Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS

Phương Hà | 29/01/2021, 14:08

(TN&MT) - Vừa qua, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo tham vấn, vận động chính sách tái khởi động giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì Hội thảo.

Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nêu rõ: nghiên cứu tình hình thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ là một trong những nội dung Chương trình giám sát về giáo dục dân tộc của Hội đồng Dân tộc.

Hội đồng Dân tộc đã khảo sát tình hình thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại địa bàn tỉnh Lào Cai và An Giang. Kết quả giám sát cho thấy, giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ là một giải pháp khoa học và khả thi để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học người DTTS. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là chưa có sách giáo khoa song ngữ, tài liệu tham khảo dạy học song ngữ cho người học.

13.jpg

Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ là một giải pháp khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục người DTTS

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Thông qua Hội thảo, Hội đồng Dân tộc đề xuất kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ bố trí đủ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có Dự án “Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Hội đồng Dân tộc cũng đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi bổ sung Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ “Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”, bổ sung quy định chính sách phụ cấp, trách nhiệm công việc cho giáo viên dạy song ngữ ở các địa phương; bổ sung quy định về nội dung, phương pháp, kế hoạch dạy học song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại các nơi có điều kiện… Đây cũng là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện dạy song ngữ theo chương trình, sách giáo khoa mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Hội Nhà báo Việt Nam quy định tổ chức, hoạt động, công tác quản lý các CLB sinh hoạt chuyên môn
(TN&MT) - Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ra Thông báo số 24/TB-TTVHBC gửi Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ thuộc quản lý của Hội Nhà báo Việt Nam về quy định mới ban hành của Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
  • Thanh Hóa: Tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn”
    Ngày 2/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND về việc tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2025.
  • TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước
    (TN&MT) -UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo tiêu chuẩn nghèo Thành phố.
  • Hội Nông dân TP.HCM: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) Trong nhiệm kỳ 2018 -2023, Hội Nông dân TP.HCM đã thực hiện thành công Công trình “Tư vấn, hỗ trợ 10 chi hội làm điểm không còn hội viên nghèo theo tiêu chí của thành phố để nhân rộng”. Từ thành công này, nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được nhân rộng, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
  • Người nông dân trăn trở với mảnh đất quê hương
    (TN&MT)- Đến ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ hỏi thăm ông Huỳnh Thanh Lâm hầu như ai cũng biết. Ông không chỉ là người nông dân sản xuất giỏi, hay giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn là người dám chia sẻ những “bí quyết” về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng Sầu Riêng đạt năng suất, chất lượng cho nhiều nông dân khác để cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình.
  • Đồng Nai: Nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến tháng 9/ 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn Đồng Nai đạt 64,7 triệu đồng/người/năm, tăng 25% so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm mạnh, đến nay còn dưới 0,09%.
  • Sữa Cô Gái Hà Lan thắp sáng niềm vui Tết Trung thu cho trẻ em Bình Dương
    (TN&MT) - Trung thu - Tết của sum vầy, Tết của những tiếng cười trẻ thơ khi được ba mẹ mua cho lồng đèn rực rỡ sắc màu, những chiếc bánh nướng thơm ngon, được rước đèn, phá cỗ cùng bạn bè dưới ánh trăng. Hạnh phúc ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải trẻ nào cũng có được, bởi nhiều em đang sống trong cảnh thiếu thốn, không thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui hồn nhiên trong ngày Tết của trẻ nhỏ.
  • Xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch: “Vĩnh Phúc - trải nghiệm bốn mùa”
    (TN&MT) - Nhằm góp phần tăng trưởng khách du lịch một cách bền vững, Vĩnh Phúc đã có nhiều chương trình đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương; tăng cường kết nối điểm đến và chuỗi cung ứng dịch vụ của các địa phương trở thành các sản phẩm du lịch an toàn, có chất lượng.
  • Quảng Ninh: Hơn 2.000 người tham gia diễn tập chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn
    (TN&MT) - Ngày 1/10, cuộc diễn tập chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp bộ, lớn nhất tỉnh Quảng Ninh từ trước đến nay đã diễn ra tại phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long.
  • Giám đốc Sở VHTT& DL Tây Ninh: Ngày Tây Ninh tại Hà Nội sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của hai địa phương
    (TN&MT) - Ông Trần Anh Minh - Giám đốc Sở VHTT&DL Tây Ninh chia sẻ nhiều điều hấp dẫn hứa hẹn làm nên sức hút cho sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội ngày 7-8/10/2023 cùng những kỳ vọng về sự thúc đẩy thương mại du lịch và thu hút đầu tư giữa Hà Nội và Tây Ninh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO