Bài liên quan
  • Tăng cường phối hợp xây dựng chính sách đầu tư cho vùng DTTS và miền núi giai đoạn mới
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Dự thảo Tờ trình về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải đã đề nghị các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp cùng Ủy ban Dân tộc để hoàn thiện Dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • [Infographic] - Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
    Luật Tôn giáo, tín ngưỡng quy định 5 hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Bảo vệ môi trường trong quan niệm Phật giáo
    (TN&MT) - Trong thông điệp về bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Đức Phật đã dạy các đệ tử ý thức bảo vệ, giá trị của thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi.
  • Niềm tin bảo vệ môi trường của người Công giáo
    (TN&MT) - Đối với tín đồ Công giáo, bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu là những vấn đề cần được quan tâm, nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Vấn đề này đã được Đức Giáo hoàng Francis đề cập trong Thông điệp Laudato Sí.
  • Già làng hiến đất mở đường trên vùng cao A Lưới
    Già làng Quỳnh Rêh (thôn A Đeeng Par Lieng 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tự nguyện hiến phần đất của gia đình để mở đường, xây trường cho bà con quê hương.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.
  • Sách Trắng về tôn giáo: Bức tranh rõ nét về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
    Được ví là cuốn cẩm nang cho những người làm công tác tôn giáo, Sách Trắng về tôn giáo cung cấp những kiến thức căn bản và cần thiết như chính tên gọi của sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam”.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Sức sống dòng sông Mẹ
    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO