Mở lối giúp đồng bào Mông thoát nghèo

Bài và ảnh: Tuyết Trang - Quỳnh Trâm | 22/03/2021, 15:48

(TN&MT) - Sau 4 năm, thực hiện Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Mông, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), giai đoạn 2016 - 2020” với tổng số vốn khoảng 801 tỷ đồng nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của đồng bào, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đề án đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều bản có điện lưới quốc gia, đường giao thông, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đơn cử tại xã Pù Nhi, giai đoạn 2016 - 2020, xã được hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng để giúp người dân xây dựng các mô hình phát triển sản xuất như mô hình chăn nuôi bò, lợn, mô hình trồng cây hái quả, mô hình trồng lúa... Các chương trình đã mang lại hiệu quả khả quan, số hộ nghèo của xã năm 2017 là hơn 700 hộ, đến cuối năm 2019 giảm còn 562 hộ (trong đó có hơn 400 hộ là đồng bào người Mông), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 16 triệu đồng/năm.

img_2161.jpg
Chị Sung Thị Lâu, bản Toong, xã Pù Nhi thoát nghèo nhờ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất bằng bò sinh sản

Hộ ông Lâu Tông Cơ (dân tộc Mông, SN 1960, trú tại bản Pu Toong, xã Pù Nhi) vừa ra khỏi hộ nghèo hồ hởi: Năm 2018, tôi được xã Pù Nhi hỗ trợ giống cây trồng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, sau đó, tôi xây dựng mô hình trồng cây hái quả kết hợp chăn nuôi để nâng cao thu nhập.
Sau 2 năm, với tinh thần vượt khó, hiện gia đình ông đang trồng 200 gốc nhãn, 100 cây chuối, nuôi 5 con bò, 7 con lợn sinh sản, 1 ha ruộng lúa, thu nhập mỗi năm của gia đình đạt 90 triệu đồng/năm. “Tôi rất biết ơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để tôi được hỗ trợ vốn, giống vật nuôi, nhờ đó hộ gia đình tôi được thoát nghèo”, ông Cơ nói.
Tương tự, chị Sung Thị Lâu (dân tộc Mông, SN 1982), trú tại bản Toong, xã Pù Nhi, trước đây, gia đình nghèo, chị sống chủ yếu bằng việc đi nương rẫy nhưng vẫn không đủ nuôi sống gia đình. Năm 2017, UBND xã Pù Nhi đã hỗ trợ gia đình chị 1 con bò sinh sản trị giá 10 triệu đồng. Cùng với việc vay vốn ngân hàng, gia đình chị mạnh dạn thực hiện mô hình gia trại tổng hợp để làm kinh tế. Đến nay, gia trại của chị đã có 12 con bò, 200 con gà, 1 ha rừng trồng cây xoan, 6 sào lúa và 1 ha mía, bình quân đạt trên 100 triệu đồng/năm. Hiện nay, gia đình chị đã thoát nghèo, đó là thành quả của những chính sách đầy thiết thực cùng với tinh thần tự chủ vươn lên của người dân.

img_2170.jpg

Mặc dù bên cạnh những kết quả đạt được, việc ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông còn nhiều khó khăn như: Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, tập quán sản xuất lạc hậu chủ yếu dựa vào nương rẫy, trình độ dân trí thấp, một số người dân còn ỷ lại, chưa có ý chí vươn lên thoát nghèo..
Ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông, thông tin liên lạc để kết nối vùng dân tộc thiểu số và miền núi với vùng phát triển nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm do nhân dân sản xuất ra. Cùng với đó là giải quyết cơ bản vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, dạy nghề, tạo sinh kế cho đồng bào có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng trên địa bàn huyện biên giới này.

Mường Lát là huyện biên giới nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa, cũng là nơi đồng bào người Mông tập trung đông nhất với 3.148 hộ, cư trú ở 38 bản, thuộc 6 xã dọc biên giới. Bà con chủ yếu cư trú ở khu vực núi cao, rừng sâu, địa hình hiểm trở, do đó điều kiện kinh tế xã hội vô cùng khó khăn.

Bài liên quan
  • Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Vừa qua, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo tham vấn, vận động chính sách tái khởi động giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì Hội thảo.

(0) Bình luận
Nổi bật
EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện
EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện, đặc biệt là việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các biện pháp về tiết kiệm điện; xây dựng các kịch bản điều hành cung ứng điện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Đừng bỏ lỡ
  • PVEP - 35 năm: Viết tiếp truyền thống tự hào
    Trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, dưới sự định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của mình để trở thành đơn vị chủ lực, cốt lõi của Petrovietnam trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
  • EVNGENCO1 quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện
    Mục tiêu là mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Tổng công ty tiết giảm điện tối thiểu 10% so với cùng kỳ năm 2022; riêng trong các tháng cao điểm (tháng 5, 6, 7/2023) tiết giảm tối thiểu 15% so với cùng kỳ năm 2022.
  • EVN phản hồi về khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện
    Ngày 3/6/2023, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân đã có văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) phản hồi về  khoản lỗ 26.235 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời.
  • Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn về tình hình cung ứng điện
    Thực hiện Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, Bộ Công Thương đã có các chỉ đạo khẩn yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tập trung huy động hiệu quả mọi nguồn lực, chỉ đạo điều hành thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện.
  • Cùng nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại
    Phát huy vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Agribank Hoàng Su Phì tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, cùng nông dân phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.
  • Nông dân sản xuất xanh, an toàn từ Chương trình “Môi trường sạch - cuộc sống xanh”
    Ngày 6/6/2023, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và tiếp tục hành trình nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp, Công ty Syngenta Việt Nam phối hợp cùng Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang tổ chức Lễ phát động hoạt động trồng cây và Chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh” - thu gom vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng tại TP. Cần Thơ và Kiên Giang.
  • Mệt mỏi vì bị ép giá, nhà đầu tư bất động sản “quay xe” chờ thị trường hồi phục
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư (NĐT) gặp khó khăn về dòng tiền đã rao bán mảnh đất đang sở hữu. Tuy nhiên, trong bối cảnh “mua dễ, bán khó” nhiều chủ đất mệt mỏi vì bị “ép giá”. Không ít chủ đất "cắn răng" thoát hàng với giá thấp hơn kỳ vọng, nhưng cũng có nhiều người vẫn cố cầm cự chờ thị trường BĐS phục hồi.
  • PV Power “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới
    Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã triển khai chương trình “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm 2021 - 2025 “Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ, cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về biến đổi khí hậu.
  • PV GAS PMC tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo cho người lao động
    Công ty Quản lý dự án Khí (PV GAS PMC) đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Các hoạt động được triển khai rộng rãi, có hiệu quả, được các cấp ủy đảng, chính quyền và NLĐ ghi nhận, hưởng ứng tích cực.
  • Cấp điện gặp khó, Bộ Công Thương yêu cầu EVN nỗ lực trong vận hành hệ thống điện
    Trước tình hình cấp điện gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nỗ lực trong vận hành hệ thống điện, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hệ thống điện quốc gia phải được đảm bảo, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu thiết yếu của đời sống sản xuất.
  • SeABank được vinh danh Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng 2022
    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nằm trong hệ thống giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2022 (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022 - VOBA 2022).
  • Thị trường bất động sản đang tạo vùng đáy
    (TN&MT) - Sau gần 2 năm đóng băng, thị trường bất động sản (BĐS) đang ở thời điểm đáy và có những dấu hiệu hồi phục khi mặt bằng lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt sớm hơn dự kiến.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO