Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dầu khí: Kỳ 1: Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí

PV | 03/10/2021, 06:47

(TN&MT) - Quản lý nhà nước về dầu khí tại các quốc gia trên thế giới được thực hiện theo các mô hình khác nhau, nhưng đều phân định rõ vai trò, trách nhiệm trong quản lý, giám sát theo thẩm quyền và có xu hướng đơn giản hóa thủ tục để thu hút đầu tư khi tài nguyên ngày càng hạn chế.

Tại Việt Nam, mặc dù Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí nhưng trên thực tế đang có nhiều cơ quan tham gia vào công tác hoạch định chính sách và phê duyệt các quy trình liên quan đến hoạt động dầu khí. “Nút thắt” này đang khiến các dự án dầu khí gặp khó khăn trong quá trình phê duyệt, triển khai, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Quản lý nhà nước về dầu khí tại các quốc gia trên thế giới mặc dù được áp dụng theo các mô hình khác nhau, song chủ yếu quy trình phê duyệt liên quan đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí được thực hiện ở cấp độ của cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (thường là cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ chủ quản thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí).

Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí trên thế giới. Nguồn: VPI

Trong quản lý nhà nước về dầu khí, các quốc gia trên thế giới mặc dù áp dụng mô hình quản lý khác nhau, song đều xác định rõ vai trò quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí. Còn các cơ quan quản lý cấp cao của Chính phủ chỉ xem xét phê duyệt các quy trình có ảnh hưởng lớn đến quyền “sở hữu nhà nước đối với tài nguyên dầu khí” như phê duyệt dự thảo hợp đồng dầu khí, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng dầu khí…

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mô hình quản lý nhà nước của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết quản lý nhà nước về dầu khí trên thế giới hiện nay được chia thành 4 mô hình chính.

Mô hình thứ nhất, Chính phủ thực hiện chức năng hoạch định, ban hành chính sách về dầu khí. Luật dầu khí trao quyền cho công ty dầu khí quốc gia sở hữu về dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại Malaysia, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) thực hiện cả 3 vai trò: (i) hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí; (ii) quản lý nhà nước về dầu khí; (iii) đầu tư trực tiếp vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Malaysia.

Mô hình thứ 2, Chính phủ hoạch định và ban hành chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia đóng vai trò độc lập, chỉ thực hiện chức năng của nhà đầu tư. Mô hình này được áp dụng điển hình tại: Na Uy, Indonesia, Algeria và Mexico...

Mô hình thứ 3, Chính phủ hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện vai trò quản lý nhà nước về dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia vừa tham gia thực hiện vai trò quản lý nhà nước về dầu khí, vừa đóng vai trò nhà đầu tư/điều hành hoạt động dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại Việt Nam, Myanmar, Iran…

Mô hình thứ 4, Chính phủ thành lập cơ quan quản lý về dầu khí để thực hiện hoạch định, ban hành các chính sách về dầu khí đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dầu khí. Mô hình này được áp dụng tại các quốc gia có các công ty dầu khí quốc tế (IOCs) hàng đầu của thế giới như: Mỹ, Anh, Canada…

Tại Việt Nam, “quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí” được quy định ngay từ khi Luật Dầu khí lần đầu tiên được ban hành (Luật Dầu khí 1993), trong đó khẳng định “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2008 xác định vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, trong đó “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí”.

Giàn xử lý trung tâm Sao Vàng, bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: PVN

Bộ Công Thương có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí (ODP), kế hoạch khai thác sớm (EDP) tại các khu vực diện tích hợp đồng; phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật... Theo quy định, Thủ tướng Chính phủ là cơ quan phê duyệt có tính pháp lý cao nhất đối với kết quả đấu thầu lô dầu khí và hợp đồng dầu khí; phương án hợp tác để triển khai hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với nước ngoài; kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí; danh mục các lô dầu khí, phân định và điều chỉnh giới hạn các lô dầu khí…, báo cáo trữ lượng (RAR); kế hoạch phát triển mỏ/kế hoạch phát triển mỏ điều chỉnh (FDP/FDP điều chỉnh);

Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật (ví dụ như: Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành các quy định liên quan đến thuế trong hoạt động dầu khí). UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Công ty dầu khí quốc gia là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký kết hợp đồng dầu khí; quản lý và giám sát việc thực hiện của nhà thầu/người điều hành trong các hợp đồng/dự án thăm dò khai thác dầu khí ở trong nước thông qua việc phê duyệt chương trình công tác và ngân sách hàng năm, kế hoạch/chương trình thẩm lượng, xác lập diện tích phát triển, lịch trình khai thác...

Với các quy định hiện hành, hoạt động dầu khí tại Việt Nam đang có quá nhiều cơ quan cùng tham gia vào hoạch định chính sách và phê duyệt các quy trình liên quan (Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, Bộ/cơ quan ngang Bộ, Công ty dầu khí quốc gia, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Trong khi đó, cơ chế chính sách pháp luật về dầu khí hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, các điều khoản hợp đồng dầu khí chưa đủ hấp dẫn, cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, điều kiện tiềm năng dầu khí trong nước ngày càng hạn chế, gây khó khăn rất lớn trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là nước ngoài trong hoạt động tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, PVN chỉ ký được 8 hợp đồng dầu khí mới, trong đó chỉ ký được 1 hợp đồng dầu khí duy nhất với công ty dầu khí nước ngoài là Murphy Oil.

Để thu hút đầu tư vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, các nước trên thế giới có xu hướng đơn giản hóa các thủ tục nhất là khi tài nguyên dầu khí còn lại có điều kiện thăm dò, khai thác dầu khí ngày càng khó khăn, phức tạp (khu vực nước sâu xa bờ, rủi ro cao), xu hướng chuyển dịch năng lượng (từ năng lượng truyền thống sang các dạng năng lượng mới). Tại một số quốc gia, công ty dầu khí quốc gia cũng có sự điều chỉnh về vai trò để trở thành công ty dầu khí độc lập, thực hiện chức năng chính của nhà đầu tư và không tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về dầu khí.

Theo TS. Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, Luật Dầu khí và các văn bản pháp quy dưới luật cần được rà soát, sửa đổi để phù hợp với hiện trạng kinh tế dầu khí thế giới, tiềm năng dầu khí trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài tận khai thác các mỏ đang suy giảm, nâng cao hệ số thu hồi dầu, đầu tư phát triển các mỏ cận biên, các khu vực nước sâu, xa bờ.

Đồng quan điểm này, chuyên gia Đoàn Văn Thuần - Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, VPI đề xuất trong quá trình xem xét, sửa đổi/bổ sung Luật Dầu khí hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét để có các thay đổi/điều chỉnh trong phân định về thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí nhằm đơn giản hóa các thủ tục phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế.

Kỳ 2: Quản lý nhà nước về thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới

Bài liên quan
  • Petrovietnam: Quyết liệt gỡ khó bằng trí tuệ và tinh thần của người Dầu khí
    (TN&MT) - Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như trận cuồng phong khiến nhiều doanh nghiệp dầu khí trên thế giới gục ngã hoặc hoạt động cầm chừng… Thế nhưng bằng trí tuệ và tinh thần của người Dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã chủ động lựa chọn cho mình một giải pháp hữu hiệu: “Quản trị biến động, tối ưu giá trị, đẩy mạnh tiêu thụ, nỗ lực vượt khó, nắm bắt cơ hội, an toàn về đích” để vững vàng tiến về phía trước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững năm 2022”
Ngày 29/03, Vingroup công bố vừa được The Asset Triple A Country Awards vinh danh là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững năm 2022”. Đồng thời, Vingroup cũng cùng VinFast – công ty thành viên của Tập đoàn chia sẻ Giải “Khoản vay xanh tốt nhất”. Với 2 giải thưởng danh giá trên, Vingroup đã khẳng định được vai trò tiên phong trong đầu tư xanh và gọi vốn trên thị trường quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
  • Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm và làm việc với THACO
    Tại buổi thăm và làm việc với THACO, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng, THACO là nơi hội đủ yếu tố để thành lập CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam trong các tập đoàn kinh tế tư nhân.
  • Petrovietnam: Triển khai các giải pháp tối ưu nguồn lực, thúc đẩy SXKD khâu sau
    (TN&MT) - Các đơn vị khâu sau cần tiếp tục triển khai các giải pháp chung, xuyên suốt như: Phát huy tối đa các nguồn lực, động lực để tăng trưởng; tận dụng hiệu quả kinh tế chia sẻ; tập trung khai thác và mở rộng thị trường trên cùng một hệ sinh thái.
  • Gia đình trẻ TP.HCM chuộng căn hộ sắp bàn giao, thanh toán “nhẹ”
    (TN&MT) - Với tâm lý “ăn chắc mặc bền”, nhiều gia đình trẻ hiện nay lựa chọn những căn hộ đã hoàn thiện cơ bản, sắp bàn giao để “mắt thấy, tay sờ” trước khi quyết định xuống tiền. Dòng sản phẩm này giúp khách hàng yên tâm hơn trong bối cảnh rất nhiều dự án trên thị trường chậm tiến độ.
  • Triển khai lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không Thành Sơn
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải triển khai lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không Thành Sơn làm cơ sở triển khai đầu tư.
  • Lấy ý kiến tham gia hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Điện Biên
    (TN&MT) - Sáng ngày 28/3/2023, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lấy ý kiến tham gia hoàn thiện vào Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • PVFCCo: Thực thi sứ mệnh vì chữ "An"
    (TN&MT) - “An” ở đây chính là an ninh lương thực, an ninh nông nghiệp quốc gia. Trong suốt hành trình 20 năm qua, PVFCCo cùng với thương hiệu “Phân bón Phú Mỹ - Cho mùa bội thu” đã thực thi sứ mệnh vì chữ “An” đó.
  • PV Drilling phát động trồng 100.000 cây xanh
    (TN&MT) - Nhân kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đã phối hợp với Công đoàn cơ sở thành viên Cơ quan Tổng công ty và Đoàn Thanh niên Tổng công ty tổ chức Lễ phát động trồng 100.000 cây xanh.
  • Kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng xăng dầu
    Vừa qua, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã ký công văn số 548/TCQLTT- CNV về việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
  • Thành tựu của Gas South sau chiến lược phát triển bền vững
    Doanh thu của Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam - Gas South tăng trưởng 38% sau 3 năm tái cấu trúc và hiện thực hóa kế hoạch phát triền bền vững.
  • Phân bón Cà Mau không ngừng tìm kiếm nhân lực công nghệ chất lượng cao
    Cuộc thi “Giải pháp sáng tạo Tự động hóa và Số hóa trong sản xuất nông – công nghiệp” lần thứ I năm 2023 do Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức đã chính thức diễn ra vào sáng 26/3.
  • Tân Uyên đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, đô thị sau khi lên thành phố
    (TN&MT) - Chính quyền Tân Uyên tích cực đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực công nghiệp - dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt sau Nghị quyết thành lập thành phố.
  • PVFCCo tập trung đánh giá, xây dựng chiến lược phát triển trong thời kỳ mới
    (TN&MT) - Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng nhắn gửi tới toàn thể lãnh đạo, CBCNV, người lao động Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) khi Tổng công ty chuẩn bị bước sang tuổi mới, hoàn thành hành trình 20 năm cho mùa bội thu (28/3/2003 - 28/3/2023).
  • Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Nhìn từ kinh nghiệm Bắc Âu
    (TN&MT) - Cùng với đề cao các giải pháp về cơ chế chính sách, mô hình hợp tác công tư và giải pháp đồng xử lý được đặt ra tại sự kiện Ngày Bắc Âu 2023 với chủ đề "Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Bài học kinh nghiệm của Bắc Âu và đề xuất chính sách đối với Việt Nam" do đại sứ quán các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Kho chứa LPG lạnh Thị Vải: Dấu ấn tự hào của một công trình tiên phong
    (TN&MT) - Trải qua 1 thập kỷ đầy khó khăn và thách thức, tập thể lãnh đạo và người lao động Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) đã nỗ lực không ngừng làm chủ vận hành Kho chứa LPG lạnh Thị Vải, từng bước góp phần khẳng định sứ mệnh và vị thế đầu tàu trong phát triển ngành công nghiệp Khí của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO