Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 23/7/2025 8:9 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 30/01/2023, 17:25 (GMT+7)

Múa sư tử ngày xuân trên Xứ Lạng

Thứ Hai 30/01/2023 , 17:25 (GMT+7)

(TN&MT) - Mỗi độ xuân về, khi những cánh đào e ấp nở khắp núi rừng, đồng bào các dân tộc ở Xứ Lạng lại nô nức trẩy hội xuân. Song hành cùng các lễ hội là hình ảnh những chú sư tử mèo với những điệu múa khỏe khoắn, rộn ràng, tạo nên không khí tưng bừng, rộn rã những ngày đầu năm.

Niềm tự hào với người dân tộc Tày, Nùng

Trong tiếng Nùng, sư tử mèo là “kỳ lằn”, tức kỳ lân - một trong Tứ linh: long, lân, quy, phụng. Mỗi độ tết đến xuân về, đội múa sư tử mèo đi từng nhà trong bản để cầu cho gia chủ sức khỏe, năm mới ăn nên làm ra. Đầu năm, sư tử xuất hiện là điềm lành, tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, sư tử đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó.

anh-mua-su-tu-2.jpg

Mỗi độ tết đến xuân về, đội múa sư tử mèo đi từng nhà trong bản để cầu cho gia chủ sức khỏe, năm mới ăn nên làm ra.

Theo các nghệ nhân, múa sư tử dân tộc Tày, Nùng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa đựng nhiều thành tố: Âm nhạc, mỹ thuật, múa… có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và nhiều giá trị khác thể hiện một cách sinh động, hấp dẫn về nhân sinh quan, thế giới quan, tư tưởng, tình cảm, khát vọng của đồng bào Tày, Nùng. Phản ánh lối sống chân thành, mộc mạc, giản dị, giàu lòng yêu thương, nhân ái, tôn kính thánh thần, sống hài hòa với thiên nhiên.

Thông qua những điệu múa sư tử, còn chứa đựng những giá trị nhân bản mang tính hướng thiện, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần thượng võ, đạo lý đối nhân xử thế giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và xã hội… Qua nhiều thế hệ, múa sư tử mèo đã trở thành niềm tự hào với người dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn, là hình thái sinh hoạt văn hóa có sức lan toả mạnh mẽ, là linh hồn tạo nên sức sống, sự vui tươi, sôi động, náo nhiệt trong các ngày lễ, tết.

Thông thường, một tiết mục múa sư tử sẽ chia làm hai phần, với từ 8 đến 16 người tham gia biểu diễn. Gồm phần múa sư tử và phần biểu diễn võ thuật cùng một số tiết mục như nhào lộn, nhảy cao, trồng cây chuối, đi bằng tay… Tùy vào không gian, địa điểm, mục đích, yêu cầu, múa sư tử mèo có nhiều nghi thức, điệu múa và các trò diễn phù hợp. Mỗi con sư tử mèo mang một sắc thái riêng trong mỗi vũ điệu. Người đội đầu sư tử phải rất khỏe, nhanh nhẹn để trình diễn những cú vồ mồi uốn lượn một cách tài tình trong tiếng reo hò, cổ vũ của người dân.

Ngày hôm đó, cũng là ngày hội lớn trên các bản làng vùng cao. Không phân biệt già, trẻ, gái, trai, mọi người nô nức rủ nhau đến xem múa sư tử, lạy cúng thổ công, tiếng chiêng, tiếng trống của đội múa sư tử vang rền khắp bản làng. Kết thúc buổi lễ, đội múa sư tử sẽ đến từng nhà trong thôn để múa, cầu cho gia chủ một năm mới an khang thịnh vượng, xua đuổi tà ma, diệt mọi ôn dịch, giúp chăn nuôi, làm ăn dễ dàng, đời sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt bội thu.

anh-mua-su-tu-3.jpg

Lạng Sơn hiện có gần 100 đội múa sư tử mèo, trên 600 nghệ nhân có thể thực hành các điệu múa, trò diễn…

“Nhà tôi ở thành phố, nhưng đã thành thông lệ, mỗi năm tết đến xuân về, gia đình tôi và hàng xóm ở đây cùng nhau đón các đội múa sư tử mèo từ các xã đến từng nhà múa để cầu bình an, sức khỏe và may mắn. Mỗi lần xem các điệu múa, chúng tôi cảm thấy sức sống tràn trề hơn, không khí vui tươi, rộn rã hơn rất nhiều.” - Bà Hoàng Thị Nguyệt (TP.Lạng Sơn) chia sẻ.

Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cần bảo tồn, phát huy

Để có những điệu múa sư tử mèo hấp dẫn, độc đáo, mang đậm văn hóa truyền thống của đồng bào Tày, Nùng Xứ Lạng, không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của người múa, mà phần quan trọng không kém là những đạo cụ múa sư tử như trống, thanh la, não bạt, chũm chọe, mặt sư tử, mặt báo đông, nả lình (mặt khỉ), chiêng, chũm xòe, đinh ba chạc… do các nghệ nhân chế tạo ra.

Trong đó, riêng đầu sư tử phải có hai cái, một đầu sư tử lớn và một đầu sư tử con được trang hoàng sặc sỡ, cầu kỳ, đính những tua chỉ vàng lóng lánh dưới hàm sư tử, những quả bông ngũ sắc lên đỉnh đầu và tai sư tử, trông rất dữ dằn. Ngoài ra, còn có thêm mặt nạ đười ươi, khỉ rất ngộ nghĩnh, cùng các thứ vũ khí như gậy, tay thước, côn, đinh ba, mã tấu, hai đôi đèn lồng lớn để múa ban đêm…

Được chứng kiến từ nhỏ những điệu múa sư tử đã hun đúc trong nghệ nhân Hoàng Thanh Huy (xã Hội Hoan, huyện Văn Lãng) sự hứng thú, yêu thích với công việc chế tác đạo cụ múa sư tử mèo. Năm 2003, nghệ nhân Huy bắt đầu chế tạo mặt và các đạo cụ múa sư tử mèo.

"Để làm ra sản phẩm đạo cụ hay đầu sư tử mèo, cần sự tinh tế, tỉ mỉ, khéo léo của người nghệ nhân, đảm bảo sự hài hòa về màu sắc, sắc nét trong từng đường vẽ, thể hiện đầy đủ thần thái của con sư tử. Mỗi năm, tôi đều làm từ 8 đến 12 sản phẩm đầu sư tử mèo và các đạo cụ kèm theo để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của bà con trong thôn, xã và các lễ hội. Tôi rất vui và tự hào khi sản phẩm mình làm ra được mọi người trong xã, huyện, tỉnh biết đến, giới thiệu ra các địa phương khác, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc." -anh Huy chia sẻ.

Còn ông Hoàng Văn Cải, (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc) với hơn 24 năm gắn bó, thực hành và truyền dạy những điệu múa sư tử mèo, ông đã rất thuần thục với các trò diễn, các quy tắc trong nghi thức, nghi lễ, hoạt động múa sư tử truyền thống của dân tộc Tày, Nùng. Theo ông Cải, múa sư tử mèo có rất nhiều bài biểu diễn khác nhau, mỗi bài múa đi kèm một điệu nhạc, như bài múa đi đường, múa chúc mừng năm mới, múa tại lễ hội, múa võ tay không, múa đinh ba chạc, nhảy qua ống cót… Ông Cải còn truyền dạy các điệu múa cho gần 100 học trò là con em đồng bào tại địa phương.

anh-mua-su-tu-4.jpg

Truyền dạy múa sử tử, múa võ cho con em đồng bào Tày, Nùng ở Xứ Lạng…

Với những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc, năm 2017, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định công nhận múa sư tử của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn là loại hình Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng, hướng tới xây dựng di sản múa sư tử thành sản phẩm du lịch, tạo nên sự hấp dẫn riêng có của nền văn hóa Xứ Lạng, năm 2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2030”.

Trong đó, chú trọng công tác kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm về múa sư tử dân tộc Tày, Nùng. Phụng dựng, bảo tồn một số điệu múa, trò diễn truyền thống trong múa sư tử. Truyền dạy gắn với xây dựng, hình thành và khôi phục đội múa sư tử dân tộc Tày, Nùng. Xây dựng mô hình làng văn hóa truyền thống về bảo tồn và phát huy giá trị múa sư tử gắn liền với phát triển du lịch.

Thực hiện Đề án, năm 2022, Sở VHTT&DL Lạng Sơn đã tổ chức thành công Hội thi Múa Sư tử dân tộc Tày, Nùng lần thứ nhất, với sự tham gia của 10 đội múa, gần 160 nghệ nhân đến từ 8 huyện, thành phố. Với những bài múa, trò diễn đặc trưng tiêu biểu như Múa nghi thức chào, bái trống, nghi thức mở mắt; Múa đi đường, múa chào nhau, chào khán giả; Múa vui hội lồng tồng; Múa võ cổ truyền…

anh-mua-su-tu-1.jpg

Múa sử tử ở Lễ hội Phài Lừa (Hồng Phong, Bình Gia, Lạng Sơn)

Đón xuân trên Xứ Lạng, du khách hãy ghé thăm những bản làng vùng cao yên bình để được tận hưởng không khí trong lành, chiêm ngưỡng những đường quyền nhịp nhàng, uyển chuyển nhưng đầy khí thế, mạnh mẽ của những chú sư tử mèo, hòa nhịp cùng tiếng trống, chiêng… đầy náo nhiệt. Chắc chắn sẽ tạo nên những dấu ấn khó quên…

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Dân tộc thiểu số 03/01/2025 - 22:51

    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

  • Bát Xát (Lào Cai): Khai mạc Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi
    Dân tộc thiểu số 19/12/2024 - 15:49

    (TN&MT) - Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức “Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn Bát Xát.

  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    Dân tộc thiểu số 04/12/2024 - 17:26

    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...

  • Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
    Dân tộc thiểu số 03/11/2024 - 08:37

    (TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

  • Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
    Dân tộc thiểu số 19/10/2024 - 21:45

    Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Dân tộc thiểu số 24/09/2024 - 18:49

    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    Dân tộc thiểu số 22/09/2024 - 21:20

    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.

  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    Dân tộc thiểu số 21/09/2024 - 16:55

    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất