Nam Định: Khu công nghiệp hơn 350 tỷ đồng để chăn thể trâu bò

14/06/2019, 18:21

(TN&MT) – Để xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Trung, chính quyền tỉnh Nam Định đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân xã Mỹ Trung. Thế nhưng 13 năm qua “chức năng” chính của khu công nghiệp này không phải để sản xuất công nghiệp mà là để chăn thả trâu, bò…

ảnh 1
Cả trăm ha “đất vàng” tại KCN Mỹ Trung hơn 10 năm qua chỉ để phục vụ chăn thả trâu, bò.

Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Trung nằm sát QL10, thuộc địa bàn xã Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), có tổng diện tích trên 150 ha, trong đó có trên 103 ha là đất thương mại. Đây được coi là khu vực “đất vàng” mà chính quyền tỉnh Nam Định kì vọng sẽ hình thành một KCN hiện đại, năng động, thu hút được nhiều các dự án sản xuất công nghệ cao, tạo bứt phá về thu ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, trải qua 13 năm KCN này vẫn nằm trong tình trạng hoang hóa, phần lớn diện tích đất bị bỏ hoang, để cỏ mọc và trở thành nơi người dân tận dụng để chăn thả trâu, bò.

Ông Vũ Văn Hà ở TP. Nam Định than thở: “KCN này đã hình thành hơn một thập kỉ rồi, thế nhưng chỉ thấy chỉ có vài doanh nghiệp vào để hoạt động, còn lại thì chủ yếu diện tích đất vẫn bị bỏ hoang vô cùng lãng phí. Trước đây, khi chưa hình thành KCN, người dân địa phương vẫn canh tác 1 năm 2 vụ lúa có thêm thu nhập để lo cho cuộc sống. Đến bây giờ, chính quyền thu hồi đất cả chục năm không làm gì, bỏ hoang hoải, người dân thì không có đất sản xuất, không biết bấu víu vào đâu nên bỏ xứ đi làm ăn hết.”

Trước đó, thông tin với báo chí, ông Trần Minh Hoan, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định cho biết: Kể từ năm 2006, UBND tỉnh Nam Định có quyết định giao đất cho Công ty CP Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh (trước đây thuộc Tập đoàn Vinasin, nay thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Mỹ Trung với tổng mức đầu tư ban đầu là 274,3 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên thành 358,6 tỷ đồng.

ảnh 2
Chỉ có một số ít doanh nghiệp thứ cấp vào đầu tư trên mảnh “đất vàng” nằm sát QL 10.

Với kỳ vọng KCN Mỹ Trung sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ trở thành một KCN hiện đại, tập trung thu hút các dự án sản xuất bằng công nghệ cao, tạo sự bứt phá về thu ngân sách cho tỉnh nên khi đó chính quyền đã quyết định thu hồi đất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân địa phương tại các vị trí đắc địa, cụ thể là sát QL 10, liền kề TP. Nam Định để giao cho Công ty CP Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh triển khai dự án.

Sau khi được bàn giao đất và hoàn tất các giấy tờ, thủ tục Công ty Hoàng Anh tiến hành san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, xây dựng tường bao… Thế nhưng sau đó không lâu, khi tập đoàn Vinasin bị dính hàng loạt sai phạm, thua lỗ dẫn đến Công ty Hoàng Anh cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Hệ luỵ là dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN Mỹ Trung cũng bị đình trệ theo.

Cũng theo ông Hoan, trên thực tế, từ năm 2010 Công ty Hoàng Anh đã dừng hẳn việc đầu tư, xây dựng khiến hạ tầng KCN Mỹ Trung nằm trong tình trạng hạ tầng dang dở. Đến đầu năm 2012, UBND tỉnh Nam Định có văn bản đồng ý cho công ty Hoàng Anh tìm đối tác để chuyển nhượng KCN Mỹ Trung.

Tuy nhiên cho đến nay, do hạ tầng đầu tư KCN Mỹ Trung vẫn đang dang dở nên chỉ có 13 nhà đầu tư thứ cấp vào thuê đất, xây dựng nhà máy trên diện tích 26 ha đất. Gần 100 ha đất còn lại, trước đây là đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi thì hiện tại đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc và trở thành nơi chăn thả trâu bò.

Ông Hoan cũng cho biết thêm, hiện tại công ty Hoàng Anh đang nợ các tổ chức tín dụng khoảng 20 triệu USD, trong đó phần lớn từ trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KCN Mỹ Trung từ lâu đã được Công ty Hoàng Anh mang đi thế chấp để vay vốn.

Trước những hệ luỵ, lãng phí từ dự án KCN Mỹ Trung bị bỏ hoang, đến nay chính quyền tỉnh Nam Định cũng đã có nhiều động thái nhằm làm “sống dậy” KCN như tìm kiếm nhà đầu tư thay thế; đề nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan cho phép tỉnh thu hồi lại hơn 150 ha đất đã giao cho Công ty Hoàng Anh. Thế nhưng những nỗ lực đó cho đến nay vẫn chưa mang lại kết quả cụ thể.


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO