Nâng cao năng lực ứng phó BĐKH cho cán bộ ở Sơn La

Nguyễn Nga | 15/12/2022, 11:39

(TN&MT) - Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Đề án nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về BĐKH trên toàn tỉnh, Sở TN&MT Sơn La đã đề ra nhiều nhóm giải pháp góp phần tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động, thu hút các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng núi Tây Bắc, mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, Sơn La thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng, hạn hán, sương muối… Đánh giá diễn biến khí hậu ở Sơn La những năm gần đây, nhiệt độ trung bình năm tại các khu vực dao động trong khoảng 21-23 độ C, nhiệt độ trung bình giữa các năm có xu thế tăng. Lượng mưa diễn biến bất thường, không theo quy luật, các trận mưa với cường độ lớn xảy ra khó dự báo trước. 

3.jpg

Sơn La là địa phương chịu nhiều thiệt hại thiên tai do ảnh hưởng BĐKH.

Để nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH, tỉnh Sơn La đã ban hành các quyết định về chương trình hành động, phân công các ngành, các cấp thực hiện, với trọng tâm các hành động thuộc các lĩnh vực và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như: Tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y tế, người nghèo, phụ nữ, người già, trẻ em, cộng đồng dân tộc thiểu số…

Đến nay, nhận thức về BĐKH đã có chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thể chế, chính sách về ứng phó BĐKH từng bước được xây dựng, hoàn thiện. Nguồn lực và các điều kiện cơ bản để ứng phó BĐKH bước đầu được chú trọng.

Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát tại 38 đơn vị là các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh, đang cho thấy thực trạng thiếu hụt đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, cán bộ chuyên trách về BĐKH và đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng; hạn chế trong công tác truyền thông và nâng cao nhận thức về BĐKH; chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực trong dự báo, cảnh báo thiên tai, nghiên cứu khoa học và công nghệ thích ứng BĐKH; chưa tổng kết và nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH phù hợp với cấp cộng đồng…

Khảo sát cũng cho thấy phần lớn nhu cầu của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội cần được nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BĐKH cho cán bộ. Công tác quản lý nhà nước về BĐKH ở địa phương còn nhiều vướng mắc, chưa có kinh nghiệm, kỹ năng về ứng phó với BĐKH và công tác phòng chống thiên tai.

2.jpg

Sơn La tăng cường đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực trong ứng phó BĐKH.

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về BĐKH là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết. Từ năm 2021, Phòng Quản lý Môi trường đã tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh ban hành Đề án nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về BĐKH trên toàn tỉnh, giai đoạn 2021-2030.

Ông Cầm Bun Lộc, Phó Trưởng phòng Quản lý môi trường, thành viên nhóm nguyên cứu, chia sẻ: Thực hiện Dự án, nhóm nghiên cứu đã lập mẫu phiếu điều tra khảo sát trên 20 chỉ tiêu tương ứng với nhóm đối tượng là cán bộ các sở, ngành và cán bộ địa phương; gửi văn bản, gửi mẫu phiếu khảo sát tại 12 huyện, thành phố; điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, phỏng vấn tại 16 sở, 5 ban, 4 đoàn hội, 1 Đài ngành KTTV. Rà soát các cơ chế hiện hành của tỉnh về công tác cán bộ quản lý nhà nước về BĐKH, xác định nhu cầu quản lý của địa phương về BĐKH…

Qua thời gian triển khai nghiên cứu, đánh giá, Nhóm nghiên cứu xác định các nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước các cấp về BĐKH. Đó là: Xây dựng, phát triển hệ thống quan trắc, giám sát BĐKH, cơ sở dữ liệu về BĐKH thuộc phạm vi tỉnh quản lý, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về BĐKH.

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về BĐKH; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực trong ứng phó với BĐKH; xây dựng tài liệu, sổ tay nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về BĐKH; tài liệu, hướng dẫn thích ứng BĐKH với các vùng dễ bị tổn thương.

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực về BĐKH cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân trong tỉnh, đẩy mạnh phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về BĐKH các cấp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thông qua các hoạt động truyền thông BĐKH, nhân rộng các mô hình ứng phó với BĐKH đạt hiệu quả...

Cùng với đó, tiếp tục nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong ứng phó BĐKH. Cụ thể, nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam tỉnh trong phản biện xã hội đối với các chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH; hoàn thiện kế hoạch hành động đã ký kết giữa MTTQ với các cơ quan quản lý nhà nước về BĐKH.

Đoàn thanh niên đại diện cho nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, có điều kiện thâm nhập vào mọi lĩnh vực quản lý Nhà nước, lao động sản xuất… cần nâng cao vai trò xung kích trong vận động thanh niên tham gia các phong trào bảo vệ môi trường ứng phó BĐKH, chủ động tham gia xây dựng phương pháp tiếp cận, đưa thông tin phù hợp về BĐKH tới cộng đồng…

Khuyến khích các cấp hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh tham gia phong trào thi đua bảo vệ môi trường, thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong ứng phó BĐKH. Chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, tham gia phát hiện, xử lý, khắc phục các vi phạm môi trường và ứng phó có hiệu quả với BĐKH...

1.jpg

Sáng kiến “Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về BĐKH tỉnh Sơn La” của Phòng Quản lý Môi trường Sơn La được trao giải Ba tại cuộc thi Hành động vì MeKong.

Đưa công tác ứng phó BĐKH đến với mỗi hộ gia đình, thông qua việc đa dạng các hình thức tuyên truyền để người dân hiểu về đặc điểm, nguy cơ, thách thức, giải pháp ứng phó BĐKH. Hướng dẫn các hộ gia đình tự xác định, đánh giá, phân tích những rủi ro có thể xảy ra khi có thiên tai tại địa phương, những khả năng có thể sử dụng để các hộ tự lên kế hoạch, tự phân công công việc thực hiện và tự giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh phù hợp thực tiễn.

Với hàng loạt các giải pháp có tính khả thi đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La, sáng kiến “Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về BĐKH tỉnh Sơn La” của Phòng Quản lý Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) vừa được Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) trao giải Ba tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Hành động vì MeKong diễn ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua tại Vĩnh Long.

Bài liên quan
  • Infographic: Xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ thích ứng BĐKH giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Cùng trong một hợp tác xã nhưng thu nhập bình quân của các hộ canh tác rau hữu cơ có thể cao hơn từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm so với những hộ làm nông nghiệp thông thường. Quế hữu cơ được “cấp visa” xuất ngoại và có mặt ở những thị trường khắt khe nhất của châu Âu với giá bán dao động từ 23.000-25.000 đồng/kg, cao hơn 20% so với quế thông thường. Nhìn chung, giá trị gia tăng của sản phẩm hữu cơ tăng từ 15-20% trên một đơn vị sản phẩm so với sản xuất thông thường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Hậu Giang: Hỗ trợ đồng bào Khmer ứng phó với biến đổi khí hậu
(TN&MT) - Hỗ trợ đồng bào  Khmer ở vùng khó khăn ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tác hại của xâm nhập mặn và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là mục đích của Dự án do một nhóm cựu du học sinh chương trình học bổng phát triển Australia, thực hiện ở tỉnh Hậu Giang với nguồn tài trợ từ Chính phủ Australia.
Đừng bỏ lỡ
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
  • Truyền tải kịp thời thông tin, truyền thông về lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Đó là một trong những định hướng của Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông năm 2023 của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • Bộ TN&MT quy định Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
    (TN&MT) - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.
  • Quảng Ninh ứng phó BĐKH: Nhân lên những cánh rừng
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức về phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Thời tiết miền Bắc có nhiều biến động thời gian tới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 7 - 8/3, tại khu vực phía Đông Bắc Bộ, trời rét về đêm và sáng. Trong khi đó, ngày 9-10/3, miền Bắc hửng nắng, nhiệt độ tăng nhanh lên mức cao nhất 31 độ C, người dân có thể cảm thấy oi nóng.
  • Nông nghiệp thuận thiên giải bài toán giảm nghèo
    (TN&MT) - Những diễn biến phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp phải thích ứng và thay đổi để có thể phát triển bền vững. Đây cũng chính là vấn đề cốt lõi để người nông dân giảm nghèo bền vững.
  • Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau trước tác động của biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 2/3, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu” nhằm xác định thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, xây dựng định hướng quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn.
  • Hydro xanh: Kỳ vọng thay thế năng lượng hóa thạch
    (TN&MT) - Nguồn năng lượng Hydro xanh được dự báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng ít phát thải các-bon của thế giới trong tương lai. Việt Nam với tiềm năng năng lượng tái tạo (NLTT) lớn được đánh giá có nhiều thuận lợi để phát triển Hydro, thay thế than, dầu và các loại năng lượng hóa thạch khác.
  • Lạng Sơn: Nâng cao nhận thức  và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
    (TN&MT) - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO