Mường Nhé (Điện Biên): Phát triển kinh tế rừng - hướng thoát nghèo bền vững

Hoàng Châu | 28/09/2022, 08:53

(TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu xuyên suốt, được huyện Mường Nhé quan tâm thực hiện, nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế tạo chuyển biến tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Huyện Mường Nhé có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, nguồn lực để phát triển các loại hình kinh tế trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm… với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, đến nay đời sống của đồng bào đã được cải thiện đáng kể. Với chủ trương và định hướng đúng đắn, Đảng bộ huyện đã có nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển kinh tế rừng là một trong những chủ trương đúng đắn nhằm từng bước xoá đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé cho biết: Thời gian qua, huyện xác định rõ rằng, với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi vì thế cần phát huy tiềm năng, lợi thế, kết hợp với huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả, tạo bước đột phá để tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế khác, huyện có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng để tăng thu nhập từ rừng cho bà con, góp phần từng bước xoá đói giảm nghèo bền vững.

a1(3).jpg

Mô hình trồng sa nhân giúp người dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có thu nhập ổn định và bền vững, góp phần xóa đói giảm  nghèo.

Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, những năm qua, huyện Mường Nhé không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng mà còn khuyến khích bà con đầu tư phát triển kinh tế rừng bền vững. Qua các mô hình, như: Trồng thảo quả, sa nhân, dược liệu... dưới tán rừng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Huyện Mường Nhé có hơn 125.000ha rừng và đất lâm nghiệp. Với lợi thế, tiềm năng đó, huyện luôn khuyến khích người dân đầu tư phát triển kinh tế rừng. Đến nay, nhiều mô hình đã cho thu nhập ổn định. Điển hình như mô hình trồng sa nhân dưới tán rừng của gia đình bà Mùa Thị Mỷ, bản Mường Toong 1, xã Mường Toong. Trước đây gia đình bà Mỷ cũng thuộc hộ khó khăn của xã. Hàng năm, ngoài việc làm nương như bao hộ khác trong bản, gia đình bà cũng chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng manh mún, nhỏ lẻ nên chưa đủ chi phí trang trải cuộc sống cho 6 nhân khẩu. Không cam chịu đói nghèo, nhận thấy điều kiện thuận lợi của núi rừng, năm 2016 gia đình bà Mỷ đã tìm hiểu, quyết định trồng gần 1,5ha sa nhân tím dưới tán rừng. Sau 2 năm sinh trưởng và phát triển, diện tích sa nhân của gia đình bà Mỷ bắt đầu cho thu hoạch. Từ đó đến nay, trừ chi phí, hàng năm diện tích sa nhân của gia đình bà Mỷ đều đặn cho thu nhập trên 50 triệu đồng. Bà Mỷ chia sẻ: Nhiều năm trước, người dân chưa hiểu rõ giá trị kinh tế của giống cây này nên không tham gia mô hình. Song qua thực tế, cây sa nhân tím rất dễ trồng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, tốn ít công chăm sóc, giá bán cao, cây trồng sau 2 - 3 năm bắt đầu cho thu hoạch. Rễ cây lan tới đâu thì diện tích sa nhân cũng được mở rộng tới đó; nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trong thời gian 10 - 12 năm.

a2(2).jpg
Phát huy lợi thế đất lâm nghiệp để trồng rừng, phát triển kinh tế rừng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mường Nhé giảm qua các năm.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Nhé cho biết: Xác định tầm quan trọng của rừng, trong đó có lợi ích về kinh tế, trong năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, một trong những mục tiêu mà Nghị quyết đề ra đó là phát triển kinh tế nhanh, bền vững; chuyển dịch và tăng tốc độ phát triển kinh tế theo hướng “công nghiệp xanh”; thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư theo chu trình khép kín, bền vững; tạo các sản phẩm theo chuỗi có giá trị kinh tế cao nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân. Bên cạnh đó, huyện cũng phấn đấu đến năm 2025 thu hút được 2 dự án khai thác quỹ đất lâm nghiệp để trồng 13.500ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất bằng cây trồng đa mục đích, như: Mắc ca, dổi, cây dược liệu, cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.

Những mô hình trồng cây dưới tán rừng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho các chủ rừng mà còn hạn chế tình trạng cháy rừng, tạo nên thảm thực vật đa dạng, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. Riêng đối với huyện Mường Nhé, phát triển kinh tế từ rừng là hướng đi đã được nhiều người dân lựa chọn, nhất là mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng. Hiện nay, cây sa nhân tím toàn huyện hiện có diện tích khoảng 134ha; tập trung chủ yếu ở các xã: Sín Thầu (50ha), Nậm Kè (26ha), Huổi Lếch (20ha), Pá Mỳ (12ha)... Đến nay, nhiều diện tích đã cho thu hoạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

a3(1).jpg

Người dân xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé trồng cây sa nhân

Cùng với đó, khuyến khích bà con tận dụng tối đa diện tích đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế; đồng thời coi đây là một trong những hướng đi giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Có thể nói kinh tế rừng đã góp phần quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho người dân ở huyện Mường Nhé. Đại đa số nhân dân đã ý thức được nguồn lợi kinh tế to lớn từ rừng. Vì vậy việc phát triển kinh tế rừng, đã trở thành phong trào tự giác trong nhân dân là điều kiện thuận lợi để huyện tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển rừng kinh tế. Với những định hướng đúng đắn đó, trong những năm qua, huyện Mường Nhé đã có một diện tích rừng kinh tế khá lớn, cho giá trị thu nhập từ rừng ổn định và bền vững. Chắc chắn rằng trong những năm tới huyện Mường Nhé sẽ có nhiều thu nhập lớn nguồn lợi từ rừng, góp phần từng bước xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong toàn huyện.

Thời gian qua, huyện Mường Nhé tích cực vận động nhân dân trồng rừng, phát triển kinh tế rừng tạo thêm sinh kế và bảo vệ rừng để tăng thêm thu nhập, nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Diện tích rừng đã tăng lên gần 16 nghìn ha so với đầu nhiệm kỳ năm 2015, góp phần đưa diện tích che phủ từ 45,32% năm 2015 lên 53,21% năm 2020, bình quân tăng 1,59%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 74,02% năm 2016 xuống còn 58,43% năm 2020, bình quân hàng năm giảm 2,95%/năm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngày 30/3, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng và đêm trời rét.
  • Đông đảo người dân tham gia trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”
    (TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”.
  • Đảm bảo công tác PCCCR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.
  • Lai Châu rừng phủ xanh nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm qua, rừng ở Lai Châu luôn được bảo vệ tốt. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; đời sống, kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi thay tích cực.
  • Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
    Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
  • Thừa Thiên - Huế: Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng thu gom, xử lý chất thải rắn
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc ứng phó BĐKH
    Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
  • Australia tìm cơ hội hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
    (TN&MT) - Từ ngày 27 – 30/3, Phái đoàn Năng lượng Australia đến Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo và kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam trong năm nay.
  • Dự báo thời tiết ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 29/3, Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác; khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng chiều và tối Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
    (TN&MT) - Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
  • Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định
    (TN&MT) - Nghiên cứu “Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” của PGS. TS Doãn Hà Phong (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) với mục tiêu áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng đất nông nghiệp do nước biển dâng tại khu vực ven biển và đưa ra đề xuất các giải pháp thích ứng với nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Nam Định.
  • Điện Biên: Không khí bị ảnh hưởng do hiện tượng mù khô
    (TN&MT) - Theo số liệu về quan trắc tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chất lượng không khí mấy ngày qua ở mức có hại, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Chuyên gia hiến kế thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KTTV
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án, đề tài... qua đó góp phần nhanh chóng hiện đại hóa và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Những vướng mắc qua thực tiễn 1 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020
    (TN&MT) - Qua hơn 1 năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, việc cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập, thậm chí các văn bản quy định có hiện tượng chồng chéo, gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ, Bộ TN&MT đang trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO