Mất quyền đòi lại đất được cấp khi không sử dụng đất nhìn từ một Án lệ

Phạm Oanh | 15/07/2020, 15:50

(TN&MT) - Theo quy định của Luật Đất đai 2013, nhà nước giao (cấp) quyền sử dụng đất là việc nhà nước ban hành quyết định cấp đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Lúc này, người được cấp đất sẽ có đủ quyền và nghĩa vụ với diện tích đất đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người được Nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì.

Trong trường hợp này, mặc dù Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác chưa quy định nhưng Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của người đã được nhà nước cấp đất trước đó. Người đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài trên thực tế sẽ được công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trước đó đã được giao cho người khác.

Người sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đây cũng là tình huống điển hình được phản ánh trong Án lệ số 33/2020  được công bố và có hiệu lực thi hành theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25/2/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ phản ánh một tranh chấp cụ thể về kiện đòi tài sản nhà, đất và tiền bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Hưng Yên.

Theo đó, một người đã được nhà nước cấp đất nhưng lại không sử dụng diện tích đất đó mà giao cho người khác sử dụng đất ổn định từ năm 1975. Trong quá trình sử dụng đất, vì là đất trũng nên người sử dụng đất thực tế đã phải thuê người lấp đất, tôn tạo nền và xây dựng, sửa chữa nhiều lần trên đất. Người được nhà nước giao đất có biết về những việc trên nhưng không có ý kiến và không có tranh chấp gì. Hơn nữa, người sử dụng đất thực tế hàng năm vẫn đăng ký kê khai, nộp tiền thuế quyền sử dụng đất đối với thửa đất này nên theo quy định của pháp luật thì người này thuộc trường hợp được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khẳng định, tại hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm tại Hưng Yên chỉ căn cứ vào việc người được giao đất, có tên trên bản đồ thửa đất ở địa phương và sổ mục kê đất nhưng không sử dụng đất trực tiếp thì không đủ căn cứ để xác minh người được cấp đất là chủ sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất này. Chính vì vậy, việc chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi lại đất và đồng ý để người được cấp đất chi trả một phần công sức cho người quản lý, sử dụng đất lâu dài là không đúng.

Tại Án lệ này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thiết lập nguyên tắc và sẽ áp dụng cho các trường hợp tương tự sau này là: Cá nhân được Nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất thì không có quyền đòi lại đất quyền sử dụng đất.

Hơn nữa, quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất đã xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai và nộp thuế quyền sử dụng đối với thửa đất này nên theo quy định của pháp luật đất đai thì người sử dụng đất thực tế thuộc trường hợp được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Án lệ trên một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của nhà nước là cá nhân được nhà nước giao đất phải sử dụng đất đúng mục đích và thực hiện nghiêm các quyền và nghĩa vụ khi được cấp đất. Hơn nữa, trong quá trình xử lý các vụ tranh chấp đất đai, pháp luật luôn tôn trọng tính lịch sử và thực tế trong quá trình sử dụng đất.

 

Bài liên quan
  • Luật Đất đai có quy định gộp thủ tục tách thửa và sang tên "sổ đỏ" hay không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Tuấn Dương hỏi: Bạn tôi có mảnh đất 196m2 (chiều rộng 8m) tại quận Long Biên, Hà Nội. Do điều kiện kinh tế khó khăn, bạn tôi muốn chuyển nhượng cho tôi 1 nửa diện tích đó. Nhưng tôi sắp đi công tác nước ngoài 3 tháng. Tôi và bạn muốn làm nhanh thủ tục sang tên "sổ đỏ" này. Xin hỏi, chúng tôi có thể gộp hai thủ tục tách thửa và sang tên "sổ đỏ" thành một được không và thời gian làm thủ tục này là bao nhiêu ngày, tôi phải đóng những loại thuế, phí gì?

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cấp “sổ đỏ” xâm phạm quyền, lợi ích của người khác, xử lý thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đỗ Thị Thường ở Thôn An Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hỏi: Năm 1995, gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) với mục đích “Đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài”.
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO