Mùa thu trong lòng thành phố

Nha Trang | 15/09/2022, 08:25

(TN&MT) - Mùa thu dừng lại ở Vĩnh Yên/Để một mình tôi nhớ Hoàng Liên. Mùa thu đã về rồi trong lòng thành phố. Nắng vàng vẫn rót mật chảy tràn trên cây lá nhưng không bỏng rát ngột ngạt như mùa hạ. Nắng bừng tươi vào sáng sớm, chói chang lúc giữa trưa rồi dịu xuống mơn man cuối chiều. Cơn mưa mùa cũng ào tới rồi lướt đi theo làn xe vội vã, hạt rơi mau chưa đủ ướt áo người qua đường. Cây lá xanh tươi phủ khắp từ Khai Quang lên đồi cao, từ Đầm Vạc đến đường lên Tam Đảo.

Thu trong lòng thành phố không dễ nhận ra bằng hương ổi chín, bằng cơn gió se lạnh, bằng ao nhỏ thuyền câu như làng quê bình dị thuần phác. Nhưng thành phố vẫn có thu, vẫn đón thu theo cách của riêng mình, trong những góc nhỏ, những không gian đầy chất phố.

13-1-.jpg

Hồ giữa quảng trường ăm ắp đầy nước sau những cơn mưa. Nước không đục mờ như mùa hạ. Con nước lên không làm người qua lại giật mình sợ hãi. Cả bầu nước hiền hoà mênh mang phơi dưới nắng thu in hình trời xanh mây trắng. Đây đó người buông câu tìm cá. Những chiếc ô đủ màu. Những chiếc cần thẳng tắp. Người thư thả ngồi đợi cá ăn mồi, ly trà bớt khói, bàn cờ dở nước đi, đủng đỉnh câu chuyện hôm qua khiến ngày trôi đi chậm chạp. Bất chợt, một cánh vạc vút lên giữa đầm nước tôm cá đủ đầy.

Con đường ra phố xanh mềm như một bài thơ. Cây bồ đề vững chãi xoè ra nghìn mắt lá. Những chiếc lá lấp lánh như mắt cười dưới nắng thu. Đã qua rồi mùa hè non tơ, lá bồ đề mùa thu xanh rười rượi. Dưới gốc cây xù xì, miếu nhỏ thoảng mùi hương trầm bay. Trong hương hoa vật phẩm bày ra vàng tươi hoa cúc. Mùa thu theo vào lòng hoa cúc, thuộc về hoa cúc từ bao giờ dù bây giờ hoa cúc đã vàng cả bốn mùa. Hoa cúc trong phố gợi nhớ khuôn mặt những làng hoa trù phú của Tiền Phong hay Đống Đa. Những người mẹ người chị tần tảo gánh hoa, chở hoa theo mùa vào phố. Mùa nào hoa ấy. Hoa rực rỡ trên những bàn tay chai sần, bên những gương mặt rám nắng của người bán. Hương hoa quấn quýt theo người mua về nhà. Mỗi gánh hàng hoa như một bức tranh thu với bao mảnh ghép tinh khôi đầy màu sắc. Hoa sen hồng, sen trắng níu chút mùa hạ. Thạch thảo tím dịu lòng bên đủ sắc vàng sặc sỡ của thiên điểu, hướng dương, đồng tiền, hoa hồng. Nhiều nhất vẫn là cúc, đủ loại: Mâm xôi, vạn thọ, đồng tiền, bất tử, chi điểm, hoạ mi... Loài hoa cúc trường tồn với thời gian, cứ vào thu là ngời rực đầy kiêu hãnh.

Những gánh hàng bán rong trên phố khiến ai dõi mắt nhìn cũng thấy ùa về trong lòng một mùa xưa thân thuộc. Bao loại quả của mùa thu, của quê hương xa gần bày ra trên mẹt, lấp ló trong thúng. Bưởi, hồng, thị, nhãn, mít, na,… Những thức quả quê vẫn đều mùa ra phố. Mẹt quả thị sáp vẫn thu hút mọi ánh nhìn của người già trẻ nhỏ hay thiếu nữ thị thành. Loại quả gắn liền với mùa thu ấy đã ướp thơm nếp cảm nếp nghĩ của bao người. Mỗi khi sắc da thị ửng vàng thì mùa thu đã đến. Mỗi mùa thị chín nhiều người phố gốc gác nhà quê thấy mình nôn nao nhớ về cây thị làng xa, nhớ về tuổi thơ xưa rợp hương trái thị. Quả thị đi ra từ truyện cổ tích, vẻ đẹp gắn với mộc mạc thảo thơm, với ước ao hạnh phúc. Người phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) vốn quen với mấy cây thị cổ thụ trên đồi cao. Mùa thu lên đồi cao ngóng mắt lên giữa bao nhiêu là xanh biếc lấp ló màu vàng tươi của trái thị. Thị chín tỏa hương vào gió thu. Từ xa đã có thể cảm nhận hương thơm đặc trưng mời gọi. Nhưng đâu dễ trèo hái vì cây quá to, vì sự uy nghiêm thần bí tỏa ra từ những tán lớn mà lũ trẻ con chỉ có thể ngửa cổ đợi thị rụng, thị rơi. Cũng có đứa đứng dưới gốc kéo vạt áo lẩm nhẩm đọc câu đồng dao quen thuộc: “Thị ơi thị rụng bị bà/Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Đứa cười váng lên trước lời khấn nhuốm màu cổ tích dân gian. Đứa nhanh nhẹn mắm môi ôm chặt gốc thị đầy mắt mà rung.

13-2-.jpg

Bởi cây thị đồi cao không ra đều trái nên những gánh hàng rong lấp đầy vào phần thiếu vắng đó. Quả mùa thu còn có na Bồ Lý, Đại Đình mở căng trắng mắt, dứa Tam Dương vào mật ngọt thanh, hồng vàng, hồng đỏ nằm thảnh thơi bên bưởi, đu đủ, chuối tiêu hồng đất bãi. Thành phố vốn nhộn nhịp, đông đúc như chậm lại bên gánh hàng rong len lỏi khắp những con phố.

Đầu thu, màu áo trắng học trò quấn quýt sân trường. Sau ba năm tạm lắng vì dịch bệnh, năm nay trường nào cũng rộn rã đón học sinh xa trường trở về. Hội lớp, hội khoá, những cuộc gặp gỡ của thanh xuân khiến ngôi trường vắng lặng suốt mùa hè vang vọng những thanh âm kỉ niệm. Nhanh thì mười năm, lâu thì ba mươi năm nên ai cũng náo nức. Cuộc gặp mùa thu có nỗi bâng khuâng trở về trường xưa, bùi ngùi gặp lại thầy cô cũ; cũng có sự tíu tít, hân hoan tái ngộ bè bạn sau nhiều năm xa cách. Vẫn tìm lại ghế đá, hàng cây và những trò nghịch dại. Vẫn tiếng hát hội ngộ sau bao cuộc chia tay và cả lời hẹn ước mùa thu sau. Các cô cậu học trò vừa hết lớp mười hai đã chọn cho mình con đường bước tiếp vào hành trình phía trước. Lớp học trò đàn em lại tất bật chuẩn bị bút mực, sách vở cho mùa khai trường. Mùa thu là mùa thơm trang sách mới, chỉ đợi tiếng trống trường đầu thu vang lên là năm học mới bắt đầu.

Những gian hàng bánh trung thu lác đác còn. Mới tuần trước thôi, mỗi thương hiệu góp vào một sắc màu, một hương vị đặc trưng đầy hấp dẫn. Trước nửa tháng tới Tết Trung thu mà nhiều nhà đã có thói quen mua bánh, thưởng thức bánh từ trước. Chị tôi vốn khéo tay chỉ trông đến mùa thu để trổ tài làm bánh. Cái thứ bánh nướng bánh dẻo làm theo phương pháp cổ truyền, không chất bảo quản và phụ gia để giữ nguyên hương vị mang đến sự khác biệt, khiến cho gian bếp mùa thu hiện đại, trang nhã toả hương thơm quyến rũ với bao nhiêu nguyên liệu đẹp mắt,… Vĩnh Yên chưa có thương hiệu bánh trung thu riêng cho thành phố. Thế nhưng trong nhiều gian bếp ấm cúng vẫn có những bàn tay người mẹ người vợ khéo léo tự làm bánh theo khẩu vị gia đình, mày mò làm bánh theo đúng vị xưa. Để những chiếc bánh không chỉ xuất hiện một lần vào trung thu mà nối nhau hiện diện trong nhà cả tháng trước đó. Nó khiến cho mùa thu trong lòng thành phố dường như đến sớm hơn…

Chiều cuối ngày, gió thu mát rượi thổi dài qua từng góc phố. Bên chén chè nức hương hoa cúc, chị tôi bày đĩa hồng giòn, cắt chiếc bánh nướng để dành từ rằm, chiếc bánh vừa ngấu thời gian, thơm thoang thoảng mùi lạp xường, dậy mùi lá chanh và vỏ quýt ủ hương. Cạnh đó, chiếc bình gốm Hương Canh cắm khéo léo những cành thị, cành na trĩu quả, nguyên lá. Màu nâu trầm của gốm tôn lên màu xanh của na, màu vàng óng của quả thị. Thưởng thức miếng bánh nướng ngầy ngật béo bùi cùng chén trà thu dậy khói thơm nghi ngút, câu chuyện giòn tan đậm đà phong vị mùa thu, trong tiếng hát nhè nhẹ da diết vang lên từ chiếc cát-xét cổ. Chỉ thế thôi, mùa thu Vĩnh Yên đã hiển hiện thật rõ nơi đây, dừng lại ở góc nhỏ, phố nhỏ yêu thương này. Chả có gì liên quan tới Hoàng Liên, nhưng trong tôi, hai câu thơ quen thuộc cứ trở đi trở lại:

Mùa thu dừng lại ở Vĩnh Yên

Để một mình tôi nhớ Hoàng Liên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thành phố Lai Châu – Khát vọng vươn xa
    Tối 29/8, UBND thành phố Lai Châu tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ I năm 2023 với chủ đề “Thành phố Lai châu – Khát vọng vươn xa”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Nắng Ba Đình'
    Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Nắng Ba Đình” do Báo Đại biểu nhân dân chủ trì, phối hợp tổ chức chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập Báo Đại biểu nhân dân.
  • Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển
    Nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển, Thủ tướng yêu cầu cần khẩn trương hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Lào Cai: Hấp dẫn chuỗi sự kiện tại Tuần lễ văn hoá Bảo Yên 2023
    (TN&MT) - Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống. Đồng thời, thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh đất và người Bảo Yên nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Từ 25-31/8, UBND huyện Bảo Yên – Lào Cai tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Bảo Yên 2023.
  • Tuần Văn hóa – Du lịch Mộc Châu 2023 diễn ra từ 28/8 đến 4/9
    (TN&MT) - Được tổ chức thường niên vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Tuần văn hóa du lịch Mộc Châu (Sơn La) năm nay gồm chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc.
  • Khánh thành “Khu vườn Hội An” tại CHLB Đức
    Ngày 25/8, lãnh đạo UBND TP. Hội An cho biết, tại Công viên Nhân dân thành phố Wernigerode, CHLB Đức đã diễn ra Lễ khánh thành “Khu vườn Hội An” và đặt bảng tên Cầu Hội An vào chiều 24/8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 diễn ra tại Đức từ ngày 25 - 27/8/2023.
  • Sức hút du lịch Lai Châu
    (TN&MT) - Lai Châu hấp dẫn và lôi cuốn du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những đỉnh núi đẹp, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn vì những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của các dân tộc với những lễ hội độc đáo đặc sắc, đây chính là những yếu tố tạo nên sức hút cho du lịch Lai Châu.
  • Quảng Nam đề nghị đưa “Nghề chế biến Mỳ Quảng” vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn số 5312/UBND-KGVX ngày 10/8/2023 gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam”.
  • Lễ hội Ẩm thực chay Quận 7 - Năm 2023
    Lễ hội ẩm thực chay Quận 7 - năm 2023 sắp diễn ra tại Cầu Ánh Sao - Công viên Cảnh Đồi (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh). Với quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, cùng nhiều hoạt động như: cuộc thi “Green Chef 2023”, mâm cỗ chay đặc sắc nhất, chương trình văn nghệ, đại tiệc buffet trên 10.000 người,…
  • Quảng Trị: Vận động xây dựng quỹ "Hoa dâng mộ Liệt sĩ"
    Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị tổ chức đợt vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng Quỹ “Hoa dâng mộ liệt sĩ” để dâng cúng, gắn bình hoa lên hơn 50.000 phần mộ tại 72 nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình
    (TN&MT) - Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các nền tảng số, sản phẩm báo chí số; tăng cường hợp tác quốc tế… là những nội dung được đưa ra trao đổi trong “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình” với sự tham gia của hơn 200 phóng viên, biên tập viên các đài phát thanh - truyền hình trên cả nước.
  • Hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh
    (TN&MT) - Với chủ đề “Tự hào – Tiếp bước”, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường TP.HCM đã cất lên những lời ca, tiếng hát, điệu múa thể hiện niềm tự hào và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho thành phố anh hùng.
  • Khởi động hành trình đi tìm Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam
    Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi “Miss Nature Việt Nam 2023 - Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam 2023” họp báo thông tin về cuộc thi.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO