Mường Nhé (Điện Biên): Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ

Phạm Huế - Hoàng Châu | 13/10/2021, 11:10

(TN&MT) - Nhằm ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, đồng thời để bảo vệ và phát triển rừng, những năm qua huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh triển khai việc giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp cho người dân các dân tộc trên địa bàn.

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo đã tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp và có cơ chế chính sách về công tác giao đất, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp chưa có rừng trên các phương tiện truyền thông. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả, đã thực hiện giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp có rừng với diện tích 27.017,6ha/31.772,27ha (đạt 85% kế hoạch).

Là huyện miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên. Mường Nhé có tổng diện tích tự nhiên của huyện là 156.908,11ha (chiếm 16,46% diện tích của tỉnh) bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã, có chung đường biên giới giáp với 2 quốc gia Trung Quốc là 40,861 km và CHDCND Lào là 91,303 km. Vài năm trở lại đây, tình hình giao dịch về đất đai trên địa bàn huyện Mường Nhé có nhiều bước chuyển biến, nhu cầu sử dụng đất hàng năm được tăng lên, tạo nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đất tăng dần theo các năm như: Năm 2015 thu 143.395.000 đồng; năm 2016 thu 246.498.423 đồng; năm 2017 thu 301,749,875 đồng; năm 2018 thu 363.352.565 đồng. Tính đến nay, UBND huyện đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở cho người dân để sử dụng với 1,79ha, thu ngân sách trên 23 tỷ đồng.

Huyện Mường Nhé đẩy mạnh thực hiện giao đất, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, cho biết: Từ khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện cũng bộc lộ những hạn chế như: Cấp ủy Đảng, chính quyền một số xã thiếu sự quan tâm chỉ đạo, dẫn đến tình trạng vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, tình trạng lấn chiếm đất, tự ý san ủi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dân vẫn xảy ra.

Trong năm 2018 và 2019, Phòng TN&MT huyện Mường Nhé đã tiếp nhận và xác nhận hơn 200 hợp đồng giao dịch đảm bảo thế chấp quyền sử dụng đất; tiếp nhận và giải quyết 123 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thực hiện thẩm định và tham mưu phê duyệt phương án giao đất, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy CNQSDĐ cho 9 dự án thuộc Đề án 79. Cùng với đó, Phòng TN&MT huyện Mường Nhé cũng đẩy mạnh công tác cấp Giấy CNQSDĐ; tham mưu UBND huyện nộp hồ sơ trình Hội đồng thẩm định, Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Mường Nhé theo quy định. Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cũng được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và các quy định pháp luật.

Trung tâm huyện lỵ Mường Nhé đang từng bước hoàn thiện hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với đó, để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, lập lại kỷ cương đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, UBND huyện Mường Nhé đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 14/8/2018, về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, đặc biệt là công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai.

Bên cạnh đó, UBND huyện rà soát, chấn chỉnh lại toàn bộ các thủ tục hành chính đối với thực hiện các thủ tục về đất đai; tăng cường công tác phối hợp giữa bộ phận một cửa với các đơn vị chuyên môn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; tăng cường công tác tuyên truyền đối với người dân về việc đăng ký cấp GCNQSD đất; giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích; xây dựng kế hoạch và triển khai việc đấu giá đất tăng nguồn thu cho huyện; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, khắc phục triệt để những hạn chế trong công tác quản lý đất đai tại cấp xã để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trên địa bàn...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
  • Bắc Hà (Lào Cai): Phát huy giá trị của đất trong giảm nghèo
    (TN&MT) - Những năm qua huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm của huyện Bắc Hà giảm 8,43%, phấn đấu đến năm 2025 đưa Bắc Hà thoát khỏi huyện nghèo, huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO