Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế biển góp phần xóa đói giảm nghèo

An Sáng | 29/03/2023, 15:53

(TN&MT) - Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm từng bước nâng cao hiểu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp lực lượng lao động thuộc các ngành kinh tế biển có cơ hội nâng cao đời sống.

04f0a89c-fb9a-4c0f-9b5d-a053cb8592e2.jpeg
Nhiều năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế biển 

Cụ thể về xây dựng chủ trương chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế biển, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững.

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Chính phủ đã kịp thời xây dựng Kế hoạch tổng thể về phát triển bền vững kinh tế biển. Tiếp đó các bộ, ngành cũng bắt tay vào việc xây dựng các đề án, dự án, nhiệm vụ để triển khai Chiến lược trong kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021 - 2025. Đối với các địa phương ven biển đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế biển cơ bản có tính thống nhất, đồng bộ và nhất quán, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn; có sự điều tra, nghiên cứu cơ bản, chi tiết.

Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp về kinh tế biển ngày càng được kiện toàn, bao phủ được các lĩnh vực kinh tế biển, như: Luật Đa dạng sinh học; Luật Dầu Khí; Luật Biển Việt Nam; Luật Tài nguyên nước; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Tài nguyên Môi trường biển và Hải đảo; Luật Quy hoạch; Luật Thủy sản; Luật Du lịch,… Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của biển và phát triển các ngành kinh tế biển, phục vụ cho vấn đề xóa đói, giảm nghèo cho bà con ngư dân ven biển, cũng như góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại Việt Nam việc phát triển kinh tế biển được chia thành 2 bộ phận, đó là: Cơ quan quản lý khai thác tài nguyên biển theo ngành và cơ quan quản lý tổng hợp về khai thác tài nguyên biển. Hai bộ phận này được tổ chức đồng bộ từ trung ương đến các địa phương có biển; trong đó có sự phân công, phân cấp về vai trò trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan, đơn vị.

Cụ thể hơn ở cấp Trung ương, Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất trên các vùng biển Việt Nam. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36/NQ-TW, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Ở cấp địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển đã thành lập các Ban Chỉ đạo biển, đảo cấp tỉnh. Hiện nay, trong 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, có 14 chi cục và 14 phòng quản lý về biển, đảo. Cơ cấu tổ chức về quản lý phát triển kinh tế biển đã từng bước được kiện toàn. Đội ngũ cán bộ, công chức tham gia quản lý phát triển kinh tế biển cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, với cơ cấu, chất lượng phù hợp.

93f61a45-01dd-4f42-98f0-f97db2e0b050.jpeg

Về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước phát triển kinh tế biển, Chính phủ và các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chính sách về phát triển kinh tế biển; tập trung nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về phát triển các ngành kinh tế biển có thế mạnh, như: Cảng biển, du lịch, dịch vụ; nuôi trồng, đánh bắt hải sản; khu kinh tế ven biển. Trên cơ sở quy định chung của Nhà nước, các địa phương ven biển đã xây dựng nhiều chính sách thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển kinh tế biển.

Thêm vào đó các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của kinh tế biển, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả tốt nhất. Trong đó, chú trọng kiểm soát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường khi thẩm định dự án đầu tư phát triển kinh tế biển và toàn bộ quá trình hoạt động của dự án; nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá tác động môi trường, thực hiện nghiêm việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào vận hành chính thức. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư, để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các tồn tại trong đầu tư, xây dựng, nhất là các dự án lớn, trọng điểm, các dự án trong địa bàn khu kinh tế ven biển.

Mặt khác đối với công tác phát triển nhân lực được Chính phủ đặc biệt coi trọng trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Theo đó, nhân lực kinh tế biển không chỉ là các nhà kinh tế, các nhà khoa học mà còn là những người trực tiếp khai thác, sử dụng, quản lý bền vững kinh tế biển. Trong đó cần kể đến những lao động ở các lĩnh vực như: Thủy sản, dầu khí,...

Cũng vì vậy, tại Việt Nam nhiều năm qua vấn đề đào tạo nghề, đào tạo cho ngư dân, xây dựng cơ chế hướng dẫn ngư dân hoạt động theo mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng nhằm thúc đẩy hình thức tổ chức khai thác theo tổ, đội sản xuất, hợp tác xã đánh bắt xa bờ... được các địa phương có biển, đảo quan tâm thực hiện.

Đi cùng với đó là mô hình ổn định an sinh xã hội cho ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ bằng cách kết hợp các biện pháp hỗ trợ về y tế, nhà ở, điện nước phương tiện, kỹ thuật đánh bắt xa bờ và các chính sách bảo trợ xã hội cần thiết đối với ngư dân. Đây là những hoạt động thiết thực nhằm tạo thế và lực cho ngư dân có thể an tâm phát triển kinh tế gia đình, bước từng bước vững chắc trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Song song với đó tại các tỉnh, thành phố ven biển đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển như: Chính sách đất đai xây dựng khu công nghiệp, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, đường, trường, trạm,… phục vụ phát triển kinh tế biển. Từ những chính sách đồng bộ, hiệu quả nói trên kinh tế biển dần dần đã có những bước tiến khởi sắc hơn, bền vững hơn.

Bài liên quan
  • Mường Khương - Lào Cai: Phát triển nông nghiệp xanh giúp xoá đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Mường Khương là một trong những huyện đứng đầu của tỉnh Lào Cai về tỷ lệ hộ nghèo. Đặc biệt, có các xã rất chậm phát triển, tỉ lệ nghèo ở mức cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên và tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện đã phát triển nông nghiệp theo hướng xanh giúp dân xoá đói giảm nghèo.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại cùng doanh nghiệp, sẵn sàng tháo gỡ khó khăn
    Để nắm bắt kịp thời và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh năm 2023. Giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh.
  • SCG phối hợp với Limloop chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
    Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 2023, SCG đã hợp tác cùng doanh nghiệp xã hội Limloop mang đến một chương trình ý nghĩa cho học sinh tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chiến dịch với tên gọi “Em và Ước mơ xanh”, bao gồm chuỗi hoạt động với mục tiêu truyền cảm hứng và tạo động lực cho các em học sinh theo đuổi và biến ước mơ thành sự thật.
  • Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức thành công Đại hội Công đoàn trường nhiệm kỳ 2023 – 2028
    (TN&MT) - Ngày 30/5, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TN&MT HN) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Công đoàn trường lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự Đại hội có Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT Dương Trung Thành, đồng chí Phạm Đình Tuân – Uỷ viên BCH Bộ TN&MT.
  • Phòng chống tác hại thuốc lá: Việc làm khẩn thiết
    (TN&MT) - Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5/2023) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5/2023), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá.
  • Công đoàn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: Đổi mới thiết thực, hiệu quả
    (TN&MT) - Sáng 30/5, tại Hà Nội, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023 - 2028. Bà Vũ Thị Mai Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ TN&MT; ông Trịnh Hải Sơn, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tham dự Đại hội.
  • Trồng "cây đội đất" thoát nghèo
    (TN&MT) - Điện thoại cho Sốp mấy lần không bắt máy, quá trưa anh mới oang oang gọi lại cho tôi, giọng cà lắc cà lơ đùa vui: “Chắc măng tre nó mọc dữ quá nên sóng điện thoại nó chập chờn, chập chờn hoài, mình gọi lại mấy lần không có được”.
  • Nâng cao kỹ năng nhận diện sách giả, sách in lậu
    Sáng ngày 30/5, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” nhằm giúp khách tham quan, người tiêu dùng trang bị những kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện đúng sách và đồ chơi an toàn cho trẻ em.
  • Phát động cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh
    (TN&MT) - Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 296-KH/TU về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023).
  • Đắk Nông: Cần gỡ vướng chính sách để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững
    Đắk Nông là một trong những tỉnh hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vướng phải quy hoạch của tỉnh Đắk Nông nên có một số kế hoạch phải tạm dừng gây nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai kế hoạch xoá đói, giảm nghèo của địa phương
  • Điện Biên: Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 28/5, tại Nhà văn hóa xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023.
  • Thoát nghèo ở Bình Liêu
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện miền núi, nhiều hộ nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vay vốn, áp dụng kỹ thuật phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
  • Bắc Sơn (Lạng Sơn): Đổi thay từ nông thôn mới
    (TN&MT) - Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), trên vùng đất chiến khu xưa – huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã có 10/17 xã đạt chuẩn NTM, trong đó, 3 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn Bắc Sơn đang ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững.
  • Nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo thiết kế cầu vượt dẫn vào Kinh thành Huế
    (TN&MT) - Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành” đã thu hút nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo từ các nhà thiết kế, kiến trúc sư, với mong muốn tạo dựng một kiến trúc phù hợp với không gian di sản Huế và giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đô thị…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO