Mỹ Hào (Hưng Yên): Dự án nhà ở Lạc Hồng bị tố nhiều khuất tất

12/04/2017, 00:00

(TN&MT) - Qua đường dây nóng, Báo Điện tử TN&MT tiếp nhận thông tin về 9 hộ dân thôn Nghĩa Xá, xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) không chấp nhận phương án...

 
(TN&MT) - Qua đường dây nóng, Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường tiếp nhận thông tin về 9 hộ dân thôn Nghĩa Xá, xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) không chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ… Dự án Đầu tư xây dựng Nhà ở công nhân, nhà ở thương mại Lạc Hồng – Phố Nối. Các hộ cho rằng, Dự án không đúng trình tự, thủ tục pháp lý và có những “khuất tất” trong việc áp giá đất. Chúng tôi đã về tìm hiểu thực, hư sự việc.
 
Dân “chê” giá bồi thường thấp
 
Sau khi nhận được thông tin phản ánh của 9/279 hộ dân còn lại của thôn Nghĩa Xá, xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên), PV Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường về thôn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc các hộ không chấp thuận nhận tiền bồi thường, hỗ trợ thu hồi ruộng. Các hộ dân có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng “chung quy” vẫn là giá đền bù thấp, đề nghị nhà đầu tư phải thỏa thuận để thỏa tăng thêm giá đất bồi thường. 
 
Trao đổi với PV, Bà Trịnh Thị Hậu có 626m2 đất bị thu hồi cho rằng:  Gia đình bà làm nông nghiệp, mất đất sẽ khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm mới. Bà Hậu đề nghị được gặp chủ đầu tư thỏa thuận giá bồi thường, bởi số tiền 110 triệu đồng/360m2 đất là quá thấp so mặt bằng chung trong khi người dân bị thu hồi ruộng vĩnh viễn. Cùng chung ý kiến bà Hậu, gia đình bà Trịnh Thị Hằng có 439m2 ruộng bị thu hồi cũng phản ánh về giá bồi thường, hỗ trợ không thỏa đáng… gia đình bà cũng không được chính quyền cho biết giá quy định mỗi 1m2 là bao nhiêu tiền? Bà Hằng nghi ngờ về việc thu hồi ruộng không được rõ ràng, minh bạch dẫn đến việc nhà đầu tư  “bớt xén”  tiền hỗ trợ, nên gia đình bà không đồng thuận.
 
Dự án nhà ở
Dự án Đầu tư xây dựng Nhà ở công nhân, nhà ở thương mại Lạc Hồng – Phố Nối
 
Còn bà Trịnh Thị Hoa không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ… đối với diện tích 330m2 ruộng của gia đình bị thu hồi bởi lý do: Đất thu hồi của người dân với giá rẻ chưa đầy 100 nghìn đồng/m2 nhưng nhà đầu tư bán đất ở đến vài chục triệu/m2, đó là điều không bằng. Vậy nên, phải có sự thỏa thuận giữa các hộ có ruộng với doanh nghiệp, nếu không thống nhất được mức giá thỏa đáng, bà Hoa không bàn giao đất. 
 
Đại diện cho hộ ông Vũ Văn Mẽ, bà Vũ Thị Bến (con gái) ý kiến: Dự án xây dựng nhà  ở công nhân, nhà ở thương mại Lạc Hồng – Phố Nối, gia đình bà không biết cấp có thẩm quyền nào quyết định, giá đền bù là bao nhiêu tiền 1m2 và nhà đầu tư có được phép bán đất ở hay không? Hiện bà Bến được biết có lô đất đã được bán gần 4 tỷ đồng(?!). Theo bà Bến, sở dĩ gia đình “mù tịt” thông tin bởi chính quyền chưa có buổi nào họp với dân và không có bất kỳ văn bản thông báo, chỉ gọi các hộ đến xã xác nhận diện tích đất và sau đó nhận tiền. Chính vì vậy, gia đình bà nghi ngờ “mập mờ” dự án làm chui, lợi dụng ruộng đất của dân bán để thu lợi, với giá đền bù không đúng theo quy định. Bà Biến yêu cầu tăng gấp đôi số tiền hiện đang trả cho các hộ dân.
 
Các hộ gia đình còn lại cho biết Dự án có diện tích trên 15ha, thu hồi đất của mấy trăm hộ dân nhưng bản thân họ chưa được thấy các Văn bản, Quyết định nào liên quan tới Dự án của UBND tỉnh Hưng Yên mà chỉ có Quyết định và thông báo của huyện Mỹ Hào nên nghi ngờ việc làm sai, áp đặt giá bồi thường rẻ của chính quyền đối với người dân bị thu hồi ruộng.
 
Chính quyền có làm đúng quy trình?
 
Trước ý phản ánh của người dân, ông Vũ Khả Khoa, Trưởng thôn Nguyễn Xá, khẳng định: Xã đã nhiều lần tổ chức họp với các hộ có ruộng thu hồi thuộc Dự án xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở thương mại Lạc Hồng – Phố Nối tại Nhà văn hóa thôn. Trước mỗi buổi họp, cán bộ thôn đến từng hộ gia đình để đưa giấy mời, sau đó thông báo được đọc thường xuyên trên loa phát thanh của thôn. Trong buổi họp, thôn đều làm biên bản ghi lại ý kiến của từng hộ dân, kết thúc đại diện các hộ đều ký vào biên bản. Tại buổi họp, lãnh đạo xã có thông báo chủ trương, Quyết định thu hồi đất, mức giá đền bù…
 
Người dân bức xúc trong việc bồi thường không thỏa đáng khi bị thu hồi đất ruộng giao cho Công ty Lạc Hồng triển khai Dự án
Người dân bức xúc trong việc bồi thường không thỏa đáng khi bị thu hồi đất ruộng giao cho Công ty Lạc Hồng triển khai Dự án
Thôn cũng đến từng hộ gia đình tuyên truyền và đưa thông báo thu hồi đất. Việc phản ánh của 9 hộ dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ là sai sự thật. Bởi trong thôn có 270 hộ thuộc diện thu hồi ruộng, các gia đình đều không ý kiến gì về giá đất, hoàn toàn ủng hộ chủ trương đúng đắn của tỉnh, đã nhận tiền và được thưởng vượt tiến độ 10 nghìn đồng/m2.
 
Trao đổi với PV Báo Điện Tử Tài nguyên & Môi trường, ông Phạm Văn Cược, lãnh đạo xã Nhân Hòa cho biết: Sau khi nhận được quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Mỹ Hào về việc phê duyệt xây dựng; phương án bồi thường… Khu nhà ở công nhân, nhà ở thương mại trên địa bàn, UBND xã Nhân Hòa  đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp với các hộ bị thu hồi đất, thông báo chủ trương của huyện, tỉnh. Xã niêm yết công khai các Văn bản của huyện, tỉnh và thường xuyên phát trên loa phóng thanh xã. Các buổi họp dân, đều có biên bản làm việc, đối với ý kiến người dân vượt thẩm quyền trả lời, xã đều làm tổng hợp gửi đến các cơ quan chức năng.
 
Đối với 9 hộ dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, xã thường xuyên cử cán bộ đến từng hộ tuyên truyền, vận động và giao Văn bản trả lời của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hưng Yên đến từng hộ gia đình có khiếu kiện. Việc ý kiến phản ánh của hộ không nhận tiền là thiếu trung thực, không khách quan bởi mỗi lần làm việc xã đều lưu Văn bản họp công khai ở thôn Nguyễn Xá.
 
Còn ông Đỗ Minh Tuân, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Hào thẳng thắn quan điểm: Khu nhà ở công nhân, nhà ở thương mại đã được đồng thuận, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hưng Yên.. Để bảo đảm tiến độ thi công của dự án theo Quyết định phê duyệt quy hoạch của UBND tỉnh, huyện Mỹ Hào đã thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng. Huyện có văn bản chỉ đạo xã Nhân Hòa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai quy hoạch chi tiết để cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm tạo sự đồng tình, ủng hộ trong việc bàn giao đất cho dự án. Trong 279 hộ dân bị thu hồi đất của thôn Nghĩa Xá, 270 hộ đều không có ý kiến, đồng thuận chấp hành chủ trương của tỉnh, chỉ còn 9 hộ dân kiến nghị việc thu hồi ruộng không minh bạch về văn bản pháp lý; giá đất và các chế độ, quyền lợi khi bị thu hồi đất, huyện đã chỉ đạo cán bộ xuống đối thoại trực tiếp. 
 
Tôi được biết hiện đã có 6/9 hộ đồng tình, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ… Chỉ còn 3 hộ không nhận. Chúng tôi vẫn đang tích cực vận động, tuyên truyền, nếu cố tình không chấp hành sẽ tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật - ông Cường nói thêm.
 
Mạnh Hưng - Phạm Hoàng - Đức Anh

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Thừa Thiên - Huế: Điều tra vụ phá rừng tại huyện Nam Đông
    Một vụ phá rừng vừa được phát hiện tại huyện miền núi Nam Đông, lực lượng chức năng Thừa Thiên - Huế đang điều tra, xác minh các đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
  • Nghi Sơn (Thanh Hóa): Dân mòn mỏi chờ bồi thường đất sau hơn 10 năm dự án đi vào hoạt động
    Hơn 10 năm kể từ khi thực hiện Dự án Khu cư xá và vận hành Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn I, cũng là từng ấy năm người dân Tổ dân phố Đại Thủy, phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng về đất do bị giải phóng mặt bằng. Cũng vì vậy, khiến nhiều hộ lâm vào hoàn cảnh nhiều thế hệ cùng sinh sống trong diện tích đất chật hẹp, ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Nghệ An: Người dân lo ngại vì Công ty Biomass Fuel Việt Nam xả khói mù mịt ra môi trường
    Từ khi Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam đi vào hoạt động (địa chỉ tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) vào đầu năm 2021, đơn vị này thường xuyên xả khói thải “mù mịt” ra môi trường khiến cho người dân sống gần khu vực này không khỏi lo ngại.
  • Dự án ĐT601 (Đà Nẵng): Kịp thời xử lý, khắc phục những tồn tại
    (TN&MT) - Tiếp nhận phản ánh của Báo TN&MT trong bài viết “Đà Nẵng: Nhà thầu ‘hô biến’ đất đổ thải thành đất K95, K98?” tại dự án “Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 trên địa bàn huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng”, chủ đầu tư đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
  • Thừa Thiên – Huế: Dự án trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ loay hoay tìm nơi đổ đất thải
    Do thay đổi thiết kế, Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall tại Huế phát sinh khối lượng đổ thải khoảng 80.000 m3. Các đơn vị liên quan đang tìm nơi đổ thải phù hợp.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều bất cập tại dự án nạo vét sông Hoạt
    Chậm tiến độ, thi công không đúng biện pháp được duyệt… là những tồn tại của dự án Nạo vét sông Hoạt phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Hà Trung. Ngoài ra, việc thay đổi biện pháp thi công cho phép triển khai thi công từ phía thượng lưu có ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu của dự án là nạo vét sông Hoạt phục vụ công tác tiêu thoát lũ, tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp?
  • Tứ Kỳ - Hải Dương: Công trình sai phạm “khủng” trên đất nông nghiệp
    (TN&MT) - Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã được một cá nhân tự ý chuyển đổi xây dựng thành Khu sinh thái tại thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Hiện nay, có công trình đang được xây dựng, hoàn thiện khiến dư luận bức xúc đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm của các cấp chính quyền Hải Dương đang ở đâu?
  • Hà Đông (Hà Nội): Chính quyền làm sai người dân lãnh đủ!
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh về việc chính quyền quận Hà Đông thiếu trách nhiệm về thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và hàng loạt sai phạm tại dự án đầu tư xây Nhà văn hóa Hà Trì 4.
  • Đà Nẵng: Chấn chỉnh hoạt động khu du lịch tự phát tự ý chặn dòng suối, thu phí tham quan
    (TN&MT) - Khu du lịch Dreamer In The Forest tại Đà Nẵng hoạt động tự phát và tự ý thu phí khách tham quan vừa bị chính quyền địa phương "tuýt còi", chấn chỉnh.
  • Sầm Sơn (Thanh Hóa): Vì sao chưa xử lý nhà hàng xây dựng trái phép trên bờ biển?
    Công trình được gắn biển hiệu “Nhà hàng Tình Hoa” xây dựng trái phép trên bờ biển thuộc xã Quảng Đại, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tồn tại suốt nhiều năm. Dù đã có cam kết di dời, tháo dỡ công trình, song chính quyền địa phương còn chậm trễ, thiếu kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm sai phạm.
  • Bắc Ninh: Một cá nhân bị xử phạt  235 triệu đồng do vi phạm về môi trường
    UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Cao Sơn - Đà Bắc (Hòa Bình): Ngang nhiên lấn suối, xây nhà trái phép
    (TN&MT) - Thời gian qua, người dân xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình rất bức xúc trước tình trạng xây dựng nhà trái phép của một số hộ dân, trong đó điển hình là hộ ông Chu Văn Tý tại khu suối Láo, xóm Rằng ngang nhiên chiếm lòng suối từ tháng 10/2022 đến nay để xây dựng nhà trái phép.
  • Nghệ An: Vướng mặt bằng, tiến độ cao tốc đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu nguy cơ chậm
    Gói thầu thi công dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn (Thanh Hoá) đến Diễn Châu (Nghệ An) đang có một số vướng mắc về mặt bằng. Vì thế, máy móc nhiều tháng không thể thi công theo kế hoạch khiến cho tiến độ thi công có nguy cơ bị lỡ hẹn so với tiến độ đặt ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO