Năm 2020: Thách thức thị trường đất nền

Thùy Linh | 06/01/2020, 07:46

(TN&MT) - Thị trường đất nền là kênh đầu tư thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, năm qua, thị trường này chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến pháp lý, hoạt động kinh doanh biến tướng như dự án ma.

Nguồn cung sụt giảm mạnh

2018 - 2019 là hai năm thị trường chứng kiến “cơn khát” của các nhà đầu tư. Toàn TP.HCM chỉ có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm 87,5% so với năm 2018. TP. Hà Nội phê duyệt được 6 dự án nhà ở thương mại mới.

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2019, Hà Nội có 1.963 căn nhà ở thấp tầng được chào bán ra thị trường (giảm 49,1% so với năm 2018).Tại TP Hồ Chí Minh, con số này 1.319 căn thấp tầng (tăng 9,9% so với năm 2018).

Về giá bán đất nền, năm 2018 thị trường đất nền tăng giá khoảng 30-40%/năm, sang năm 2019 mức tăng trung bình chỉ đạt 15%, thậm chí có dự án chỉ tăng 10%. Xu hướng chững lại càng rõ rệt hơn sau hàng loạt thông tin lừa đảo, rao bán trái phép như vụ việc Alibaba, Angel Lina…

Giá đất nền 2020 được dự báo sẽ tăng 10-20% do nguồn cung bị siết.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA), sự khó khăn về vốn kéo theo hệ quả nguồn cung cho thị trường bất động sản cũng bị hạn chế. Đã có nhiều dự báo năm 2020 doanh nghiệp tiếp tục rơi vào khó khăn, khi giá đất tăng mạnh do hệ số K liên tục điều chỉnh năm sau cao hơn năm trước.

“Thực tế giá đất hiện đã rất cao, chiếm 20-25% giá thành bất động sản, chưa kể đến chi phí giải phóng mặt bằng. Thời gian tới, giá đất tăng càng đẩy giá bán nhà lên cao, doanh nghiệp càng khó tiếp cận đất đai đồng thời khó giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến thị trường nói chung”. – ông Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, lãi suất huy động luôn được giữ ở mức cao 8,7%, cộng thêm biên độ 3% đã đẩy lãi suất cho vay lên đến 11-12%/năm. Cùng với đó, nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm từ 45% xuống 40%, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản tăng từ 150% lên 200%, đã khiến ngân hàng phải cẩn trọng hơn trong việc cho vay kinh doanh bất động sản.

Thách thức

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, về tác động tiêu cực, việc Nhà nước chủ trương thực hiện theo Luật Quy hoạch mới, cùng với đó là quá trình rà soát lại về hồ sơ, thủ tục pháp lý đối với các dự án bất động sản nhằm hạn chế tranh chấp, kiện tụng và tham nhũng đã khiến nguồn cung giảm.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý điều tiết các mô hình, sản phẩm kinh doanh mới như condotel, officetel, shophouse… chậm ban hành. Điều này không chỉ khiến nguồn cung khan hiếm hơn, mà giao dịch mua bán cũng diễn ra chậm hơn, thậm chí còn gây ra tranh chấp, kiện tụng.

Liên quan đến nguồn vốn tín dụng, ông Lực cho hay, mặc dù bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) siết chặt, nhưng dòng vốn này năm 2019 đã và đang có sự dịch chuyển tích cực hơn.

Theo NHNN, dòng vốn tín dụng cho bất động sản vẫn đang tăng khá tốt, tăng khoảng 14,6% tính đến hết tháng 9/2019 (so với mức tăng tín dụng chung là 9,4%). Về tổng thể, hiện tổng dư nợ đối với toàn bộ thị trường bất động sản khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 19,2% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Ngoài ra, dư nợ tín dụng cho ngành xây dựng đến hết tháng 9/2019 đạt khoảng 755.000 tỷ đồng, tăng gần 8% và dư nợ xây dựng chiếm khoảng 9,6% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Với dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tính chung của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần các dự án kinh doanh bất động sản và FDI đăng ký mới và bổ sung vào khu vực bất động sản đạt khoảng 4,76 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn FDI mới. Đây là nguồn vốn quan trọng, đứng thứ hai trong các lĩnh vực đăng ký và bổ sung vốn mới vào Việt Nam.

Một dòng vốn nữa là doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng gia tăng đáng kể nguồn vốn cho thị trường. Hết 10 tháng đầu năm, trong tổng số tiền phát hành trái phiếu gần 179.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã phát hành khoảng 61.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 34%), với lãi suất bình quân khoảng 10,5%/ năm. Mức lãi suất này tương đối cao so với lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp bình quân của các ngân hàng thương mại (khoảng 7-8%/năm).

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, cho rằng trong năm 2020, các nhà đầu tư cần lưu tâm đến vấn đề pháp lý của dự án. Bên cạnh đó, chọn sản phẩm của các nhà chủ đầu tư uy tín, có năng lực tài chính, kinh nghiệm phát triển, bởi đây là những chủ đầu tư có tầm nhìn trong chiến lược đầu tư.

Đối với các chủ đầu tư, theo bà Hằng, cần rà soát danh mục dự án, hướng đến phát triển các dự án đủ điều kiện pháp lý có thể triển khai trong năm 2020 và các dòng sản phẩm mà thị trường đang cần hoặc hướng đến những thị trường mới mà vẫn phát huy được thế mạnh, kinh nghiệm của mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Sửa đổi Luật kinh doanh BĐS 2014: Đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch BĐS
    (TN&MT) - Luật Kinh doanh bất động sản 2014 sau 8 năm đi vào thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập.
  • Nhà đầu tư bất động sản thấy “cơ trong nguy” khi thị trường thanh lọc
    Năm 2023, thị trường bất động sản có nhiều động lực phục hồi nhưng sẽ có sự thanh lọc mạnh mẽ. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính, biết lựa chọn các sản phẩm giàu tiềm năng sẽ tiếp tục “bội thu” trên thương trường.
  • Chính phủ dành 120 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội
    Chính phủ vừa quyết định giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ.
  • Thị trường BĐS 2023: Phân khúc nào sẽ là “điểm sáng”?
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề pháp lý, tín dụng..., các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nên chọn phân khúc trung và dài hạn, hướng đến những sản phẩm có giá trị thực về lâu dài, nhất là đầu ra được hanh thông.
  • Mega Complex – Mô hình dẫn dắt thị trường bất động sản trong chu kỳ tăng trưởng mới
    Trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản, tổ hợp thương mại - vui chơi - giải trí theo mô hình Mega Complex tại siêu quần thể đô thị biển Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 đang dẫn đầu danh sách tìm kiếm của các nhà đầu tư.
  • Tập đoàn Geleximco nhiều dự án nhà ở tiếp tục ghi dấu ấn
    Với quỹ sản phẩm nhà ở phong phú và chất lượng, Geleximco đang không ngừng khẳng định uy tín của mình trên thị trường bất động sản. Nhiều dự án đi vào hoạt động đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng “thượng đế”.
  • Lãi suất đồng loạt giảm, bất động sản sắp bùng nổ trở lại?
    Lãi suất giảm, ngân hàng mở room tín dụng cùng loạt giải pháp gỡ khó được nhà nước tăng cường... là những tín hiệu tích cực hứa hẹn sự ấm dần lên của thị trường bất động sản.
  • Doanh nghiệp địa ốc rục rịch bung hàng, thị trường hy vọng có luồng gió mới
    (TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) phía Nam đang rơi vào cảnh ảm đạm, những tháng đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã phát ra tín hiệu bung hàng. Điều này đã tạo ra nhiều tín hiệu lạc quan, đồng thời nguồn cung vốn khan hiếm sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Gỡ vốn tín dụng - gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản
    (TN&MT) - Các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
  • Lộ diện “vùng sáng” trên thị trường bất động sản sau giai đoạn thanh lọc
    Nhà đầu tư tin tưởng, bất động sản thương mại sẽ là loại hình có bước chuyển mạnh mẽ nhất khi thị trường đang có nhiều lực đẩy để quay về quỹ đạo phục hồi và tăng trưởng ngay trong năm 2023.
  • Nhiều hướng đi mới cho thị trường bất động sản
    Các động thái gỡ khó cho thị trường bất động sản đã và đang được triển khai giúp doanh nghiệp giảm áp lực dòng tiền, tạo động lực cho thị trường bất động sản (BĐS) nhanh chóng hồi phục.
  • Một đoạn đường dang dở
    (TN&MT) - Nhằm khắc phục tình trạng mặt đường Trần Phú, phường Cái Khế bị bong tróc, ổ gà, ngập úng, tháng 6/2021, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã triển khai thi công công trình, nâng cấp, mở rộng tuyến đường này, điểm đầu tiếp giáp với vòng xoay Công viên Hùng Vương, điểm cuối giáp khu vực bến phà Cần Thơ (cũ), tổng chiều dài khoảng 1,3km, dự kiến hoàn thành tháng 10/2022.
  • BĐS phía Nam: Giá giảm, người mua vẫn đắn đo
    (TN&MT) - Từ cuối năm 2022 đến nay, giá nhà đất trên thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng có xu hướng giảm mạnh. Thế nhưng, tình hình chung của thị trường vẫn là người mua rất ít.
  • TP.HCM: Giá thuê căn hộ chung cư tiếp tục tăng
    (TN&MT) - Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) đã gặp nhiều khó khăn, thanh khoản chậm. Cùng với đó là giá nhà cao và lãi suất cho vay mua nhà cũng tăng, khiến không ít người dân phải chuyển hướng sang thuê nhà, nhiều nhà đầu tư cũng chuyển sang đầu tư căn hộ cho thuê. Nhu cầu tăng cao kéo theo giá cho thuê căn hộ chung cư cũng tăng.
  • NovaWorld Ho Tram hút nhà đầu tư muốn khai thác kinh doanh sinh lời ngay
    NovaWorld Ho Tram đang trong giai đoạn bàn giao nhà hai phân kỳ The Tropicana và Wonderland với hàng trăm khách hàng đã nhận bàn giao. Để đón đầu tiềm năng du lịch mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư đã khởi động nhiều loại kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu của cư dân và đón làn sóng du khách đổ về trong thời gian tới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO