Mai Sơn (Sơn La): Triển khai công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước niên vụ nông sản 2022-2023

Nguyễn Nga | 16/09/2022, 20:37

(TN&MT) - Đoàn kiểm tra liên ngành UBND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trong hoạt động sơ chế, chế biến nông sản niên vụ 2022-2023 trên địa bàn huyện.

Theo đó, Đoàn liên ngành của UBND huyện sẽ triển khai kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước với các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản trên toàn huyện, tập trung tại các xã: Chiềng Mung, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Chung, Mường Chanh, Nà Ớt, Chiềng Dong, Cò Nòi.

1.jpeg

Mai Sơn triển khai kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước với các cơ sở sơ chế cà phê.

Nội dung kiểm tra, giám sát gồm: Giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước (Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép môi trường, các công trình xử lý nước thải, chất thải; hoạt động khai thác, xả nước thải vào nguồn nước); đăng ký kinh doanh, đầu tư xây dựng... của các tổ chức, cá nhân hoạt động sơ chế nông sản trên địa bàn.

Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu nêu trong Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận. Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải, khí thải, chất thải của các cơ sở được kiểm tra, giám sát (nếu cần thiết).

Quá trình kiểm tra, giám sát từ tháng 9/2022 đến hết tháng 5/2023. Dự kiến, trong tháng 9/2022, huyện Mai Sơn sẽ tổ chức hội nghị tuyên truyền các quy định về bảo vệ môi trường, nguồn nước; thống nhất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong hoạt động sơ chế, chế biến cà phê niên vụ 2022 – 2023.

Cùng với đó, giao UBND các xã tiếp tục rà soát, cập nhật danh sách các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sơ chế nông sản niên vụ 2021-2022 và dự kiến niên vụ 2022 – 2023 (có đầu tư máy móc phục vụ hoạt động sơ chế cà phê quả tươi). Với các cơ sở dự kiến sẽ tiến hành hoạt động, tổ chức kiểm tra hiện trạng, đánh giá các điều kiện để phục vụ hoạt động sản xuất, các cơ sở chỉ được phép hoạt động khi có đầy đủ các hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và phải có các công trình thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải,...), công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường để không gây ô nhiễm.

Theo lãnh đạo UBND huyện Mai Sơn, niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện đạt trên 86.000 tấn; 2 nhà máy trên địa bàn đã thu mua và sơ chế hơn 23.000 tấn cà phê quả tươi, chiếm 1/4 sản lượng.

Toàn huyện có 93 hộ đăng ký hoạt động sơ chế cà phê trong niên vụ 2021-2022; qua kiểm tra có 78 hộ đáp ứng điều kiện sơ chế, 78/78 hộ đã thực hiện đầu tư các hạng mục thu gom, xử lý nước thải sơ chế cà phê quả tươi theo Hướng dẫn của Sở TN&MT.

Sau khi kết thúc niên vụ vào cuối tháng 3/2022, UBND huyện đã chỉ đạo Đoàn kiểm tra của huyện thường xuyên giám sát hệ thống lưu chứa, xử lý nước thải của 78 hộ sơ chế cà phê; đôn đốc thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn các hố chứa nước thải sau niên vụ.

2.jpeg

Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sơ chế cà phê đã có chuyển biến tích cực; đã tự đầu tư hệ thống thu gom, lưu chứa và xử lý nước thải phát sinh theo hướng dẫn của Sở TN&MT.

Nhìn chung, niên vụ 2021-2022, bằng nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường trong hoạt động sơ chế nông sản có chuyển biến tích cực. Các hộ đã tự đầu tư hệ thống thu gom, lưu chứa, xử lý nước thải phát sinh, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải có xu hướng giảm nhiều so với trước đây.

Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp một số khó khăn do diện tích trồng và sản lượng cà phê trên địa bàn huyện đang ngày càng tăng; 2 cơ sở chế biến cà phê quy mô tập trung chưa tiêu thụ hết sản lượng cà phê tươi trên địa bàn, dẫn đến phát sinh hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quy mô hộ gia đình. Trong khi, việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sơ chế cà phê quả tươi, đạt quy chuẩn đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, mặt bằng rộng, các hộ sơ chế nông sản không có nghề và công việc ổn định, thu nhập chủ yếu phụ thuộc mùa vụ.

Dự kiến niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn khoảng trên 92.000 tấn; trong đó, Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La, HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Mường Chanh sẽ sơ chế khoảng 30% sản lượng, sản lượng còn lại do các nhà máy khác và cơ sở sơ chế quy mô nông hộ thu mua, sơ chế.

Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước niên vụ 2022-2023, UBND huyện đã giao các xã rà soát, yêu cầu các hộ dự kiến sơ chế niên vụ 2022-2023 đăng ký quy mô, công suất hoạt động trong niên vụ với UBND cấp xã, cam kết thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sơ chế ngay từ đầu niên vụ. Quá trình hoạt động phải thực hiện đúng quy mô, công suất, vận hành hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy định, trường hợp vượt quy mô công suất hoặc gây ô nhiễm môi trường thì dừng hoạt động sản xuất, xử lý nghiêm theo quy định.

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn các hộ đã đăng ký sơ chế cà phê quả tươi niên vụ 2022-2023 hoàn thiện các thủ tục về môi trường và hệ thống thu gom, lưu chứa, xử lý nước thải đảm bảo không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Chỉ đạo Đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động sơ chế nông sản niên vụ 2022-2023 và UBND các xã thực hiện giám sát, yêu cầu 78/78 hộ đã đầu tư các hố thu gom, lưu chứa, xử lý nước thải nạo vét, gia cố lại các hồ chứa đã có để phục vụ cho niên vụ mới.

Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã ký cam kết giữa Chủ tịch UBND cấp xã với Chủ tịch UBND huyện về tăng cường vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tiếp tục phối hợp với Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh để kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường với các cơ sở chế biến cà phê, tinh bột sắn quy mô tập trung trên địa bàn huyện Mai Sơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
  • Điểm sáng trong công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Thừa Thiên Huế
    (TN&MT) – Những năm gần đây tại Thừa Thiên Huế, nhiều loài động vật quý hiếm đã được người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên, qua đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD), góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO