Mường La (Sơn La): Sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai

Nguyễn Nga | 22/08/2021, 20:51

(TN&MT) - Mường La là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiệt hại do lũ ống, lũ quét, sạt lở gây ra. Thời gian qua, huyện Mường La đã triển khai nhiều dự án bố trí, ổn định dân cư, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân mùa mưa lũ.

Ổn định hơn 500 hộ dân bị ảnh hưởng

Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện Mường La đã xảy ra hơn 30 đợt thiên tai các loại, làm 56 người thiệt mạng, mất tích và bị thương, hơn 9.500 ngôi nhà bị ảnh hưởng… Đặc biệt, trận lũ quét lịch sử đêm ngày 2, rạng sáng ngày 3/8/2017 đã gây ra hậu quả nặng nề ở một số xã của huyện Mường La. Ước tính tổng giá trị thiệt hại hơn 700 tỷ đồng.Sau khi lũ quét xảy ra, cấp ủy, chính quyền tỉnh Sơn La và huyện Mường La đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tích cực chỉ đạo tại thực địa nhằm nhanh chóng gây dựng lại cơ sở hạ tầng, chăm lo cuộc sống của nhân dân địa phương. Các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm trong cả nước đã cùng chung tay giúp đỡ.

Khu tái định cư cho bà con xã Nậm Păm, huyện Mường La chịu thiệt hại bởi lũ quét năm 2017.

Ông Cà Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Nậm Păm, huyện Mường La cho biết: Xã Nặm Păm là một trong các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn lũ lịch sử năm 2017. Xã có 10 bản, dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Mông, La Ha... Sau cơn lũ đi qua, chính quyền địa phương đã nhanh chóng vào cuộc khắc phục hậu quả, giúp bà con ổn định cuộc sống. Xã đã vận động bà con tự nguyện hiến đất xây dựng trường học, trạm y tế xã, giúp bà con có mặt bằng làm nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất cho bà con, hộ nào cũng được hỗ trợ bò giống, dê giống và các loại cây trồng để sản xuất.

4 năm đã trôi qua, 6 điểm bảo đảm ổn định dân cư cho gần 400 hộ dân đã hoàn thành; nhiều tuyến đường, công trình trên địa bàn, nhất là 2 công trình bị lũ cuốn trôi là Trường Tiểu học và Trạm Y tế xã Nậm Păm được xây mới và đưa vào sử dụng. 280 ha cây ăn quả như xoài, bưởi da xanh, nhãn, sơn tra… được hỗ trợ trồng trên đất dốc đã và đang cho năng suất cao; 115 ha diện tích ruộng được cải tạo, giúp bà con khôi phục hoạt động sản xuất, đảm bảo lương thực tại chỗ.

Còn tại bản Lọng Bó, xã Chiềng Công, nơi có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, từ năm 2009, người dân nơi đây rất lo lắng khi khu vực này xuất hiện vết nứt lớn ở dãy núi nằm phía trên bản, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao.

Ông Lầu A Nênh, Trưởng bản Lọng Bó cho biết: Mỗi khi mùa mưa bão về, người dân trong bản luôn sống trong cảm giác bất an, lo lắng. Nhiều hộ dân đã phải chuyển đến ở tạm tại các lán trại, khi hết mưa mới quay lại bản.

Sau khi kiến nghị của người dân đến với các cấp chính quyền, do một số khó khăn trong bố trí nguồn vốn đầu tư cũng như việc tìm kiếm mặt bằng phù hợp nên đến năm 2019, UBND tỉnh Sơn La mới phê duyệt dự án bố trí, sắp xếp dân cư cho 71 hộ dân tại bản Lọng Bó. Theo đó, các hộ dân sẽ được di chuyển đến vị trí mới cách bản cũ khoảng 1,5 km. Từ đầu năm 2021, dự án đã gấp rút được triển khai với mức đầu tư trên 12 tỷ đồng, gồm các hạng mục chính san nền tạo mặt bằng; đường giao thông; nước sinh hoạt; điện. Bên cạnh đó, mỗi hộ dân sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng khi di chuyển theo quy định.

Trận lũ quét lịch sử gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn huyện Mường La năm 2017.

Nâng cao khả năng ứng phó thiên tai cho người dân

Mường La có 16 xã, thị trấn, trong đó có 12 xã vùng III. Tổng số hộ dân hơn 21.000 hộ, trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Thái, Mông, La Ha, Kháng… Tính đến tháng 6/2021, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 25,06%; hộ cận nghèo 13,21%.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mường La, trong năm 2021, huyện Mường La đã hoàn thành 2 dự án hỗ trợ đất ở, sắp xếp dân cư bản Sang và bản Hua Bó, xã Mường Bú bằng việc huy động các doanh nghiệp hỗ trợ san gạt mặt bằng, đã di chuyển khẩn cấp 33 hộ gia đình vào điểm tái định cư mới.

Đồng thời, chỉ đạo triển khai thi công 2 dự án hỗ trợ đất ở, sắp xếp dân cư bản Lọng Bó, xã Chiềng Công cho 71 hộ dân với số tiền hỗ trợ trên 1,4 tỷ đồng; dự án tái định cư bản Tà Lành và Huổi Pù xã Chiềng Hoa. Dự kiến, trong năm 2021 sẽ hoàn thành và di chuyển các hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ bão vào sinh sống.

Tuy nhiên, việc bố trí sắp xếp dân cư trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn. Do địa hình huyện phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi sông Đà, suối Nậm Chiến, Nậm Trai… nên Mường La chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai. Việc tìm các vị trí mặt bằng đáp ứng nhu cầu bố trí tập trung hàng trăm hộ dân là rất khó. Cùng với đó, hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng để thi công các điểm sắp xếp dân cư còn nhiều hạn chế.

Huyện Mường La đã triển khai thi công 2 dự án hỗ trợ đất ở, sắp xếp dân cư vùng thiên tai trong năm 2021.

Năm 2021, để đảm bảo an toàn cho người dân trước mùa mưa lũ, huyện Mường La đã giao các Ban, ngành, các xã, đẩy nhanh công tác di dân vùng có nguy cơ mất an toàn cao đến nơi an toàn; tiếp tục chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo vùng thiên tai có nơi ở an toàn, chống chịu tốt với các loại hình thiên tai. Triển khai dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, giống cây trồng, vật nuôi; thuốc phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, nhất là tại các vùng dễ bị chia cắt giao thông, thông tin liên lạc.

Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về cách phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, phổ biến cách chằng chống nhà cửa cho nhân dân để phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do giông lốc. Tăng cường kết hợp giữa phương thức thông tin truyền thống với truyền thông đa phương tiện để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, bão lũ với nội dung, hình thức đơn giản, phong phú, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận, đa dạng ngôn ngữ, phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, từng đối tượng, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương.           

Cùng với đó, kiểm tra, rà soát, khảo sát đánh giá chất lượng các hồ, đập; xác định các khu vực trọng yếu để xây dựng, hoàn thiện phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo chi tiết, cụ thể, phù hợp từng địa bàn. Tổ chức diễn tập PCTT&TKCN tại những vùng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Năm 2021, huyện Mường La phấn đấu hỗ trợ xây mới và sửa chữa về nhà ở cho 407 hộ nghèo, với tổng kinh phí thực hiện trên 14 tỷ đồng. Các căn nhà sẽ được hỗ trợ xây mới, sửa chữa trên cơ sở đảm bảo 3 cứng: nền cứng, khung tường cứng và mái cứng; đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa bão, giông lốc. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong đề án giảm nghèo của huyện, phấn đấu đến hết năm 2025 đưa huyện Mường La thoát nghèo. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO