Lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt

Linh Chi | 20/08/2020, 10:09

(TN&MT) - Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc vừa công bố, lưu vực sông Nhuệ - Đáy (LVS) có chất lượng nước mặt kém nhất các LVS khu vực phía Bắc. Trong số 15 điểm quan trắc bị ô nhiễm nặng, LVS Nhuệ - Đáy chiếm tới 13 điểm.

Ô nhiễm nhất trong các LVS miền Bắc

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy chạy qua 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Đây là LVS có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)  nhưng hiện nay môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đang trong tình trạng báo động.

Theo kết quả Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc vừa công bố, có tới 62% số điểm quan trắc cho kết quả WQI <50 ở mức xấu đến rất xấu, trong đó 31% số điểm quan trắc cho giá trị WQI <25, nước bị ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai.

Đoạn sông Nhuệ chảy qua TP. Hà Nội không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2019, ô nhiễm cục bộ vẫn tiếp diễn từ điểm Phúc La tới điểm Cống Nhật Tựu (WQI: 10-25). Trên sông Đáy, đoạn chảy qua Hà Nội và Hà Nam, phần lớn các điểm quan trắc ghi nhận môi trường nước sông ở mức kém (WQI: 26-50), nước sông chỉ có thể sử dụng được cho mục đích giao thông thủy và các mục đích tương đương khác.

Trên sông Châu Giang, chất lượng nước bị suy giảm mạnh tại điểm Đầm Tái (WQI: 18), nước sông bị ô nhiễm nặng, cần biện pháp xử lý trong tương lai (tại thời điểm quan trắc ghi nhận đoạn sông xuất hiện hiện tượng cá chết). Giá trị N-NH4+ (13,6 mg/L), cao gấp 15 lần QCVN 08-MT:2015, loại B1. Trên các sông nội thành Hà Nội, nước sông vẫn tục bị ô nhiễm nặng (WQI: 12-28), và không có dấu hiệu được cải thiện so với đợt quan trắc tháng 5/2019.

Quan trắc 185 điểm trên 5 lưu vực sông, có 15 điểm bị ô nhiễm nặng. Trong đó, lưu vực sông Nhuệ - Đáy chiếm tới 13 điểm. Đây là LVS LVS có chất lượng môi trường nước sông kém nhất trong số các LVS khu vực phía Bắc.

Nước thải sinh hoạt xả thẳng ra sông Nhuệ 

Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc khẳng định, nguyên nhân là do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của Thành phố Hà Nội, Thành phố Thái Nguyên, Thành phố sông Công và nước thải làng nghề (tỉnh Bắc Ninh).

Tiếp nhận gần 65% nước thải sinh hoạt không được xử lý

Điều này cũng đã được chỉ rõ trong báo cáo của UBLVS Nhuệ - Đáy. Theo đó, lượng nước thải chủ yếu vào lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là nước thải sinh hoạt, tiếp theo là nước thải làng nghề, CCN và KCN. Mỗi ngày LVS Nhuệ - Đáy phải tiếp nhận khoảng 1.982 nguồn thải, với tổng lưu lượng nước thải xả khoảng 19.048 m3/ngày đêm. Trong đó lưu lượng phát sinh từ sinh hoạt của người dân là 16.421 m3/ngày đêm.

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt thải ra sông Nhuệ - sông Đáy chiếm tỷ lệ rất lớn so với tất cả các nguồn thải khác gộp lại (lên tới trên 65%), cụ thể như thành phố Hà Nội thải sinh hoạt thải ra sông Tô Lịch là 150.000m3 /ng.đ (chiếm 87%); còn các tỉnh còn lại đều chiếm trên 65%; tất cả các nước thải sinh hoạt này, hầu hết đều không được xử lý và thải thẳng ra nguồn tiếp nhận và đi vào sông Nhuệ - sông Đáy.

Điều đáng nói là chỉ tính riêng giai đoạn 2017 - 2018 kinh phí dành cho các dự án cải tạo lưu vực sông Nhuệ - Đáy là hơn 38.000 tỷ đồng. Đã có nhiều chương trình, dự án xử lý nước thải, cải thiện môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy được triển khai như: Dự án thí điểm xây dựng Trạm xử lý nước thải sông Nhuệ tại 2 thôn Phú Hà và Phú Thứ - Từ Liêm với công suất 400 m3/ngày đêm; xây dựng Trạm xử lý nước thải tại một số điểm xả vào sông Nhuệ với công suất 1.500 - 2.000 m3/ngày đêm; Dự án “Quản lý ô nhiễm môi trường các KCN thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - Đáy”... nhưng cho đến nay tình trạng ô nhiễm của lưu vực sông này vẫn chưa được cải thiện.

 

 

 

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Học sinh Điện Biên chế tạo máy vớt rác tự động trên kênh mương
    (TN&MT) - Mới đây, một nhóm học sinh Trường Tiểu học và THCS Sam Mứn, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã chế tạo thành công máy vớt rác tự động cho kênh mương. Thiết bị đã được sử dụng trong thực tế, khẳng định được hiệu quả và đạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Điện Biên năm 2023.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Tân Uyên – Lai Châu: Hiệu quả từ dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã có ý thức hơn trong việc giữ rừng, phát triển rừng. Những cánh rừng trên địa bàn huyện cũng nhờ đó mà ngày càng xanh tốt. Tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện ngày một nâng lên.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Phiên chợ xanh — Bảo vệ môi trường nông thôn
    (TN&MT) - Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, ngày 26/9, tại Bến đò Tam Cốc (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình tổ chức sự kiện truyền thông “Phiên chợ xanh – Bảo vệ môi trường nông thôn” với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Bảo tồn đa dạng sinh học và tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng
    Bảo vệ và phát triển rừng bền vững luôn được Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống thực hiện rất tốt trong những năm qua. Từ đó, góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Võ Minh Sơn - Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Pù Huống về vấn đề này.
  • Dự báo thời tiết ngày 26/9: Đông Bắc Bộ mưa rào rải rác và có nơi có dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày 26/9, phía Tây Bắc Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng khu vực đồng bằng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng nay (26/9), áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
  • Áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền, mưa lớn ở Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền các tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên Huế, gây mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • Lốc xoáy liên tiếp ở Thừa Thiên – Huế, hàng chục nhà dân tốc mái
    (TN&MT) - Một số người dân bị thương, nhiều căn nhà tại Thừa Thiên - Huế đã bị tốc mái, hư hỏng nặng do lốc xoáy liên tiếp xảy ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO