Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa

Mai Đan (Tổng hợp từ UN News) | 06/09/2022, 11:16

(TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.

Giai đoạn từ năm 2021 đến 2022, thế giới chứng kiến rất nhiều thảm họa, từ những đợt nắng nóng kỷ lục ở British Columbia (Canada), đến cháy rừng ở Địa Trung Hải, lũ lụt ở Nigeria và hạn hán ở Đài Loan (Trung Quốc). Khoảng 10.000 người đã mất mạng và thiệt hại khoảng 280 tỷ USD trên toàn thế giới.

trang-16.jpg
Khoảng 10.000 người đã mất mạng và thiệt hại khoảng 280 tỷ USD trên toàn thế giới.

Báo cáo mới nhất về rủi ro thiên tai có mối liên kết với nhau của Viện Môi trường và An ninh Con người (UNU - EHS) của Đại học Liên Hợp Quốc cho thấy, nhiều thảm họa này có chung nguyên nhân. Đồng thời, các tác giả của nghiên cứu nhận thấy rằng, các giải pháp để ngăn ngừa hoặc quản lý chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Kết nối những vấn đề liên quan

Tiến sĩ Zita Sebesvari, tác giả chính của Báo cáo và Phó Giám đốc UNU - EHS cho biết, ban đầu, các thảm họa xảy ra ở những khu vực hoàn toàn khác nhau trên thế giới dường như không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, khi bắt đầu phân tích chi tiết hơn sẽ thấy, các thảm họa được gây ra bởi những nguyên nhân tương tự, như phát thải khí nhà kính hoặc tiêu dùng không bền vững.

Để đưa ra kết luận, nhóm nghiên cứu đã xem xét những khía cạnh sâu hơn của từng thảm họa và xác định các nguyên nhân ban đầu. Chẳng hạn, phá rừng dẫn đến xói mòn đất, do đó làm cho đất rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hiểm họa như lở đất, hạn hán và bão cát.

Một cuộc nghiên cứu sâu hơn nữa cho thấy, các nguyên nhân gây ra thảm họa xuất phát từ những vấn đề gốc rễ chung có bản chất hệ thống hơn, chẳng hạn như thông qua các hệ thống kinh tế và chính trị.

image1170x530cropped.jpg
Các đám cháy lan rộng tại Athens (Hy Lạp) do tác động của gió mạnh và nền nhiệt cao.

Phá rừng có thể bắt nguồn từ việc đặt lợi ích kinh tế lên lợi ích môi trường và do các hình thức tiêu dùng không bền vững.

Một số nguyên nhân gốc rễ phổ biến khác của các thảm họa trên toàn cầu được tìm thấy trong Báo cáo bao gồm sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển và sinh kế, phát thải khí nhà kính do con người gây ra...

Các mối liên hệ không chỉ dừng lại ở nguyên nhân gốc rễ mà còn ở những người chịu nguy cơ cao nhất. Các nhóm dễ bị tổn thương, trong cả các khu định cư và các hệ sinh thái tự nhiên, tiếp tục là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất của thiên tai.

Tuy nhiên, các giải pháp cũng có tính liên kết với nhau, có nghĩa là một loại giải pháp có thể được áp dụng trong nhiều bối cảnh để giảm tác động của thiên tai ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Ngoài ra, có nhiều giải pháp để giải quyết một thảm họa và chúng trở thành các giải pháp hiệu quả nhất khi được áp dụng kết hợp với nhau.

Chẳng hạn, giải pháp “Hãy để nó diễn ra tự nhiên” dựa trên sức mạnh của thiên nhiên để ngăn ngừa rủi ro và tránh thảm họa. Bên cạnh đó, các quy định về bảo vệ rừng có thể làm giảm nguy cơ cháy rừng lớn ở Địa Trung Hải; khôi phục các sông và suối ở đô thị có thể làm giảm tác động của lũ lụt như trận lũ lụt xảy ra ở New York (Mỹ) sau cơn bão Ida; và đầu tư vào việc thúc đẩy các hệ thống cảnh báo sớm có thể cải thiện khả năng dự đoán và tuyên truyền về các rủi ro.

Theo báo cáo, trong 3 hiện tượng được phân tích - sóng nhiệt ở British Columbia (Canada), núi lửa và sóng thần ở Tonga và lũ lụt ở Lagos (Nigeria) - các hệ thống cảnh báo sớm có thể đã giúp giảm thiểu số người tử vong liên quan.

“Tất cả chúng ta là một phần của giải pháp”

TS. Jack OConnor cũng là tác giả chính của Báo cáo cho biết, nếu chúng ta không muốn những thảm họa mà chúng ta đang trải qua trở thành những thảm họa diễn ra thường xuyên, chúng ta cần nhận ra mối liên hệ giữa chúng, cũng như các giải pháp của chúng. Chúng ta có giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và quản lý tốt hơn các nguy cơ, nhưng chúng ta cần khẩn trương đầu tư vào việc mở rộng quy mô và tăng cường hiểu biết về cách các giải pháp có thể kết hợp với nhau.

image1170x530cropped-1-.jpg

Con người là một phần của giải pháp

Không phải tất cả các giải pháp sẽ thuận tiện cho tất cả mọi người. Các giải pháp không chỉ giới hạn ở các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách hoặc khu vực tư nhân. Các nhà nghiên cứu khuyến khích những giải pháp này cũng có thể được thực hiện ở cấp độ cá nhân.

TS. OConnor cho rằng, chúng ta có thể phối hợp với nhau để chuẩn bị cho cộng đồng của mình trong trường hợp có thiên tai. Vấn đề là chúng ta, với tư cách cá nhân, là một phần của một hành động tập thể lớn hơn, giúp tạo ra sự thay đổi tích cực và có ý nghĩa. Tất cả chúng ta đều là một phần của giải pháp.

Bài liên quan
  • Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên
    (TN&MT) - Tại Tuần lễ Nước Thế giới 2022 diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển từ ngày 23/8 đến ngày 1/9, các diễn giả cảnh báo, nước ngầm - hỗ trợ cung cấp nước uống, hệ thống vệ sinh, trang trại, công nghiệp và hệ sinh thái - đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và bị lãng quên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022- 2023
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 17574/UBND-NN về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2022-2023.
  • Thiệt hại kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gia tăng ở châu Á
    (TN&MT) - Chỉ tính riêng trong năm 2021, thiệt hại kinh tế do hạn hán, lũ lụt và lở đất ở châu Á đã tăng vọt lên tới 35,6 tỷ USD, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người.
  • COP27: 9 quốc gia mới tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu
    (TN&MT) - Ngày 8/11, trong khuôn khổ Hội nghị COP 27 tại Sharm el Sheikh (Ai Cập), 9 quốc gia mới đã đồng ý tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), gồm: Anh, Mỹ, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Colombia. Các nước đã cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
  • COP27: Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
    Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
  • Giải pháp để năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở Đông Nam Á
    (TN&MT) - Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä vừa công bố báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra, việc phát triển các nguồn điện linh hoạt chính là yếu tố then chốt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng giảm phát thải khí nhà kính, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net-Zero).
  • Điện Biên: Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã.
    (TN&MT) - Lực lượng phòng, chống thiên tai tại các cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình; xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng; vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai; khu vực dễ bị chia cắt... Do đó, cần thường xuyên tăng cường kiến thức, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
  • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa
    (TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.
  • Pá Khoang (Điện Biên) mưa lớn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hoa màu
    (TN&MT) - Vừa qua, trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu của địa phương này.
  • Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép các phương tiện du lịch biển từ 10h ngày 2/7
    (TN&MT) - Từ 10h sáng 2/7, tỉnh Quảng Ninh sẽ ngừng cấp phép cho các phương tiện chở khách du lịch tham quan trên biển.
  • Lai Châu: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về giao thông
    (TN&MT) - Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã sạt lở gần 500 vị trí trên các tuyến quốc lộ và đường địa phương, gây thiệt hại gần 22 tỷ đồng.
  • Điện Biên: Thiệt hại hơn 6 tỷ do mưa lũ
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn trong những ngày qua, trên địa bàn các huyện: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của người dân
  • Lai Châu: Nhiều tuyến giao thông bị ách tắc do sạt lở đất
    (TN&MT) - Những trận mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ đêm 29/5 đến sáng ngày 30/5 đã gây sạt lở ta tuy dương, lún sụt mặt đường và ta luy âm, làm tạm thời ách tắc nhiều tuyến giao thông.
  • Biến đổi khí hậu đe dọa khả năng tiếp cận nước và vệ sinh
    (TN&MT) - Liên hợp quốc vừa cảnh báo biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực lên khả năng tiếp cận nước và vệ sinh của người dân nếu các Chính phủ không làm nhiều hơn nữa để đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng.
  • Quảng Ninh: Xây dựng phương án chủ động, sẵn sàng trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai, nhất là khi mùa mưa bão đang cận kề, TX.Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo sát thực, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO