Mai Châu – Hòa Bình: Ai cấp phép cho Công ty Tiến Phương lập trạm bê tông ngay hành lang QL6?

Đức Hải – Nhật Lam | 31/08/2021, 05:36

(TN&MT) - Suốt hơn 3 năm qua, người dân sinh sống tại khu vực ngã 3 Tòng Đậu, xã Tòng Đậu bức xúc trước việc Công ty TNHH Tiến Phương ngang nhiên san gạt đất, tạo mặt bằng làm trạm trộn bê tông. Nước xả thải cứ chảy thẳng về hồ Tòng Đậu.

Điều lạ, ý kiến người dân phản ánh nhiều về 1 số nhà sàn "mọc lên" làm điểm dừng nghỉ, lưu trú và trạm bê tông cùng bãi tập kết VLXD bất hợp lý này lên xã, huyện. Nhưng đến nay, vẫn tồn tại, có hay không việc khuất tất ở đây?

Trao đổi với phóng viên, chị H.T.N, một người dân địa phương, sinh sống tại ngã ba xã Tòng Đậu, ngay dưới chân đèo Thung Khe bất bình cho biết: “Khoảng hơn 3 năm nay, không hiểu được sự “giúp sức” của ai, mà chúng tôi thấy Công ty bê tông Tiến Phương lại cho máy xúc, máy gạt, gạt phăng đi cả 1 vạt đất ven đường quốc lộ 6, ngay trên đỉnh dốc, gần khu nghĩa địa đó để làm mặt bằng trạm trộn bê tông. Vật liệu xây dựng chở từ khắp nơi về, đánh đống lớn ven hành lang giao thông của đường QL6. Xe chở nặng, cát, mạt rơi vãi khắp.

Còn nước thải của trạm trộn, các anh cứ lội bùn, đi men theo hướng nhà nghỉ Bảo Ngọc mà vào sẽ thấy nó như thế nào. Ngày xưa, chúng tôi còn dùng nước hồ Tòng Đậu, còn giờ, nói thật, rất sợ. Bà con tiếc cả 1 hồ nước ngọt lớn, mà lại thành hồ nước bỏ hoang và có nguy cơ xâm hại bởi ô nhiễm môi trường. Đã đến lúc thường trực tỉnh ủy, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cần quan tâm, chỉ đạo, xem xét thực tế tại đây” - Chị N. cho biết.

Đoàn xe chở bê tông của Công ty Tiến Phương

 

Bãi vật liệu xây dựng đổ tràn ra hành lang an toàn giao thông QL 6

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Dũng, một người có thâm niên làm nghề đổ bê tông cũng cho biết: Cần phải xem xét cả đầu vào của nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng của doanh nghiệp này, bởi thời gian qua, tình trạng “cát tặc” Sông Mã chở ra khu vực QL6 này khá nhiều, rất nhiều doanh nghiệp “nhập nhoạng”, mua nguồn cát giá rẻ để làm hạ giá thành sản phẩm của mình đi. Nhưng lại vô hình trung, tiếp tay cho “cát tặc” có đường sống.

Theo chân 1 người dân sinh sống ở đây, người này đã chở phóng viên xuống ven hồ bằng xe máy. Và phóng viên đứng bên bờ quan sát sang phía bên kia nơi có trạm trộn. Phóng viên thấy nguy cơ ô nhiễm Hồ Tòng Đậu là có thật. Bởi hàng ngày, nhiều khối bê tông được trộn, sàng tại đây và chở đi các công trình. Vậy những nước thải, cát, nước xi sẽ trôi đi đâu? Nhất là khi trạm trộn bê tông Tiến Phương đặt ở trên cao, mà hồ Tòng Đậu nằm tọt xuống phía dưới.

Cũng theo anh Dũng phân tích, tình trạng VLXD đối với một số huyện như Mai Châu, Tân Lạc, Mộc Châu, Vân Hồ là khan hiếm. Cát trong đơn giá chủ yếu là lấy cát từ sông Đà chở lên. Điều đó khiến giá thành đẩy lên rất cao. Nhưng không hiểu sao, một số trạm trộn bê tông, bán bê tông tươi lại rất rẻ, chở khắp nơi. Liệu nguồn nguyên liệu đó có đúng quy định của pháp luật ? Điều này cứ thanh tra là sẽ rõ ngay, anh Dũng nhấn mạnh.

Những bãi cát, sỏi này đổ đây làm khuất tầm nhìn của các phương tiện giao thông

Rộng đường dư luận, Phóng viên đã đến UBND huyện Mai Châu để đặt lịch làm việc với ông Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu. Tiếp phóng viên, ông Nguyễn Phú Cường, Chánh Văn phòng UBND huyện Mai Châu sau khi nghe qua nội dung phóng viên đăng ký làm việc gồm: Đề nghị huyện cung cấp thông tin về việc trạm trộn bê tông của Cty Tiến Phương đặt tại ven đường Quốc Lộ 6, xã Tòng Đậu, có nằm trong việc vi phạm hành lang an toàn giao thông hay không? Báo cáo đánh giá tác động môi trường có không? Đất này là đất gì, Đất rừng hay đất phục vụ sản xuất công nghiệp, cùng các hoạt động khai thác khoáng sản khác trên địa bàn huyện Mai Châu...

Cần sớm làm rõ những khuất tất tại trạm bê tông Tiến Phương

Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Phú Cường cho biết, hiện lãnh đạo huyện đi họp, có gì sẽ “bố trí” làm việc sau. Nhưng rồi ông này “bặt vô âm tín”.

Tiếp đó, một thời gian trôi đi, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường tiếp tục gọi điện thoại đến cho ông Cường để hỏi, nhưng ông này không nghe máy (dù việc khác, ông này có trả lời), nhắn tin nội dung muốn tìm hiểu về trạm bê tông này thì ông Cường không trả lời dứt khoát sự việc!

Qua tìm hiểu phóng viên được biết: Trạm trộn bê tông Tiến Phương thuộc Công ty TNHH Tiến Phương, do ông Đặng Hòa làm giám đốc, có địa chỉ tại một huyện khác. Nhưng không hiểu sao, doanh nghiệp này lại lên đây dựng trạm và sản xuất bê tông.

Cùng đó, ngay tại gần trạm trộn bê tông này cũng có 2 điểm dừng nghỉ nhà sàn lẳng lặng dựng lên làm điểm ăn nghỉ, lưu trú khi hỏi đến, phần lớn người dân địa phương đều đề nghị làm rõ lý do tại sao những khu đất này trước là đất rừng mà giờ lại thành đất kinh doanh, dịch vụ?…

Việc trạm trộn bê tông Tiến Phương đặt trạm trộn trên bờ ven Hồ Tòng Đậu, đổ vật liệu xây dựng ngay sát quốc lộ 6, gây ảnh hưởng gián tiếp đến tầm quan sát, đường giao thông là điều đáng báo động. Đã đến lúc các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình cần phải sớm làm rõ. 

Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phản ánh các vấn đề bức xúc, tồn tại ở đây.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tiếp bài “Thanh Hóa - Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh”: Nhiều người dân lo lắng khi mỏ đất khai thác
Nhiều người dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) tỏ ra lo lắng, không đồng tình trước việc mỏ đất 6 ha sắp được đấu giá, cấp phép tại núi Côn Sơn do vị trí này có nhiều lăng mộ, việc mỏ đất đi vào hoạt động sẽ gây nhiều hệ lụy đến tâm linh, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, giao thông.
Đừng bỏ lỡ
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Khu du lịch sinh thái suối nước mát Đèo Le bị tỉnh Quảng Nam “tuýt còi” vì vi phạm pháp luật về đất đai
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn gửi các sở, ban ngành về việc xử lý kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với Công ty TNHH Thịnh Thuận Quảng Nam.
  • Hòa Bình: Xử phạt Công ty TNHH Nam Sơn 160 triệu đồng vì hành vi chiếm đất
    (TN&MT) – Công ty TNHH Nam Sơn bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt 160 triệu đồng vì hành vi chiếm đất chưa sử dụng tại nông thôn và chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn.
  • Phú Thọ: Công ty CP Thượng Long bị xử phạt 785 triệu đồng
    Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra Quyết định số 1801/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phòng, chống thiên tai và bảo vệ đê điều đối với Công ty CP Thượng Long (Công ty Thượng Long) tại xã Phượng Lâu, Thành phố Việt Trì.
  • Đan Phượng (Hà Nội): Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì?
    (TN&MT) - Bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) gửi đơn đến Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sáu. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân.
  • Tiếp bài “Đường đi thành đất “sổ đỏ” ở Thái Bình”: Cơ quan chuyên môn “đùn đẩy” trách nhiệm
    (TN&MT) - Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã có loạt bài phản ánh đường đi thành đất "sổ đỏ" và việc chuyển nhượng đất giữa ông Nguyễn Đình Rạng cho ông Nguyễn Văn Huy tại tổ dân phố Hồng Phong, thị trấn Tiền Hải (Thái Bình) có nhiều điểm “bất thường” cần được làm rõ. Để khách quan, phóng viên đã đặt lịch làm việc qua Văn phòng UBND huyện Tiền Hải, sau một thời gian dài, mới được bố trí làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải.
  • Thanh Hóa: Vì sao gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi vẫn chưa được trả lại đủ diện tích đất?
    Đã gần 20 năm dài đằng đẵng trôi qua, gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi (đã mất) và bà Lê Thị Thỏa, Thôn 6, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa phải sống trong cảnh “có nhà cũng như không” bởi những căn nhà cấp 4 đã quá cũ nát, nắng thì che nắng, mưa thì phải che mưa.
  • Khai thác cát trắng vượt khối lượng, Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam bị phạt 300 triệu đồng
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 1804/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, địa chỉ: Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được (xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) do ông Phạm Ngọc An làm Tổng Giám đốc Công ty.
  • Thanh Hóa: Công ty Cao su Thanh Hóa cần trả lại đất cho người dân
    Được giao đất sản xuất lâm nghiệp từ năm 1996, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng hơn chục năm qua gia đình ông Nguyễn Xuân Chiến vẫn mòn mỏi đi tìm quyền lợi, khi phần lớn diện tích được giao thực tế đã được Công ty MTV Cao su Thanh Hóa giao khoán cho các hộ.
  • Thái Thụy – Thái Bình: Hơn 170 ha lúa chết bất thường
    (TN&MT) – Người dân thì nghi do đồng ruộng bị nhiễm nước mặn nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình lại khẳng định do “hiện tượng thẩm thấu, bốc chua mặn” dẫn đến ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây hoa màu. Trong khi đó, kết quả phân tích mẫu nước mặt của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình) lại cho thấy độ mặn cao gấp nhiều lần quy định.
  • Sông Cầu Đá lại gia tăng ô nhiễm và hiểm họa khó lường
    Trước đây, nhờ sự vào cuộc của báo chí, tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông Cầu Đá có chuyển biến tích cực, tuy nhiên gần đây con sông này tái diễn cảnh mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, dòng nước những ngày nắng nóng đen kịt, rác thải sinh hoạt có khắp nơi. Cùng với đó hai bên bờ sông nhiều đoạn không có rào chắn, nhiều nới có rào chắn thì xuống cấp, đứt gãy khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hòa Bình: Người dân “tố” trại lợn gây ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, người dân xóm Mường Dao, xã Độc Lập, Tp. Hòa Bình bức xúc vì mùi hôi thối và hiện tượng đất sụt lún (hố tử thần) do hoạt động của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Trang trại chăn nuôi lợn) gây ra, đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO