Miền Trung - Tây Nguyên nâng cao năng lực phòng chống thiên tai

24/07/2018, 15:23

Ngày 24/7, tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức Hội nghị PCTT khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2018 nhằm đánh giá toàn diện tình hình thiên tai, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

bsr
Năm 2017, thiên tai gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Năm 2017, thiên tai liên tục xảy ra với cường độ lớn và gây thiệt hại trên khắp cả nước, trong đó khu vực miền Trung-Tây Nguyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ quét, sạt lở đất, bão và sét đánh. Thiên tai đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản tại khu vực này với 157 người chết, mất tích; 430 người bị thương; hơn 4.000 nhà bị đổ, cuốn trôi; trên 230.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng... Tổng thiệt hại về kinh tế ước khoảng 31.765 tỷ đồng (chiếm 53% tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên toàn quốc).

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm nay tương đương năm 2017.

Từ nay đến cuối năm còn khoảng 4-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, riêng khu vực Trung Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng của 2-3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, do đó, các địa phương cần đề phòng những cơn bão mạnh và có hướng di chuyển phức tạp để giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ nhiều kinh nghiệm về tổ chức bộ máy, lực lượng, cơ chế điều phối trong PCTT của ban chỉ đạo, ban chỉ huy các cấp, bộ, ngành Trung ương và địa phương như: Công tác neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều và khu nuôi trồng thủy sản; công tác khắc phục hậu quả thiên tại, ổn định dân cư do lũ quét, sạt lở đất; chia sẻ mô hình thí điểm xây dựng phương án ứng phó với thiên tai; công tác chỉ đạo, điều hành hồ chứa đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa theo quy định...

Với mục tiêu nâng cao năng lực, chủ động PCTT, các địa phương từ Quảng Bình đến Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức, phân công cụ thể thành viên Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn các cấp, xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể và nghiêm túc triển khai thực hiện.

Các địa phương cần xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực PCTT, trong đó chú trọng bố trí nguồn lực, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn các cấp, kết nối trực tuyến với cơ quan PCTT Trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục ứng dụng tiến bộ khoa học trong công tác truyền tải thông tin, hệ thống nhắn tin SMS phục vụ công tác PCTT nhằm đưa thông tin đến tận thôn, bản và người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; rà soát, xây dựng phương án ứng phó với thiên tai tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai, kế hoạch PCTT, cũng như phương án ứng phó với lũ lớn, bão mạnh, siêu bão, sạt lở đất, lũ quét... đảm bảo sát với thực tiễn.

Ngoài ra, chủ động công tác dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc nhằm đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính sách; nâng cao năng lực dự báo mưa trên lưu vực cho tất cả các hồ, đập; tổ chức sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với khu vực thương xuyên có lũ nhằm giảm thiệt hại cho sản xuất, đặc biệt sản xuất nông nghiệp, thủy sản khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT cho rằng, để ứng phó với tình hình hạn hán, lũ lụt ngày càng diễn biến bất thường, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, thì vấn đề nâng cao năng lực, chủ động PCTT là hết sức quan trọng: “Người dân phải nhận thức được thiên tai xung quanh mình và tự nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, các tổ đội xung kích ở các thôn bản phải có phương án kế hoạch theo dõi tình hình thiên tai để huy động lực lượng tại chỗ triển khai thực hiện”.


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO