Năm Sửu nói chuyện ăn thịt Trâu ờ vùng miền núi

Thanh Hải | 17/02/2021, 12:50

(TN&MT) - Thịt Trâu có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn. Ở miền núi cao, đồng bào dân tộc chế biến món ăn khác với miền xuôi, phù hợp với khẩu vị của dân tộc mình. Đó là món thịt Trâu gác bếp, Lạp da trâu, Canh bon, Nậm pịa… được người Mường, Thái… ưa thích trong dịp lễ, Tết.

Thịt Trâu gác bếp là món ăn nổi tiếng của dân tộc vùng Tây Bắc (ảnh Thanh Hải)

Thịt Trâu gác bếp

Muốn có món ngon, người làm thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con Trâu, lóc các thớ thịt ra thành từng miếng. Sau đó họ lại thái dọc thớ, ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, đặc biệt không thể thiếu lá mắc khén.

Dùng que xiên thịt lại với nhau. Xiên để xiên thịt khô gác bếp phải làm từ những cây tre già, có độ cứng, bền chắc. Đem xiên thịt gác lên lên bếp than củi sấy. Qua hàng tuần gác bếp, từng dải thịt thấm đều quyện hơi khói tự nhiên rồi khô lại. Miếng thịt dần quắt lại, nâu ánh tự nhiên. Trên bề mặt thịt  sót lại vài miếng ớt khô, hạt tiêu, gia vị thấm vào từng thớ thịt, quyện chút mùi khói tạo nên một hương vị đậm đà đặc trưng của núi rừng.

Thịt trâu khô khi ăn được xé thành từng miếng nhỏ, chấm với tương ớt hoặc chẩm chéo một loại nước chấm được giã từ các gia vị như gừng, tỏi, ớt, rau mùi hoặc lá chanh trộn thêm một chút muối hoặc nước mắm tùy vào khẩu vị của từng người ăn. Vừa ăn vừa nhâm nhi chén rượu xuân hay những chum rượu cần đã làm nên văn hóa ẩm thực của đồng bào Tây Bắc.

Lạp da Trâu (ảnh Internet)

Lạp da Trâu

Chọn thịt Trâu thăn, chắc, tươi  băm vụn và xào đảo nhanh tay trên chảo sao cho thịt vừa chín tới, ngọt, mềm không bị dai. Chọn miếng da Trâu không dày quá hay mỏng quá đem thui. Rồi cùng bỏ vào nồi luộc cho đến khi vừa chín giòn, sau đó thái mỏng.

Trộn da trâu luộc, thịt băm xào với các món gia vị như: tỏi, lạc, rau húng, mùi ta, rau mùi tầu, ngoài ra có thể thêm nhiều loại rau thơm khác cho hợp khẩu vị. Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là mắc khén và vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Nước măng chua muốn ngon phải ngâm bằng măng củ tươi và phải có thời gian để “ngấu” tiết ra thứ nước chua thanh mát mới đúng điệu để trộn món nộm này.

Khi chuẩn bị ăn, đem trộn các thành phần trên với nhau, cho thêm muối, mì chính vừa đủ. Nhấm nháp thêm chút rượu thì món Lạp da trâu là món ăn mà dân nhậu không thể bỏ qua.

Canh bon Tây Bắc (ảnh Internet)

Da Trâu nấu canh bon

Canh bon là một món ăn truyền thống được chế biến từ rất nhiều nguyên liệu, và món ăn này được sử dụng hàng ngày và cũng là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ, Tết.

Để có được một bát canh Bon đúng vị Tây Bắc cần tới rất nhiều nguyên liệu, và nguyên liệu chính cần có trong món ăn này đó chính là loại bon ngọt. Bon ngọt được nhận diện và phân biệt với các loại bon khác qua chấm tím trên lá. Chấm tím ở giữa lá càng to, chứng tỏ đó là một cây bon đạt chuẩn để dùng nấu món canh bon. 

Bon ngọt chọn cành bon non mang về rửa sạch, tước bỏ vỏ rồi ngâm nước cho hết nhựa. Ngoài cây bon, bà con chuẩn bị các loại gia vị như mắm, muối, mì chính, rau thơm trồng trong vườn, đặc biệt là không thể thiếu mắc khén, gừng, tỏi, ớt, mùi tàu, lá lốt, thìa là, rau ngót, lá chanh.

Nồi canh bon cũng không được thiếu da trâu. Da trâu phải là da trâu tươi đem đốt trong ngon lửa hồng cho tới khi thơm, rồi đem ra đập và xé nhỏ. Công đoạn đốt da trâu cũng rất kỳ công, nếu đốt quá tay là da bị cháy, mà chẳng may chưa đủ độ thì da sẽ không thơm, không mềm. 

Khi nồi bon cùng da trâu đã nấu nhừ, sau đó bỏ bát gia vị vào nồi. Còn gì bằng, ngày Xuân nhâm nhi ly rượu nếp thơm, nhắm kèm bát canh bon. 

Món Nậm pịa (Nặm pịa) không những là món ăn ngon, mà còn giải rượu rất tốt (ảnh Internet)

Món Nậm pịa (Nặm pịa)

Tiếng dân tộc Thái gọi là “Nặm pịa”, tiếng Việt gọi là “phèo Trâu”. Khi con Trâu đã lột da xong, mổ bụng đồng thời người ta bắt phèo luôn, phèo được buộc túm chặt để khỏi phân già lẫn qua.

Nước dùng của nậm pịa là xương động vật được ninh nhừ trong nhiều giờ, cho đến khi đạt độ ngọt, béo ngậy thì người nấu mới đổ tất cả những nguyên liệu thịt, sụn và lục phủ ngũ tạng vào nồi ninh. Phần phèo trâu được thái thành miếng, trộn cùng rau thơm, mắc khén, rau mùi tàu, tỏi, ớt... tất cả đều băm nhỏ rồi đun sôi, cho tới khi trở thành một hỗn hợp sền sệt, sóng sánh.

Hạt mắc khén, gia vị không thể thiếu trong các món ăn chế biến từ thịt Trâu (ảnh Internet)

Vị đắng, thơm đặc trưng của các loại rau rừng, vị béo ngậy của nội tạng, ngọt bùi xương hòa quyện trong vị cay nồng của mắc khén sẽ khiến bạn không thể quên.

Trong bữa ăn, bạn có thể chấm thịt bò, dê với nậm pịa hoặc ăn món này với cơm và các loại rau thơm. Không chỉ được biết đến là món ăn ngon, nậm pịa còn có rất nhiều công dụng, trong đó nhiều người sử dụng nó để giải rượu rất tốt.

Bài liên quan
  • Những phong tục độc đáo ngày Tết của người dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai
    (TN&MT) - Không chỉ đặc sắc về ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực, lối sống, sinh hoạt mà những phong tục độc đáo để chào đón Tết Nguyên Đán của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai cũng mang những ý nghĩa sâu xa đã góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ mà đến nay vẫn giữ nguyên được bản sắc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
(TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
    Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Nói để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng
    (TN&MT) - Chiều 3/11, tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La và UBND huyện Vân Hồ tổ chức Tọa đàm tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Vân Hồ, Sơn La với chủ đề: “Nói thế nào để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng”.
  • Đánh thức tiềm năng Vân Hồ: Ngày mới trên xứ sở sương mù
    (TN&MT) - Hai chúng tôi - người từ thành phố Sơn La xuống, người từ Hà Nội lên, hẹn gặp nhau ở Vân Hồ. Vân Hồ hôm nay trở gió, mây tụ về dày hơn trên đỉnh Pha Luông. Người lái xe bản địa chợt xa xăm: “Cũng vẫn là mây ấy mà nay, trông mây lòng không còn buồn nữa, Vân Hồ đã khoác lên mình màu mây mới”.
  • Nghề làm hương cổ truyền ở Phia Thắp
    (TN&MT) - Thôn Phia Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng nép dưới chân núi Phà Hùng (núi lớn) và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.
  • [Infographic] - Chương trình bố trí dân cư các vùng khó khăn
    (TN&MT) - Từ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Chương trình bố trí dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng (Theo Quyết định số 590/QĐ-TTg). Chương trình nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
  • Thêm chính sách an cư cho đồng bào vùng thiên tai
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” (Chương trình 590), Hội đồng nhân dân tại nhiều địa phương như An Giang, Cà Mau, Quảng Trị, Kon Tum đã ra Nghị quyết thực hiện.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO