“Môi trường xanh” gắn với phát triển bền vững

Thanh Tâm | 15/03/2023, 13:29

Về xã Hoằng Thái (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) hôm nay, diện mạo nông thôn mới đã thay đổi toàn diện, các tuyến đường sạch sẽ, khang trang; công tác vệ sinh môi trường luôn được chú trọng. Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt “môi trường xanh” gắn với giảm nghèo bền vững đã là tiền đề để có một Hoằng Thái phát triển như hôm nay.

Sau 03 năm thực hiện Kế hoạch 99/KH-UBND của UBND huyện về chỉnh trang cảnh quan đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2019-2025; 01 năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/HU, Kế hoạch 89/KH-UBND, Đề án 1089/QĐ-UBND của UBND huyện về: mỗi xã, thị trấn một năm xây dựng một thôn, tổ dân phố kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, đề án cải tạo vườn hộ xây dựng vườn mẫu trên địa bàn xã Hoằng Thái hiệu quả đạt được rất lớn đó là bộ mặt nông thôn xã sáng – xanh – sạch – đẹp, đời sống nhân dân được nâng lên.

Chính quyền xã Hoằng Thái thường xuyên tổ chức các đợt ra quân chỉnh trang cảnh quan, dọn vệ sinh môi trường trong và ngoài khu dân cư, nơi công cộng, cơ quan, trường học để thu dọn rác thải, cắt tỉa cây cối; tiến hành trồng hoa, cây bóng mát, lắp đặt cụm, tuyến pano tuyên truyền và làm đường điện ánh sáng, quét vôi ve tường rào, làm cổng chào,...làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của Nhân dân trong việc chăm sóc cảnh quan tươi đẹp và bảo vệ môi trường.

1(2).jpg

Cảnh quan môi trường xanh – sạch –đẹp ở xã Hoằng Thái

Các tuyến đường chính trong xã khang trang được trồng cây, trồng hàng cây xanh có nét đẹp như: đường Thái-Thắng (HH.26) và HT3, HT4 bố trí điện chiếu sáng, pa nô tuyên truyền, vẽ tranh bích họa để làm điểm nhấn. Hoàn thành xong đầu tiên của huyện việc đánh số nhà, tên đường và cắm xong biển chỉ dẫn địa giới hành chính đặt ở tuyến đường ranh giới các xã giáp ranh.

Các trường học đã triển khai chỉnh trang khuôn viên, trồng cây, trồng hoa, vôi ve tường rào, sửa chữa nhà vệ sinh; giáo viên và học sinh tích cực tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường khu tương niệm Mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ gắn với công viên mi ni của xã, trường Mầm non, Tiểu học vẽ tranh bích họa. Trạm y tế xã đã kết hợp chỉnh trang cảnh quan với xây dựng vườn cây thuốc Nam.

2(2).jpg

Dọc các tuyến đường trên địa bàn xã đều có thùng rác để phân loại rác

Trên địa bàn xã đã xây dựng được 8 vườn mẫu gồm: 3 vườn trên 500 m2; 5 vườn từ 100 m2 đến dưới 500 m2 tại các thôn 1, thôn 2, thôn 4. Các vườn mẫu được bố trí hệ thống đường đi lối lại tiện cho việc đi lại chăm sóc, lắp đặt hế thống tưới nước tiết kiệm nhỏ giọt hoặc phun mưa.

Chị Nguyễn Thị Hiên, thôn 1 cho biết: Năm 2022 được sự vận động và hướng dẫn của xã, gia đình tôi đã cải tạo vườn, đăng ký xây dựng mô hình vườn sạch nhà đẹp. Khu vườn của gia đình đã được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ sau đó cải tạo trồng các loại hoa như: đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc. Việc cải tạo vườn tạp không chỉ tạo cảnh quan cho ngôi nhà, mà còn đem lại không gian thư giãn cho cả gia đình, là nơi cả gia đình cùng nhau chăm sóc, vun tưới để cho ra cả một vườn hoa đẹp.

3(2).jpg

Các hộ gia đình hào hứng tham gia xây dựng mô hình vườn sạch, nhà đẹp.

Đã lát vỉa hè trong khu dân cư được 11.779 m2 tại các tuyến đường chính của xã như ĐH-HH.26, HT3, các khuôn viên nhà văn hóa, công viên gắn với khu tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ; các khu mặt bằng đấu giá QSDĐ của xã. 100% các mặt bằng đất ở mới được đầu tư vỉa hè, rãnh nước, đường điện ánh sáng, cây xanh, các khu dân cư mới được quy hoạch theo hướng đô thị, theo Đề án của huyện phê duyệt.

Trồng đường hoa, viền cây 8,45 km; Trồng cây bóng mát 532 cây (đảm bảo 100% các tuyến đường có điều kiện được trồng hoa, trồng cây; khu nghĩa trang nhân dân được trồng cây xanh bao quanh)...., 350 chậu hoa. Tạo được tuyến đường hoa, đường cây có điểm nhấn được huyện và nhân dân trong ngoài xã ghi nhận có nét đẹp riêng và có điểm nhấn

Dọc tuyến đường giao thông chính của xã có gắn các pano tuyên truyền cụm, điểm: 1,6 km. Vẽ được 160 m2 tranh bích họa, Các trường học đều được vẽ tranh bích họa với các nội dung sinh động. Hoằng Thái là xã đầu tiên của huyện Hoằng Hóa hoàn thành việc đánh số nhà, tên đường và cắm xong biển chỉ dẫn địa giới hành chính đặt ở tuyến đường ranh giới các xã giáp ranh

4(2).jpg

Được sự vận động của xã, gia đình bà Lê Thị Diệp, thôn 2 đã xây dựng hố xử lý rác hữu cơ tại nhà

100% số rác thải trong địa bàn dân cư được thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải không quá 4 ngày 01 lần. Tổng số thùng đựng rác đạt tiêu chuẩn là: 620 thùng trong đó loại 120 lít: 10 thùng (tại các nhà trường và trạm y tế, công sở); 370 thùng loại 60 lít và 240 loại thùng khác, còn lại các hộ đều để rác trong thùng sơn. Số thùng được dán chữ theo CV 1983/UBND-TNMT là 1.200 thùng. Số hộ đã thực hiện xử lý rác thải hữu cơ sau phân loại là 160 hộ.

Theo cáo cáo của UBND xã Hoằng Thái, Tổng thu ngân sách năm 2022 đạt: 24.664 triệu đồng = 130,3%KH ; Tổng sản lượng lương thực có hạt là 1.873,2 tấn = 100,9%KH ; Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 7 ha tổng sản lượng năm 2022 đạt 22 tấn. Tình hình sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì ổn định và có bước phát triển thu hút hàng trăm lao động của địa phương vào làm việc tại các công ty trên địa bàn huyện, tạo thu nhập ổn định cho các hộ, góp phần chung vào việc phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững cho địa phương. Triển khai rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022: Kết quả sơ bộ hộ nghèo 24 hộ 2,1%, cận nghèo 15 hộ = 1,3 %, giảm so với những năm trước. 32/36 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch như tổng giá trị sản xuất đều tăng so với cùng kỳ, Quản lý đất đai xây dựng cơ bản có chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng xã, thôn kiểu mẫu, thôn thông minh theo bộ tiêu chí quốc gia. thực hiện tốt kế hoạch 99, kế hoạch 89 và đề án 1089 của UBND huyện, và nghị quyết 14 của huyện ủy. Chuyển đổi số cấp xã, ATTP nâng cao, công tác giải phóng mặt bằng vận động nhân dân hiến đất mở rộng tuyến đường thôn 4, thôn 5 được nhân dân dân đồng tình ủng hộ.

Ông Trịnh Hữu Vui – Chủ tịch UBND xã Hoằng Thái chia sẻ: Công tác bảo vệ môi trường luôn được chính quyền xã Hoằng Thái chú trọng, xây dựng môi trường xanh – sạch –đẹp là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế bền vững. Đảng ủy, UBND xã Hoằng Thái đã ban hành nhiều các văn bản chỉ đạo và các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện Luật bảo vệ môi trường hiệu quả. Từ đó, tạo nên một Hoằng Thái giữ vững tiêu chí môi trường xanh gắn với phát triển ổn định, bền vững.

Trong năm 2023, UBND xã Hoằng Thái đề ra nhiều giải pháp để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững như: Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường; đẩy mạnh công tác GPMB, đấu giá quyền sử dụng đất; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường; thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong đầu tư xây dựng, đất đai, môi trường.Tăng cường giám sát, kiểm tra đôn đốc công ty thu gom, xử lý rác thải theo đúng các nội dung trong hợp đồng. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi.

Bài liên quan
  • Yên Bái: Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Vùng cao, vùng đồng bào dân tộc tỉnh Yên Bái đã và đang có những bước phát triển vượt bậc; "điện, đường, trường, trạm” được xây dựng khang trang; cái đói, cái nghèo đang từng năm khép lại; quan trọng hơn là cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn đang chuyển dịch đúng hướng. Đó là nền tảng vững chắc để vùng cao đi lên bằng nội lực và tiềm năng thế mạnh của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
(TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
  • Đầu tháng 10/2023, không khí lạnh có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ
    (TN&MT) - Ngày 29/9, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ ngày 1-31/10/2023, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết không khí lạnh trong tháng 10/2023 sẽ bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Đồng Nai: Yêu cầu kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7529/STNMT-CCBVMT gửi đến UBND các huyện, thành phố Long Khánh về việc kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO