Mùa vàng ở bản người Mông Khe Táu
Thứ Sáu 15/10/2021 , 13:38 (GMT+7)(TN&MT) - Từ những đồi núi bạc màu, giờ đây những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ với một màu vàng ấm no đã hiện hữu trên bản người Mông Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái).
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, gần 80 hộ dân nơi đây đã cần mẫn, chịu khó tạo ra những “bậc thang” no ấm xếp chồng một màu vàng óng mải miết chảy từ chân những dãy núi xanh mờ lên mãi tận non cao. Từ trên đỉnh núi, du khách phóng tầm mắt xuống các thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại sẽ nhận được cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giống như một Mù Cang Chải thứ hai ở nơi này.
Ngay từ sáng sớm, đồng bào Mông ở Khe Táu đã gọi nhau ra đồng gặt lúa. Năm nay, thời tiết thuận lợi, cây lúa không bị sâu bệnh đem về một mùa vàng bội thu cho người dân. Toàn thôn Khe Táu có gần 30 ha lúa nước, trong đó có hơn 20 ha lúa nước 2 vụ với nhiều giống lúa cho năng suất cao như: Nghi hương 903, Đài thơm 8, Thiên ưu 8… Nhờ đó, tới nay, thôn chỉ còn khoảng chục hộ nghèo.
Khe Táu có đủ tiềm năng, thế mạnh để nối dài danh sách những điểm du lịch ruộng bậc thang kỳ vĩ của phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên còn có một số khó khăn trước mắt như: đường giao thông nông thôn, hệ thống nước dẫn vào ruộng… Trước mắt, xã khuyến khích người dân cải tạo đất hoang, mở rộng diện tích ruộng bậc thang. Đồng thời đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường phù hợp với điều kiện sống. Tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, ruộng bậc thang Khe Táu sẽ trở thành điểm đến lý tưởng trong hành trình du lịch tâm linh - sinh thái của đất quế Văn Yên.
Phóng sự ảnh: Thanh Miền - Thu Trang
![]() |
Khe Táu có đủ tiềm năng, thế mạnh để nối dài danh sách những điểm du lịch ruộng bậc thang kỳ vĩ của phía Bắc Việt Nam. |
![]() |
Tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, ruộng bậc thang Khe Táu sẽ trở thành điểm đến lý tưởng trong hành trình du lịch. |
![]() |
Từ trên đỉnh núi, du khách phóng tầm mắt xuống các thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại. |
![]() |
Du khách tới tham quan, trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại mùa vàng Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái). |
![]() |
Ngay từ sáng sớm, đồng bào Mông ở Khe Táu đã ra đồng gặt lúa. |
![]() |
Năm nay, thời tiết thuận lợi, lúa không bị sâu bệnh đem về cho đồng bào Mông nơi đây một mùa vàng bội thu. |
![]() |
![]() |
Thôn Khe Táu có gần 30 ha lúa nước, trong đó có hơn 20 ha lúa nước 2 vụ với nhiều giống lúa cho năng suất cao như: Nghi hương 903, Đài thơm 8, Thiên ưu 8… |
![]() |
Bà con đồng bào chuyển máy lên nương để say lúa. |
![]() |
Được thiên nhiên ưu đãi, "kỳ quan" ruộng bậc thang” mải miết chảy từ chân những dãy núi xanh mờ lên mãi tận non cao. |

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết
Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống
(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy
![[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh](https://t.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/608w/files/baotainguyenmoitruong.vn/2023/08/31/anh-dai-dien.jpg)
[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh
Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào
(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.