Một thứ ánh sáng chậm trong thơ

Nhà thơ Đặng Huy Giang (Hội Nhà văn Việt Nam) | 31/10/2022, 22:16

(TN&MT) - “VANG ÂM TIẾNG SÓNG” - Sóng của quê hương, đất nước; sóng của tình yêu con người, tình yêu đôi lứa… luôn vang trong trái tim, để từ đó, những tứ thơ bật mầm…

Phàm đã là người sáng tác, quan trọng bậc nhất vẫn là đi và viết. Nói rốt ráo hơn là đi để viết. Ở đây, đi chính là để “nạp” cảm xúc và “nạp” trải nghiệm; còn viết là phần thể hiện bằng văn bản như một đòi hỏi tự thân. Trong đó, cảm xúc có tác dụng làm gia tăng chất xúc tác, còn trải nghiệm làm tăng sự tích lũy,... Riêng trải nghiệm là của từng người, thuộc về từng người, làm nên cái khác, cái độc đáo của từng người. Trên thế giới, người ta xếp sự hiểu biết qua việc đọc sách chỉ là “tri thức hạng hai”, còn sự hiểu biết qua trải nghiệm cá nhân mới là “tri thức hạng nhất”. Bởi sự đọc sách thuộc về số đông, còn sự trải nghiệm thuộc về số ít, đơn lẻ.



Ai cũng nhìn trăng, ngắm trăng và thấy trăng rất gần gũi, quen thuộc. Ai cũng thấy trăng thật đẹp, thật hấp dẫn trên bầu trời về ban đêm, nhất là vào đêm sáng trăng. Thế nhưng chỉ có Rítxốt - nhà thơ Hy Lạp lúc sinh thời nhận ra trăng của riêng ông qua con mắt của ông và sự trải nghiệm của ông thật khác người. Chính vì thế mà Rítxốt mới sở hữu hai câu thơ độc đáo lạ thường: Kìa vầng trăng trên trời/ Trông như lỗ thủng vậy.

Theo cách nói của dân gian thì “đi” là “đổi gió”, là làm thay đổi không khí, môi trường sống. Và sự “đổi gió”, thường bao giờ cũng đem lại sự thay đổi, tươi mới, giúp ta sống với hiện tại này và đời sống này đến từng khoảnh khắc, chiều sâu.

nha-bao-nha-tho-pgs-ts-nguyen-hong-vinh.-anh-nvcc.jpg
Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh

Đọc “Vang âm tiếng sóng”, tôi ngộ ra: Chính vì đi nhiều, trải nghiệm nhiều nên gia tài sáng tác của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh khá giàu có, cơ bản là các tác phẩm báo chí và thơ. Chỉ trong khoảng hai năm trở lại đây, những bài thơ mới sáng tác của ông đã đủ để in thành một tập thơ đầy đặn.

anh-dai-dien.jpg
Vang âm tiếng sóng là tập thơ thứ 11 của Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Tiếng sóng trong thơ là sóng của quê hương, đất nước; sóng của tình yêu con người, tình yêu đôi lứa

Bên cạnh đi nhiều, trải nghiệm nhiều, chỗ dựa của thơ ông chính là niềm tin và lòng yêu thương con người. Sự trải nghiệm và tình yêu thương trong ông đủ lớn để những xúc cảm bật thành thơ, như một sự giải thoát qua quá trình ghìm nén, chắt lọc cảm xúc. Nói không quá, chỗ dựa này đã trở thành động lực mang tính thường hằng để Nguyễn Hồng Vinh cầm bút viết. Và vì thế, ông đặt tên tập thơ thứ 11 này là VANG ÂM TIẾNG SÓNG: Sóng của quê hương, đất nước; sóng của tình yêu con người, tình yêu đôi lứa… luôn vang trong trái tim ông, để từ đó, những tứ thơ bật mầm, có bài thơ dung dị mà lắng sâu, có bài mang tính triết luận, có bài hầu như là diễn tả cái thường nhật của đời sống. Và dù ở dạng thức nào, với mức độ đậm nhạt khác nhau trong bạn đọc và công chúng yêu thơ, nhưng, thơ ông đều có sức cuốn hút và gây dấu ấn.

Với riêng tôi, tôi có cảm giác, nhờ “đi nhiều”, “thương và tin yêu con người” nên thơ Nguyễn Hồng Vinh càng có tầm khái quát và ôm trùm hơn. Những bài thơ: “Tổ quốc thiêng liêng”, “Tiếng sóng quê hương”, “Nhớ nắng miệt vườn”, “Một thoáng Cần Thơ”, “Ba Lòng vẽ lại dung nhan”, “Hoa mộc miên giữa đá”, “Sức hút Việt Nam”… đã thực chứng điều đó. Trong “Tổ quốc thiêng liêng”, ông gắn “người người lớp lớp” với “Tiến quân ca”: “Ngày đầu tuần, người người lớp lớp/ Hát “Tiến quân ca” trào dâng lồng ngực”. Trong “Tiếng sóng quê hương”, ông gắn mình với quê hương bản quán: “Dù ở chân trời góc bể/ Vẫn canh cánh nhớ cội nguồn có nhúm rau chôn đất”. Trong “Khắc khoải Sài Gòn”, ông nhắc nhở mọi người: Cuộc đời không có gì phải sợ, “chỉ sợ lòng người tự tạo bão giông…”.

“Vang âm tiếng sóng” có nhiều bài thơ tình ấn tượng, cho thấy sự say cháy và bừng rộ nhờ lối viết, cách triển khai rất riêng, tạo nên phong cách thơ Hồng Vinh. Chất ngẫm cảm, liên tưởng cũng được đẩy lên ở mức cao.

Đây là ví dụ thứ nhất:

Em rót vào anh tràn ly rượu

Hai ta lên xuống giữa trời mây

Sóng như tung lên rồi nhấn xuống

Con thuyền cứ thế ngả nghiêng say

(Tình say)

Ví dụ thứ hai:

Ngỡ em nhả tơ từ kiếp trước

Để anh ám ảnh một kiếp tằm

Kìa sông chảy xuôi, cá lội ngược

Đôi mình như mắc lưới tình duyên

(Nhả tơ)

Ví dụ thứ ba:

Hoa sưa trắng nỗi niềm xưa

Sáng - trưa - chiều - tối... đón đưa em về

Hoa sưa bừng nở, còn nghe

Tiếng chim líu ríu đầu hè... nhắc ai?

(Hoa sưa)

“Nhớ cà phê phố” là ví dụ thứ tư.

Đây là một bài thơ viết như “bắt được” vậy. Chính sự thiếu vắng, nói cụ thể là sự “thiếu em”, cùng những tiếc nuối, ngậm ngùi đã trở thành hồn cốt căn cơ của tứ thơ:

Phố xa

Anh ngóng đợi từng phút

Cà phê nhỏ giọt

Em xa hút...

Từ ngày trở về

Anh lẻ bóng

Nuối tiếc ngày xưa trong cõi lặng

Giá kim đồng hồ quay ngược

Em ơi!

Rõ ràng, người xưa thì chưa thấy, nhưng ngày xưa và những kỷ niệm xưa thì vẫn còn. Và nói theo Lý Bạch thì “Người” có thể “không bao giờ về” nhưng “Hương” tình yêu thì “không bao giờ mất”.

Tất nhiên, không chỉ có “Nhớ cà phê phố” mà cả “Hoa sưa”“Nhả tơ” cũng không hề kém cạnh. Một Hoa sưa” với “Hoa sưa trắng nỗi niềm xưa”, thật đáng nhớ. Một “Nhả tơ” với “Ngỡ em nhả tơ từ kiếp trước/ Để anh ám ảnh một kiếp tằm” để rồi anh và em “như mắc lưới tình duyên”, thật đáng nhớ!...

Còn những câu: “Cỏ sinh để mà xanh/ Héo vàng để thêm mượt lá” (Cỏ và anh), “Gói cả niềm yêu vào vạt áo” (Không biết gì), “Gió chiều phơ phất triền đê/ Còn đây vạt cỏ thầm thì hôm nao/ Đời người như giấc chiêm bao...” (Gặp lại) là những đơn vị thơ, chi tiết thơ đáng chú ý. Nên nhớ, trong thơ, đơn vị thơ, chi tiết thơ là rất cần thiết và là điểm nhấn cho mỗi bài thơ. Không có các chi tiết thơ, các đơn vị thơ, bài thơ không “đứng” được. Nói cách khác: Sở dĩ một bài thơ sống được trong lòng độc giả là nhờ các đơn vị thơ, các chi tiết thơ. Nhiều khi chúng như là những cái đinh “đóng” vào trí nhớ người đọc. Riêng “Khép - mở”, theo tôi là một tứ thơ lạ với nhiều ẩn ý hiện ra sau những khoảng mờ của chữ và nghĩa ở đằng sau hai câu hỏi không dễ trả lời:

Sân khấu đã sáng đèn

Sao nhìn không rõ mặt?

Cửa sông Hàn mênh mông

Mà hồn thơ lại khép?!

Hoặc ở đoạn kết bài “Tản mạn bên trong” gợi cho người đọc rất nhiều suy ngẫm về nhân tình thế thái trong thời cơ chế thị trường:

Mong là con người đích thực

Hãy BUÔNG tham vọng

Để đón nhận

Cái ta có thể trở thành

Đến với thơ có phần muộn màng. Nhưng dường như, để bù lại phần muộn màng ấy, mỗi khi có thể, ông cần mẫn viết, say sưa viết. Trong khoảng 12 năm (từ 2010 đến nay), nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh đã in trên 10 tập thơ với xấp xỉ cả nghìn bài. Chỉ riêng số lượng thôi, đối với một người làm thơ cận kề tuổi bát thập, đã là đáng kể và đáng nể. Bằng sự bền bỉ và bứt phá theo cách của mình, thơ Nguyễn Hồng Vinh được ví như một thứ ánh sáng chậm.

hung-tap-tho-da-xuat-ban-cua-pgs-ts-nguyen-hong-vinh.jpg
Gia tài thơ giàu có của Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến bài thơ “Ánh sáng chậm” của nhà thơ Bungari Bôgiđa Bôgilốp. Xin được trích bốn câu thơ dưới đây để khép lại bài viết này:

Các nhà thơ đến với đời chầm chậm

Ở trên ta như thể một vầng trăng

Một mặt trăng có lẽ đã chảy tan trong bóng tối của đêm

Để lại phía sau mây một vầng rạng sáng.

Phố Khuất Duy Tiến, đêm 27/9/2022

Bài liên quan
  • Nụ cười Tây Nguyên
    (TN&MT) - Tây Nguyên dồn cồng đuổi trống bắt chiêng quanh nhà rông, Tây Nguyên phải lòng tượng gỗ nhà mồ, Tây Nguyên rầm rập Bản Đôn, Tây Nguyên nồng nàn cơm mới...

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thành phố Lai Châu – Khát vọng vươn xa
    Tối 29/8, UBND thành phố Lai Châu tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ I năm 2023 với chủ đề “Thành phố Lai châu – Khát vọng vươn xa”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Nắng Ba Đình'
    Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Nắng Ba Đình” do Báo Đại biểu nhân dân chủ trì, phối hợp tổ chức chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập Báo Đại biểu nhân dân.
  • Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển
    Nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển, Thủ tướng yêu cầu cần khẩn trương hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Lào Cai: Hấp dẫn chuỗi sự kiện tại Tuần lễ văn hoá Bảo Yên 2023
    (TN&MT) - Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống. Đồng thời, thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh đất và người Bảo Yên nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Từ 25-31/8, UBND huyện Bảo Yên – Lào Cai tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Bảo Yên 2023.
  • Tuần Văn hóa – Du lịch Mộc Châu 2023 diễn ra từ 28/8 đến 4/9
    (TN&MT) - Được tổ chức thường niên vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Tuần văn hóa du lịch Mộc Châu (Sơn La) năm nay gồm chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc.
  • Khánh thành “Khu vườn Hội An” tại CHLB Đức
    Ngày 25/8, lãnh đạo UBND TP. Hội An cho biết, tại Công viên Nhân dân thành phố Wernigerode, CHLB Đức đã diễn ra Lễ khánh thành “Khu vườn Hội An” và đặt bảng tên Cầu Hội An vào chiều 24/8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 diễn ra tại Đức từ ngày 25 - 27/8/2023.
  • Sức hút du lịch Lai Châu
    (TN&MT) - Lai Châu hấp dẫn và lôi cuốn du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những đỉnh núi đẹp, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn vì những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của các dân tộc với những lễ hội độc đáo đặc sắc, đây chính là những yếu tố tạo nên sức hút cho du lịch Lai Châu.
  • Quảng Nam đề nghị đưa “Nghề chế biến Mỳ Quảng” vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn số 5312/UBND-KGVX ngày 10/8/2023 gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam”.
  • Lễ hội Ẩm thực chay Quận 7 - Năm 2023
    Lễ hội ẩm thực chay Quận 7 - năm 2023 sắp diễn ra tại Cầu Ánh Sao - Công viên Cảnh Đồi (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh). Với quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, cùng nhiều hoạt động như: cuộc thi “Green Chef 2023”, mâm cỗ chay đặc sắc nhất, chương trình văn nghệ, đại tiệc buffet trên 10.000 người,…
  • Quảng Trị: Vận động xây dựng quỹ "Hoa dâng mộ Liệt sĩ"
    Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị tổ chức đợt vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng Quỹ “Hoa dâng mộ liệt sĩ” để dâng cúng, gắn bình hoa lên hơn 50.000 phần mộ tại 72 nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình
    (TN&MT) - Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các nền tảng số, sản phẩm báo chí số; tăng cường hợp tác quốc tế… là những nội dung được đưa ra trao đổi trong “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình” với sự tham gia của hơn 200 phóng viên, biên tập viên các đài phát thanh - truyền hình trên cả nước.
  • Hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh
    (TN&MT) - Với chủ đề “Tự hào – Tiếp bước”, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường TP.HCM đã cất lên những lời ca, tiếng hát, điệu múa thể hiện niềm tự hào và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho thành phố anh hùng.
  • Khởi động hành trình đi tìm Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam
    Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi “Miss Nature Việt Nam 2023 - Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam 2023” họp báo thông tin về cuộc thi.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO