Mùa Xuân là cả một mùa xoan

Nhà thơ Anh Ngọc | 22/01/2023, 01:17

(TN&MT) - Nếu bạn hỏi dưới gầm trời của quê hương ta, nhất là dải đất từ miền Trung trở ra miền Bắc, ấn tượng gì của cảnh trí thiên nhiên khiến tôi xúc động nhất mỗi độ xuân về, thì tôi xin thưa ngay rằng đó chính là vẻ đẹp thơ mộng đến hút hồn của những chùm hoa xoan, nhất là khi chúng xuất hiện mờ tỏ sau những làn mưa bụi.

Đó cũng là những gì tôi muốn gửi vào bài viết nhỏ này, một bài viết mà ngay lúc này đây, khi màn hình vi tính trước mắt tôi còn trắng tinh chưa có một dòng một chữ, thì tôi đã biết đây sẽ là những dòng lang thang tùy hứng, tùy hứng như khi ta nhắm mắt lại để mặc cho kỷ niệm kéo ta về giữa một biển thời gian mênh mông tít tắp - cái biển có tên là Quê Hương và Mùa Xuân.

70-1-.jpg

Là bởi vì, trong tôi không biết tự bao giờ, mùa xuân của làng quê Việt Nam đã luôn khoác tấm áo màu hoa xoan. Đó là loài hoa mỗi độ xuân về vẫn nở thành những ngù trăng trắng và tím biếc suốt dọc những con đường và những mảnh vườn quê, bạt ngàn như mây bay, mơ màng như sương khói. Đó là loài hoa như sinh ra cùng với mưa bụi, luôn lẫn vào mưa bụi, như một cặp song sinh diễm lệ dưới đất và trên trời, để cùng nhau tạo nên bức tranh quê đẹp đến não nùng, đã hút hồn bao nhiêu thi nhân mặc khách. Chẳng thế mà nữ sĩ Anh Thơ từng viết:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Còn với Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê Việt Nam, hoa xoan không chỉ là chứng nhân mà còn tham gia cả vào tâm thế của những chàng trai cô gái Việt như một nhân vật của những câu chuyện tình diễn ra trong tiết “mưa xuân”, từ lúc khởi đầu:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Cho đến khi kết thúc:

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Hoa xoan đã nát dưới chân giày

Từ “rụng vơi đầy” đến “nát dưới chân giày”, những cánh hoa xoan đã được nhà thơ mượn để nói hộ lòng người. Những bông hoa không còn là hoa nữa, chúng đã thành một phần máu thịt của cuộc sống thôn quê, đã biết chia sẻ buồn vui với con người như một người bạn tâm giao.

Chưa hết, trong thơ của chàng thi sĩ - chiến sĩ của thời chống Mỹ Lưu Quang Vũ, cô gái hậu phương trong lời nhắn “gửi tới các anh” (tức những anh bộ đội đã một lần ghé qua quê hương cô trước khi lên đường đánh giặc), cũng lại mượn đến hình ảnh của loài cây đầy tình đầy nghĩa này:

Dãy xoan các anh trồng, vòm lá mướt

Nhành cao nhành thấp

Nhắc các anh hoài…

Và:

Ngày mai tan giặc Mỹ

Các anh về quê em

Xoan xưa đã lớn, lá biếc cành chen

Đón mừng chiến sĩ…

Quả thật, cũng như hoa sữa với người Hà Nội, hoa xoan là nét quê kiểng đặc thù không thể lẫn của nông thôn Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Và nét riêng ấy lại luôn gắn với mùa xuân, với mưa xuân, với tuổi thơ và tuổi trẻ, với đình đám hội hè,… nghĩa là, gắn với những gì ám ảnh nhất mà ta vẫn mang theo suốt cuộc đời. Với tôi, ấn tượng về hình ảnh và mùi hương của hoa xoan và những màn mưa bụi bền bỉ và mạnh mẽ đến nỗi tôi đã để mặc cho nó tràn vào trong thơ như một nỗi ám ảnh thường xuyên.

Đó là khi tôi viết về một con đường mòn vốn có từ bao đời ở sau nhà mình và cố hình dung về một thời xa lắc xa lơ, cái thời mà đến… người sinh ra mình cũng chưa ra đời:

Đường chứng kiến mối tình ông bà nội

Có hoa xoan, hoa khế rụng trên đầu

Nhịp trống chèo tha thướt thắt lưng nâu…

Trải qua không biết mấy đời mấy kiếp, đến lượt mình mở mắt ra chào đời thì những bờ xoan đã có ở đấy rồi. Và một trong những trò chơi thuở ấu thơ của chính tôi là nhặt những đài xoan rụng về, lấy sợi chỉ xâu thành “chuỗi cườm hoa xoan” rồi tự quàng lên cổ, cái chuỗi cườm mà sau này sẽ thành nhan đề của một trong những bài thơ đầu tiên của tôi được đăng báo:

Em nâng niu chuỗi cườm

Bàn tay em ngát thơm

Đêm nằm ôm hoa ngủ

Trong mơ hoa chập chờn…

  (“Chuỗi cườm hoa xoan”, Báo Thiếu niên tiền phong, 1965)

70-2-.jpg

Không chỉ dành trọn một bài thơ về hoa xoan cho tuổi thiếu nhi, ngay trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, thậm chí khi tôi còn chưa nhập ngũ, một lần nữa tôi lại mượn hình ảnh hoa xoan và mưa xuân để chở mối ân tình sâu nặng của những người lính với người mẹ ruột rà ở hậu phương:

Ta lại nhận ra giữa muôn trùng hoa lá

Cái mùi hương thân thuộc những mùa xoan

Chiều quê hương mưa xuân bay bạt ngàn

Nối sắc hoa xoan nhòa vào mây biếc

Đợi chờ ai xoan lâm râm đầu bạc

Phơ phơ như tóc mẹ già ta…

Tôi còn nhờ cậy đến hoa xoan bất cứ nơi nào cần thiết và có thể, như một nỗi nhớ nhung thường trực mà tôi đem rải rắc suốt những nẻo đường ra trận:

Từ tím hoa xoan tới gặp tím hoa cà

Đất nước nở hoa suốt mùa đánh giặc…

Cùng với vẻ đẹp của hoa xoan là vẻ quyến rũ mê hồn của những làn mưa bụi mà tôi coi như một món nợ suốt đời luôn luôn réo gọi thơ tôi:

Chao ôi mưa bụi, ơi mưa bụi

Chữ nghĩa vô duyên lỡ hẹn rồi

Ước gì trở lại xuân năm cũ

Để được “làm mưa tan giữa trời”

Với mấy chữ “làm mưa tan giữa trời” mượn từ bài hát “Biết đâu nguồn cội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tôi đã khép lại bài thơ “Tạ lỗi cùng mưa bụi”, một bài thơ đã khiến chính tôi cũng rất xúc động và tâm huyết.

Tôi đã nói quá nhiều về những ngày xưa cũ. Quả vậy, đất nước đã dâng hết ba mươi mùa hoa cho lớp lớp những người đi chiến đấu. Nhưng nhờ thế mà giờ đây, đã đến lúc đất nước sẽ dành trọn ba trăm, ba ngàn hay ba vạn… mùa xuân còn đẹp hơn thế nữa cho những thế hệ con dân Việt Nam đang ngày đêm tiếp bước cha anh, ra sức dựng xây và bảo vệ cuộc sống ấm no và hạnh phúc trong độc lập, tự do trên mảnh đất này.

Và hôm nay, cùng với mùa xuân và mưa bụi, một mùa xoan mới lại nở hoa trên khắp các nẻo đường quê nước Việt. Lúc này đây, một ý nghĩ vui vui chợt lóe lên trong đầu tôi: Ai thế nhỉ, ai là người đầu tiên đã khéo đặt cho loài hoa của mùa Xuân này cái tên Hoa Xoan dịu dàng đến thế?… Để từ đó đã bao đời nay, trong kho tàng Tiếng Việt của chúng ta có thêm một mối giao tình tri kỷ giữa những cô gái “mặt trái xoan” và những chàng trai “ba mươi tuổi đang xoan”...

Vâng, Xoan và Xuân, Xuân và Xoan, cái điệp khúc nào cứ ríu rít bên tai tôi giữa sáng xuân mưa bụi này. Một sự gần gũi tình cờ hay là một trò đùa hữu ý? Thôi thì cứ xem như là một cái cơ duyên, cái cơ duyên giữa cuộc đời này và cái cách ta bày tỏ lòng yêu mến nó.

Vâng, với tôi, Mùa Xuân, mùa của mưa bụi bay cũng là cả một Mùa Xoan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
  • Điện Biên: Hiệu quả của Chương trình " Mái ấm nghĩa tình, An sinh xã hội"
    (TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho những hộ còn khó khăn của các huyện: Tủa Chùa; Tuần Giáo; Mường Ảng; Điện Biên; Mường Chà; Nậm Pồ và thị xã Mường Lay.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO