Mở rộng đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp người dân tăng thêm thu nhập

Khánh Ly | 15/11/2022, 21:06

(TN&MT) - Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trong rừng ngập mặn là một trong những hoạt động đang được ngành nông nghiệp định hướng sẽ chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Bước đầu, việc xây dựng thí điểm mô hình về chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã cho thấy hiệu quả tích cực.

Thêm thu nhập cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2015 với 4 loại hình dịch vụ: Thu từ cơ sở sản xuất thủy điện, thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, thu từ tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và thu từ cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Mức thu tiền DVMTR từ năm 2015 đến tháng 10/2022 là gần 33 tỷ đồng, bình quân gần 4,2 tỷ đồng/năm, thực hiện chi trả cho hơn 160.000 ha diện tích có rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng mỗi năm.

anh-1(1).jpg
Rừng ngập mặn che chắn bão gió, nuôi dưỡng tôm, cá tạo sinh kế cho người dân Đồng Rui

Trong khuôn khổ Dự án Hiện đại hoá ngành lâm nghiệp, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng mô hình thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên. Sở dĩ đối tượng chi trả được nghiên cứu mở rộng vì trong thực tế đã tồn tại một số mô hình tương tự tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), rừng ngập mặn tại xã Vĩnh Hải (tỉnh Sóc Trăng). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu quốc tế gần đây tại Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị… đều cho thấy, việc triển khai chi trả DVMTR đối với các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn là rất tiềm năng.

Qua nghiên cứu cho thấy, hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng Rui có diện tích và chất lượng tốt nhất ở khu vực miền Bắc. Từ năm 2006, rừng ngập mặn Đồng Rui được giao cho cộng đồng các thôn Thượng, Hạ, Trung và Bốn quản lý. Mỗi thôn đều thành lập các tổ quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn với số lượng 3-5 người, với nhiệm vụ chính là tuần tra, theo dõi, giám sát và xử lý tình huống vi phạm quy định quản lý bền vững rừng ngập mặn.

Theo bà Ngô Thị Liên, Trưởng cộng đồng Thôn Hạ (xã Đồng Rui) cho biết, tổng diện tích đất, rừng ngập mặn toàn xã lên tới hơn 2.700 ha (trong đó đất, rừng tự nhiên 1.855,35 ha, rừng phục hồi và trồng mới 927,4 ha). Thành tích này đã đưa xã Đồng Rui trở thành xã điểm trong công tác trồng, quản lý, bảo vệ và phục hồi trên địa bàn tỉnh, trong đó, có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng các thôn trong xã.

anh-2.jpg
Lãnh đạo và nhân dân xã Đồng Rui thả con giống thủy sản về môi trường tự nhiên

Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn ở địa phương rất tốt và có hiệu quả, song về lâu dài vẫn luôn có những khó khăn, thách thức. Kinh phí cấp cho quản lý bảo vệ rừng của nhà nước hiện còn thấp. Ý thức của một số người dân chưa tốt, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên có thể vì nhiều mục đích khác nhau mà tiếp tục xâm hại rừng dưới nhiều hình thức… - bà Ngô Thị Liên nhận định.

Trong những năm trước, các tổ được nhận kinh phí hoạt động từ một số dự án, tuy nhiên, hiện tại nguồn kinh phí này không còn nữa, bởi vậy từ năm 2019 trở lại đây, 400/1.874ha rừng ngập mặn Đồng Rui được cấp kinh phí quản lý bền vững từ nguồn ngân sách tỉnh với định mức là 450.000 đồng/ha/năm.

Hiện rừng ngập mặn Đồng Rui cung cấp nhiều loại thuỷ sản có giá trị cao (vạng, ngán, sá sùng, bông thùa…) cho khoảng 120-150 hộ gia đình/thôn (chiếm 60% số hộ gia đình trong xã) khai thác thủy sản từ rừng ngập mặn Đồng Rui. Sản lượng khai thác năm 2021 đạt 560 tấn, sản lượng từ nuôi trồng đạt trên 840 tấn.

Việc xây dựng mô hình thí điểm chi trả DVMTR đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đã bước đầu tạo ra các cơ chế khuyến khích hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và người dân tham gia quản lý và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng ngập mặn. Đồng thời, cung cấp thông tin thực tiễn nhằm cải thiện cơ chế, chính sách trong việc chi trả DVMTR.

TS. Trần Thị Thu Hà, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, qua quá trình thực hiện dự án cho thấy, đa số các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đều có nhận thức tốt về vai trò của rừng ngập mặn đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và có hiểu biết nhất định về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong phạm vi khảo sát, đã có 76,2% số hộ gia đình, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả với mức phổ biến từ 30 – 40% thuế đất nuôi trồng thuỷ sản, tương đương khoảng 900.000 – 1.200.000 đồng/ha đất được giao/năm.

Đa dạng hóa sinh kế dưới tán rừng ngập mặn

Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xã hội hóa nghề rừng, nâng cao giá trị gia tăng của rừng; huy động các nguồn lực của xã hội, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR vào việc bảo vệ và phát triển rừng, gắn với xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc, thiểu số ở vùng núi có đời sống gắn liền với rừng. Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo lập nguồn tài chính ngoài ngân sách, ổn định, bền vững phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng và sống gắn bó với rừng.

anh-3.jpg
Hiện rừng ngập mặn Đồng Rui cung cấp nhiều loại thuỷ sản có giá trị cao (vạng, ngán, sá sùng, bông thùa…

Mặc dù diện tích rừng ven biển chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích rừng quốc gia; nhưng rừng ven biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sóng, gió, hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê biển, bảo vệ sinh kế của người dân. Theo TS. Phạm Thu Thuỷ, Tổ chức CIFOR, rừng ngập mặn có thể cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ môi trường, như dịch vụ hấp thụ, lưu trữ, bể chứa các bon; bồi lắng và giảm bùn thải; chống xói lở bờ biển; chắn sóng; cung ứng nước sạch, lọc kim loại nặng, lọc ô nhiễm; cung ứng bãi đẻ; vẻ đẹp cảnh quan và nguyên liệu thực phẩm. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia thực hiện các chính sách liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn, như Indonesia, Mexico, Kenya, Bangladesh…

Một số vấn đề cần xem xét trong quá trình xây dựng, sửa đổi chính sách liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản như việc mở rộng đối tượng chi trả và hướng tới nhiều nhóm người mua, có cơ chế khuyến khích bảo tồn rừng ngập mặn hiện có. Tuy nhiên, cũng cần tính đến các yếu tố liên quan đến định lượng dịch vụ hệ sinh thái, tính bền vững của các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như bảo đảm điều kiện và tính công bằng trong chia sẻ lợi ích – bà Thủy nhấn mạnh.

Theo ông Lê Văn Thanh, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam: Việc xây dựng mô hình thí điểm chi trả DVMTR đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tại xã Đồng Rui là sự cần thiết. Qua việc thí điểm này sẽ giúp mở rộng nguồn thu cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại khu vực rừng ven biển, góp phần ổn định được sinh kế và hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, từ đó tạo tiền đề để áp dụng thực hiện cho các diện tích rừng ngập mặn khác của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và toàn quốc nói chung. Điều này cũng sẽ giúp các chính sách về chi trả DVMTR ngày càng hiệu quả, phù hợp với bối cảnh thực tiễn hiện nay. Thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để hoàn thiện chính sách, tham mưu cho Bộ NN&PTNT sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP, trong đó có nội dung liên quan đến DVMTR.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Niềm tự hào của người “bắt bệnh trời”
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã vinh dự được nhận Huân chương Độc lập. Ông đón nhận niềm vinh dự này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực KTTV vào đầu tháng 1 năm nay.
  • Ngày 23/3, nắng nóng ở hầu hết các vùng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (23/3), hầu hết khu vực trên cả nước sẽ nắng nóng, một số nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cảnh báo dự báo thiên tai: Tạo bước đột phá đổi mới
    (TN&MT) - Đó là mong muốn của Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ TN&MT) Trần Hồng Thái tại Hội thảo khoa học Dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng, thủy văn phục vụ công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra chiều 22/3 tại Hòa Bình.
  • Tái hoang dã để rừng là mái nhà của muôn loài
    (TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế luôn song hành với bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để rõ hơn về vấn đề này, Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Bá Phúc (ảnh) – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động: Thực tiễn và thách thức
    (TN&MT) - Hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới (23/3), sáng 22/3, tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) phối hợp với Trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”.
  • Dự báo thời tiết ngày 22/3, cả nước nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 22/3, khu vực Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực Nam Bộ chiều tối mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) rừng không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO