Nam Định: Đoàn kiểm tra liên ngành chỉ ra hàng loạt sai phạm tại khu sinh thái Lưu Gia Trang

Việt Linh | 01/11/2020, 16:58

(TN&MT) - Sau hơn 1 năm thành lập đoàn kiểm tra khu sinh thái Lưu Gia Trang tại phường Năng Tĩnh, TP. Nam Định (tỉnh Nam Định) do Công ty TNHH Trường Thoa đầu tư xây dựng phía ngoài đê sông Đào. Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành đã chỉ ra hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng liên quan đến đất đai, xây dựng và đê điều tại khu sinh thái này.

Sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường có loạt bài phản ánh liên quan đến việc dư luận tại tỉnh Nam Định tỏ ra vô cùng ngỡ ngàng khi trên địa bàn phường Năng Tĩnh được đầu tư xây dựng một khu sinh thái có tên Lưu Gia Trang nằm ngay phía ngoài đê sông Đào.

Toàn cảnh khu sinh thái Lưu Gia Trang rộng trên 7000m2 được xây dựng kiên cố phía ngoài đê sông Đào

Khu sinh thái do Công ty TNHH Trường Thoa (Công ty Trường Thoa) làm chủ đầu tư, xây dựng với nhiều hạng mục công trình gồm nhà hàng, quán café, khu vui chơi, trung tâm tổ chức sự kiện, hồ cá và hòn non bộ… trên diện tích hàng ngàn m2.

Dư luận cho rằng việc xây dựng một khu sinh thái rộng lớn hàng nghìn m2 với đủ các hạng mục công trình kiên cố phía ngoài đê sông như thế là vi phạm hành lang bảo vệ đê điều và không gian thoát lũ.

Trước phản ánh của dư luận, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều buổi ghi nhận thực tế, tại đây, toàn bộ các công trình xây dựng của khu sinh thái Lưu Gia Trang đã được hoàn thành và đi vào hoạt động phục vụ thực khách gồm nhà hàng 3 tầng, khu nhà khách 2 tầng, quán cafe, núi non bộ, khu vui chơi, trung tâm tổ chức sự kiện và hàng loạt các công trình phụ trợ… Phía trước của khu sinh thái được xây dựng cổng kiên cố ngay sát mặt đê, xung quanh là tường gạch được xây cao trên 2m. Phía sau là hàng loạt công trình được xây dựng đua ra mặt sông Đào.

Đoàn kiểm tra liên ngành chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến đất đai, đê điều, xây dựng tại khu sinh thái Lưu Gia Trang.

Sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh, ngày 12/7/2019, UBND tỉnh Nam Định đã có công văn giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT, UBND TP. Nam Định kiểm tra việc sử dụng đất và chấp hành pháp luật về xây dựng, đê điều của Công ty TNHH Trường Thoa.

Sau hơn 1 năm thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, đến ngày 28/8/2020, Đoàn kiểm tra liên ngành đã ra thông báo chỉ ra hàng loạt các sai phạm của Công ty TNHH Trường Thoa tại khu sinh thái Lưu Gia Trang.

Cụ thể: Sai phạm về lĩnh vực đất đai, Công ty Trường Thoa được UBND tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 6.923,1m2. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế Công ty đang sử dụng 7.127,5m2, tăng 204,3m2 mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. Hành vi vi phạm trên bị xử phạt theo nghị định số 91/2019/NĐ-CP và nghị định số 104/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Đê điều.

Hàng trăm m2 đất bị Công ty Trường Thoa sử dụng trái phép.

Sai phạm về lĩnh vực đê điều: Công ty Trường Thoa đã xây dựng hạng mục cổng và một đoạn tường bao vi phạm hành lang bảo vệ đê điều. Hành vi trên vi phạm khoản 5 Điều 7 Luật đê điều số 79/2006/QH11, bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 6 Điều 20 và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo điểm c khoản 9 Điều 20 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP.

Lầu vọng cảnh và một số hạng mục công trình xây dựng bị thay đổi vị trí, diện tích, chiều cao, số tầng.

Sai phạm về lĩnh vực xây dựng: Công trình nhà dịch vụ khi cải tạo xây dựng tăng quy mô, phần diện tích tăng 48,2m2 không có giấy phép xây dựng; Công trình nằm trong phạm vi quy hoạch không được xây mới công trình gồm: Nhà kho, nhà vui chơi trẻ em, nhà chuẩn bị đồ, lán chuẩn bị đồ, nhà điều hành lễ tân. Tổng diện tích xây dựng vi phạm là 480,8m2.

Công ty Trường Thoa đã xây dựng hạng mục cổng và một đoạn tường bao vi phạm hành lang bảo vệ đê điều.

Các hạng mục công trình không có trong Quy hoạch tổng mặt bằng và không có Giấy phép xây dựng gồm: Nhà chuẩn bị đồ, nhà bơm nước, nhà ăn, nhà vệ sinh, cổng khu nhà gỗ, cổng khu nhà văn phòng, công trình tạm bao gồm làn chuẩn bị đồ, lán bán hàng, lán lợp tôn. Tổng diện tích xây dựng vi phạm là 728,3m2.

Các hạng mục công trình xây dựng có trong Quy hoạch tổng mặt bằng và giấy phép xây dựng được cấp nhưng hiện trạng xây dựng bị thay đổi vị trí, diện tích, chiều cao, số tầng gồm: Khu nhà gỗ và giới thiệu sản phẩm truyền thống, nhà tập Yoga, lầu vọng cảnh, hạng mục cổng chính (lối ra vào…). Tổng diện tích xây dựng là 1.094,5m2.

Hàng loạt các hạng mục xây dựng không phép tại khu sinh thái Lưu Gia Trang.

Đối với những vi phạm trên, Đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu Công ty Trường Thoa chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, đê điều. Tổ chức tháo dỡ công trình, hạng mục công trình xây dựng vi phạm theo quy định.

Đối với Đoàn kiểm tra, các Sở và UBND TP. Nam Định phải lập biên bản vi phạm, báo cáo UBND tỉnh ra Quyết định xử phạt; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc Công ty Trường Thoa thực hiện kết luận kiểm tra, báo cáo các Bộ liên quan để xử lý theo quy định.

Bên cạnh đó, căn cứ các sai phạm, các Sở có liên quan, UBND TP. Nam Định, UBND phường Năng Tĩnh kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra các sai phạm khi triển khai thực hiện dự án của Công ty Trường Thoa trước ngày 28/11/2020 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin!

Bài liên quan
  • Nam Định: Khu sinh thái Lưu Gia Trang có vi phạm hành lang bảo vệ đê?
    (TN&MT) - Khu sinh thái Lưu Gia Trang tại phường Năng Tĩnh, TP. Nam Định (tỉnh Nam Định) được Công ty TNHH Trường Thoa đầu tư xây dựng phía ngoài đê sông Đào và đi vào hoạt động được khoảng hơn một năm nay. Tuy nhiên, gần đây dư luận đặt ra câu hỏi liệu diện tích đất khu sinh thái rộng hàng nghìn m2 này có được xử dụng đúng mục đích, các công trình xây dựng có đang vi phạm vào hành lang bảo vệ đê điều và không gian thoát lũ?

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
  • Nghệ An: "Nóng ruột" với trạm bơm hàng chục tỷ bỏ hoang gần chục năm
    Trạm bơm Vực Giồng là một dự án lớn được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2014, nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa 2 vụ và gần 150ha hoa màu cho các hộ dân khối 3 và 4 thuộc phường Long Sơn, TX Thái Hòa (Nghệ An). Thế nhưng, đến nay hệ thống Trạm bơm này vẫn chưa được đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng.
  • Lai Châu: Bắt giữ đối tượng mua bán sừng tê giác, mật gấu trái phép
    (TN&MT) - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án 0923S, bắt giữ một đối tượng về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật cấp quý hiếm, thu một sừng tê giác và một túi mật gấu.
  • Khánh Hòa: Điều tra vụ lái xe tông thẳng vào trụ sở UBND tỉnh
    Công an tỉnh Khánh Hòa đang tiến hành thụ lý điều tra làm rõ vụ việc người đàn ông lái xe hơi bất ngờ tông thủng cổng trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa vào tối 10.9.2023. Bản thân người này bị cháy trong xe dẫn đến bỏng nặng.
  • Kiến nghị xử lý nhiều vi phạm tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên
    Thanh tra tỉnh Đắk Nông vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty Nam Tây Nguyên, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông). Đây là doanh nghiệp có quy mô lớn trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều sai phạm tại mỏ đá HTX Đông Đình
    Hoạt động khai thác, chế biến đá của Hợp tác xã Công nghiệp Đông Đình tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã bộc lộ nhiều bất cập về quy trình khai thác, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sai phạm nghiêm trọng về khai thác khoáng sản vượt mốc giới lên tới hàng nghìn mét vuông.
  • Thọ Xuân (Thanh Hóa): Bờ sông Chu tan hoang do khai thác cát trái phép
    Hoạt động khai thác cát trái phép như một “đại công trường” bên bờ sông Chu tại xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đang diễn ra một cách công khai, rầm rộ, thậm chí tình trạng này còn có dấu hiệu được tổ chức quy mô, xảy ra trong một thời gian dài.
  • Quảng Trị: Người dân “dài cổ” chờ đền bù dự án cầu sông Hiếu
    (TN&MT) - Trong quá trình thi công cầu sông Hiếu (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) và đường dẫn 2 đầu cầu, nhiều nhà dân đã bị ảnh hưởng, nứt toác và hư hỏng. Thế nhưng những năm qua, người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù, hỗ trợ.
  • Bắc Ninh: Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép
    (TN&MT) - Mặc dù xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch và sử dụng đất sai mục đích nhưng quán Bar “khủng” tại phường Đáp Cầu, Tp. Bắc Ninh vẫn ngang nhiên được hoàn thiện, thách thức dư luận và chính quyền.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO