Tài nguyên nước

Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái

Thanh Ngà 23/05/2023 17:36

(TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái tích cực triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

z4369857769803_2f29c47af19c4b34aabb77f0139af5d2.jpg
Trên 600.000 người dân của tỉnh Yên Bái được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh

Đối tượng được hưởng chương trình này là các hộ gia đình khu vực nông thôn, mỗi hộ gia đình sẽ được vay vốn ưu đãi 20 triệu đồng/1 hộ gia đình nhằm phục vụ việc xây mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, từ khi triển khai chương trình đến tháng 4/2023 đã có 92.577 hộ dân ở khu vực nông thôn được vay 959,7 tỷ đồng để làm mới, sửa chữa 149.509 công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó, có 74.604 công trình nước sạch, 74.905 công trình vệ sinh. Dư nợ đến tháng 4/2023 là 559 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,6% tổng dư nợ các chương trình.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến tháng 4 năm 2023 đã cho 4.195 hộ vay với số tiền 83.879 triệu đồng để sửa chữa xây mới 8.388 công trình nước sạch và công trình vệ sinh. Trong đó, có 4.194 công trình nước sạch, 4.194 công trình vệ sinh.

Trong quá trình triển khai chương trình luôn ưu tiên cho các địa phương thuộc danh sách xây dựng nông thôn mới trong từng giai đoạn. Nguồn vốn cho vay đầu tư vào các công trình này đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao sức khoẻ, đời sống của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

z4369858922150_94dfc08386c7a8e1f704c613449e0c23.jpg
Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho người dân được sử dụng công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn

Huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đang phấn đấu trở thành huyện nâng cao trong thời gian tới. Trong đó, tiêu chí về nước sạch cũng là một trong những tiêu chí quan trọng, phòng giao dịch NHCSXH huyện Trấn Yên đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng tiêu chí này.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngân – Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên cho biết: Đến thời điểm hiện nay, tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện đạt 487,6 tỷ đồng, tăng 21,6 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đã triển khai đạt 486,3 tỷ đồng với 9.810 hộ dư nợ, doanh số cho vay từ đầu năm đến nay trên 21 tỷ đồng. Trong đó, chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường đã cho 5.951 hộ gia đình vay, dư nợ 111,8 tỷ đồng.

Gia đình ông Lưu Văn Luận - Thôn Phúc Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên là một trong những hộ gia đình được sử dụng nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện Trấn Yên, ông Luận phấn khởi chia sẻ: “Những năm trước kia nước giếng của gia đình không thể dùng được nhất là khi mưa to, nước đỏ đục có mùi tanh. Cách đây 3 năm gia đình làm nhà đã được NHCSXH huyện Trấn Yên hỗ trợ cho vay ưu đãi 20 triệu đồng để xây lại giếng nước sinh hoạt và nhà vệ sinh, đến giờ nước trong và sạch, gia đình tôi yên tâm sử dụng”.

Cũng giống gia đình ông Luận, nhà bà Nguyễn Thị Toàn - Thôn Phúc Đình cũng đã sử dụng 20 triệu đồng từ NHCSXH huyện để nâng cấp và tư sửa lại công trình nước sinh hoạt và nhà vệ sinh. “Trước kia nguồn nước không đảm bảo vệ sinh rửa mặt rất dễ bị đau mắt và quần áo dễ bị chuyển màu vàng khi trời mưa to, từ ngày gia đình mua bình chứa nước sạch sẽ và xây lại giếng thì không bị tình trạng trên, nước rất sạch sẽ”, bà Toàn vui vẻ nói.

a4.jpg
Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93% góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành xây dựng nông thôn mới 

Có thể thấy, Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn dân cư sống thưa thớt, địa hình đồi núi cao, đèo dốc việc đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, đặc biệt là bà con vùng cao là điều không hề dễ.

Tính đến hết năm 2022, dân số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng trên 600.000 người, đạt tỷ lệ 93%. Trong đó, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp về sinh từ công trình cấp nước tập trung là 29% với 358 công trình; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp về sinh từ công trình nhỏ lẻ đạt 62% với khoảng 100.000 công trình. Điều này thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với người dân vùng khu vực nông thôn, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Bài liên quan
  • Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Yên Bái
    (TN&MT) - Tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%; đến năm 2030, đạt 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trên 50% dân số nông thôn sử dụng nước sạch sinh hoạt đạt quy chuẩn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
Đừng bỏ lỡ
  • Hải Dương: Sản xuất, cung cấp nước sạch gắn với chuyển đổi số, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Xác định đổi mới công nghệ và chuyển đổi số là yếu tố “sống còn” của doanh nghiệp do vậy, những năm gần đây, Công ty Cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Hải Dương đã tích cực áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác sản xuất, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, từ đó góp phần vào công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • Cần Thơ quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ hiện đang tập trung triển khai thực hiện các biện pháp nhằm quản lý, bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên nước trước tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố phát triển ngày càng bền vững.
  • Quảng Ngãi: Sử dụng nước hiệu quả, tiếp cận theo hướng tuần hoàn
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra ngày càng nghiêm trọng đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở Quảng Ngãi.
  • TP. Vinh (Nghệ An): Tất cả các mẫu nước sạch đều đạt yêu cầu
    Mới đây, vào ngày 06/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã có báo cáo về kết quả giám sát chất lượng nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt tại các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Theo đó, tất cả 10/10 mẫu nước sạch đều đạt QCĐP 01:2021/NA.
  • Quảng Ngãi: Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch
    Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hàng trăm công trình nước sạch, mỗi công trình có kinh phí đầu ít nhất là 500 triệu đồng, thậm chí có những công trình hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, vì nhiều lý do có hơn 90% các công trình cấp nước ở nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Nhanh chóng khắc phục kênh mương thuỷ lợi sau mưa lũ
    (TN&MT) – Sau khi bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra vào đầu tháng 8/2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực phối hợp với các đơn vị tu sửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo đủ nước cho bà con sản xuất vụ mùa.
  • Ninh Thuận: Thực hiện vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023
    (TN&MT) - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
  • Để những mạch nguồn chảy mãi
    Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ.
  • Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá đa dạng với hơn 270 hồ chứa, trên 970 đập dâng các loại, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn, góp phần tiết kiệm, giảm tỷ lệ thất thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
  • Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất đề nghị thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
    Sáng 29/8, UBDN TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1284/UBND-TNMT, về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
  • Luật hóa quy định bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
    (TN&MT) - Để nâng cao vai trò của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong việc thống nhất các hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay, đồng thời tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung và luật hóa các quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO