Chủ Nhật, 25/5/2025 7:56 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Mức phí nộp đề án khai thác nước dưới đất có sự thay đổi

Thứ Tư 27/07/2016 , 00:00 (GMT+7)

(TN&MT) – Xin hỏi, nếu công ty của tôi muốn nộp đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất vào tháng 9/2016  thì phải đóng phí ra sao? Mức phí đó có giống nhau trên mọi địa phương hay không? Tôi có thể tìm hiểu cụ thể về mức phí liên quan đến khai thác, sử dụng nước ở văn bản nào?

Trả lời

Câu hỏi của bạn Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường xin tư vấn như sau:

Khi bạn nộp đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất vào tháng 9/2016 thì công ty của bạn sẽ phải đóng phí theo đúng quy định tại Thông tư số 94/2016/TT-BTC.

Cụ thể, mức thu tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể tại địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, như: Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, đối với đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm không quá 400.000 đồng/1 đề án; đối với đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm không quá 2.600.000 đồng/1 đề án, báo cáo; đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm không quá 5.000.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

Về thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt: Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm không quá 600.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

Ngoài ra, mức thu phí thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước như sau: Đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 3.000 đến dưới 10.000 m3/ngày đêm có mức thu là 8.500.000 đồng/hồ sơ; đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 20.000 đến 30.000 m3/ngày đêm mức thu là 14.600.000 đồng/hồ sơ; đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả từ 20.000 đến 30.000 m3/ngày đêm mức thu là 14.600.000 đồng/hồ sơ; đề án, báo cáo có lưu lượng nước trên 30.000 m3/ngày đêm mức thu 17.700.000 đồng/hồ sơ….

Trong khi đó, lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất được sửa đổi, bổ sung như sau: Mức thu lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất tối đa không quá 150.000 đồng/1 giấy phép. Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép, áp dụng mức thu tối đa không quá 50% mức thu cấp giấy lần đầu.

Cũng theo Thông tư số 94, phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi và thu phí.

Báo TN&MT

Xem thêm
Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi, Nam Định tổng lực dập dịch

Tỉnh Nam Định phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tổng lực dập dịch sau khi xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2 xã thuộc 2 huyện.

Ngọc Nương 9 vươn mình trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Công nghệ là 'vũ khí' cho cuộc chiến chống khai thác IUU

Chống khai thác IUU không chỉ là yêu cầu bảo vệ nguồn lợi biển mà còn là điều kiện để giữ vững thị phần xuất khẩu thủy sản.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.