Mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

16/12/2013 00:00

(TN&MT) - Nhằm thích ứng với kịch bản BĐKH trong tương lai, TCMT thuộc Bộ TNMT đã nghiên cứu mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL.

(TN&MT) - Nhằm thích ứng với kịch bản BĐKH trong tương lai, TCMT thuộc Bộ TNMT đã nghiên cứu mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL.
   
Thiên nhiên đặc trưng vùng sông nước ĐBSCL
   
  Theo đó, việc xây dựng bộ tiêu chí làng sinh thái gồm: Xây dựng tiêu chí về cấp nước cho làng sinh thái khu vực ĐBSCL; tiêu chí xử lý nước thải cho làng sinh thái khu vực ĐBSCL; xử lý chất thải rắn trong làng sinh thái; tiêu chí về giao thông; tiêu chí về chiếu sáng công cộng; năng lượng; cây xanh; tiêu chí về nhà sinh hoạt cộng đồng cho làng sinh thái.
   
  Mô hình làng (cụm nhà) làng sinh thái bao gồm 15 – 20 căn nhà các hộ dân và một nhà sinh hoạt cộng đồng được bám dọc hai bên bờ kênh. Hệ thống giao thông chuyên chở sẽ dựa vào hệ thống kênh rạch cộng với đi bộ sinh hoạt hàng ngày tiếp cận các nhà bằng đường bê tông cấp phối, bề rộng mặt đường khoảng 2 -3m, với tiêu chí cho người đi xe máy, xe đạp hay đi bộ. Tiêu chí mô hình làng đáp ứng được các điều kiện làm việc sinh hoạt cho nông dân với các công việc chính là nuôi trồng thủy sản và các sinh hoạt thiết yếu khác.
   
  Một cụm dân cư khoảng 20 gia đình sẽ có một nhà sinh hoạt cộng đồng. Hai mục đích đưa ra: Một là đáp ứng công năng sử dụng chỗ sinh hoạt văn hóa cho người dân, hai là có thể làm nơi ứng cứu khi có lũ lụt dâng. Ngôi nhà được nghiên cứu để đáp ứng vấn đề tiết kiệm năng lượng và nhu cầu sử dụng cho khoảng 30 -35 người sinh hoạt. Khuôn viên diện tích đất cho nhà sinh hoạt cộng đồng dự kiến khoảng 3500 – 5000 m2 bao gồm nhà sinh hoạt cộng đồng, sân sinh hoạt chung, các chỗ để xe đạp, sân thể thao phía sau và hệ thống cây xanh đường nội bộ xung quanh.
   
  Ngoài ra, theo thiết kế mô hình còn đưa ra ba mẫu nhà nhằm thích ứng với tình hình của ĐBSCL. Mẫu nhà  một cho một hộ dân khoảng 6 nhân khẩu, khuôn viên đất cho mẫu nhà này khoảng 1750 mét vuông, kiến trúc ngôi nhà bao gồm 2 tầng: 1 lầu, 1 trệt.  Tầng trệt là không gian kín và hở dùng cho nguyên vật liệu nuôi trồng thủy sản, chỗ để dụng cụ thuyền lưới,.. đây cũng là không gian phân cách nước khi mùa mưa lũ hoặc do BĐKH gây nên. Tầng lầu là không gian dành cho sinh hoạt gia đình.  Mẫu nhà số hai được thiết kế cho một hộ dân khoảng 8 nhân khẩu, khuôn viên đất nhà này khoảng 1750 mét vuông, bao gồm không gian chính và không gian phụ (bếp và nhà vệ sinh). Mẫu nhà số ba với khuôn viên khoảng 1500 mét vuông, một mẫu nhà có diện tích tối thiểu khoảng 45 mét vuông, thiết kế cho hộ dân có 4 nhân khẩu. Các không gian được tận dụng tối đa diện tích, có phòng ngủ riêng bố mẹ, các không gian mở. Nền nhà được tôn cao khoảng 1,3m – 1,6m đề phòng kịch bản BĐKH nước biển dâng, chiều cao nhà từ 3 - 4 m. Các hình thái kiến trúc của ba mẫu nhà đều đơn giản, mái dốc phát triển từ kiểu truyền thống của Nam Bộ nhưng chi tiết và công năng hiện đại đáp ứng được nhu cầu mới của người dân.
   
  Theo thiết kế các mẫu nhà sử dụng phương pháp kết cấu nhẹ: mái lợp tôn hoặc lá dừa nước được xử lý, tường xây gạch dày 200. Vật liệu hoàn thiện là các vật liệu địa phương có thể mức độ cao thấp tùy thuộc khả năng kinh tế của các hộ dân.
Nguyễn Cường
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO