“Lượm đây” tiếp sức em đến trường

Quan Hưng | 18/11/2021, 12:11

(TN&MT) - “Lượm đây” - Colecting Day - bản thân cái tên qua cách Việt hóa đã gợi lên cảm giác dân dã, chân chỉ, thân thiện dễ gần, giống như một sự sẵn sàng có mặt, tương trợ nếu bạn gặp khó khăn. Đặt tên cho sự kiện “Lượm đây”, hẳn các bạn trẻ của Striped Project có nghĩ về điều đó.

Striped Project là dự án tái chế được thành lập bởi một nhóm học sinh trung học phổ thông trên địa bàn TP. Hà Nội từ tháng 6/2015. Xuất phát từ tình trạng lãng phí giấy trầm trọng trong các nhà trường, dự án ra đời với mục đích tận dụng nguồn giấy thừa đó để tạo thành những món đồ hữu dụng trong cuộc sống hàng ngày, đơn cử như những cuốn vở, cuốn sổ… để quyên góp ủng hộ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, ít cơ hội được tiếp cận với điều kiện học tập đầy đủ, góp phần chung tay mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho các em.

Sự kiện Lượm đây được tổ chức nhằm thu gom phế liệu, tái chế bảo vệ môi trường

Ra đời với mong muốn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, Striped Project đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực vừa có tính giáo dục vừa giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó, sự kiện “Lượm đây” - ngày hội thu gom phế liệu thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.

“Lượm đây” được duy trì tổ chức hàng năm. Đến với sự kiện, Striped Project không chỉ thu gom các loại giấy mà còn thu gom chai lọ cũ cùng quần áo đã qua sử dụng tới nơi tập kết để vừa bán thu tiền gây quỹ ủng hộ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, nhờ vào những bàn tay khéo léo của các thành viên trong Striped Project, tái chế thành những vật dụng có ích, đáng yêu trang trí góc học tập hay ngôi nhà. Những món đồ này cũng được bày bán tại hội chợ tái chế để gây quỹ.

Giấy, chai lọ nhựa sẽ được thu gom nhằm bảo vệ môi trường

Qua 6 mùa “Lượm đây”, Striped Project đã thu về được 32 tấn giấy và sách truyện. Riêng “Lượm đây 2020”  đã thu về 4 tấn giấy vụn, 3 tấn sách truyện, 2.000 bộ quần áo, các vật dụng khác có thể tái chế. Đó là những con số cho thấy sự quan tâm rất lớn của cộng đồng, đặc biệt là học sinh, sinh viên dành cho chương trình. Điều này cũng cho thấy “Lượm đây” nói riêng và dự án Striped Project nói chung có sức lan tỏa lớn, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường qua mỗi mùa hoạt động tới các bạn trẻ.

Qua hoạt động giúp các bạn trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Mùa “Lượm đây 2021” vừa diễn ra đã trở thành một điểm sáng trong chuỗi hoạt động ngoại khóa mùa đông năm nay, đem lại những trải nghiệm mới lạ và bổ ích về tái chế, cũng như nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, “Lượm đây 2021” là năm đầu tiên tổ chức thu gom pin. Số pin thu gom sẽ được gửi đến các tổ chức có uy tín để xử lý tránh gây hại tới môi trường.

Bài liên quan
  • Không có bao bì nào trở thành chất thải
    (TN&MT) - Ngày 22/10 vừa qua, Coca-Cola chính thức ra mắt chai nước giải khát đầu tiên được làm 100% từ thực vật, không bao gồm nắp và nhãn chai. Đây là sáng kiến bảo vệ môi trường mới nhất của thương hiệu sau khi trình làng PlantBottle - bao bì có thể tái chế được làm từ 30% nguyên liệu có nguồn gốc thực vật vào năm 2009.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Tổ dân phố vì môi trường
    (TN&MT) - Luôn đặt việc giữ gìn vệ sinh môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp là ưu tiên hàng đầu, Tổ dân phố số 27 (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức nhiều hoạt động làm sạch môi trường, làm đẹp cảnh quan.
  • Môi trường sạch hơn nhờ camera giám sát
    (TN&MT) - Những chiếc camera ngoài chức năng giám sát an ninh trật tự, giờ còn được sử dụng để giám sát các hành vi gây hại đến môi trường.
  • Phụ nữ Thủ đô sống xanh, tiêu dùng sạch
    (TN&MT) - Hình ảnh những người phụ nữ xách làn đi chợ tưởng đã mai một, giờ đây bắt đầu trở lại và trở nên quen thuộc tại nhiều tổ dân phố ở quận Hà Đông (Hà Nội).
  • Trồng rừng gỗ lớn đang phát triển mạnh ở huyện biên giới Quế Phong
    Nghệ An là tỉnh sở hữu diện tích rừng lớn nhất cả nước, phong trào trồng mới rừng phát triển mạnh mẽ, những năm qua Nghệ An đang hướng mạnh mục tiêu trồng rừng gỗ lớn. Tại huyện biên giới Quế Phong, mô hình này đang được phát triển mạnh giúp người dân địa phương giảm nghèo, phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Sinh – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt xung quanh vấn đề này.
  • Bớt túi nylon, giảm rác thải nhựa: Hành động nhỏ cho tương lai xanh
    Với thông điệp “Bớt túi nylon, thêm nhiều mầm sống,” sáng 03/7, các nhà bán lẻ hàng đầu như TH true mart, Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, AEON Việt Nam, LOTTE Mart Việt Nam, đã vận động khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách không sử dụng túi nylon tại hệ thống các cửa hàng của mình.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Bơi sông dọn rác

    Bơi sông dọn rác

    11:03 23/05/2023
    (TN&MT) - Những ngày cuối tuần, nhóm tình nguyện Hà Nội Xanh lại hẹn nhau tại một địa điểm cụ thể trên một con sông của Hà Nội: Tô Lịch, Nhuệ, Đáy… Không phải để bơi, mà để dọn rác.
  • Hành trình hồi sinh những dòng suối chết
    (TN&MT) - Với mong muốn làm sạch những con kênh, suối trên địa bàn thành phố Sơn La, Đoàn phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La đã kêu gọi, vận động lực lượng đoàn viên thanh niên ra quân dọn dẹp môi trường, thu gom rác thải tại các khu vực suối có hiện tượng ô nhiễm.
  • Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
    (TN&MT) - Suối Thia trước sạch là thế, gần đây, những bãi rác tự phát mọc lên ngày càng nhiều, nhất là đoạn chảy qua thôn Mảm 1, xã An Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Vừa qua, hơn 10 hộ gia đình đã tự nguyện cùng nhau nhặt rác, làm sạch dòng suối.
  • Những ngôi trường “xanh” tại Phú Thọ
    (TN&MT) - Nếu thói quen và nhận thức của trẻ em về môi trường được nâng cao, trẻ em có thể sẽ là “lực lượng nòng cốt”, những “chiến binh” tương lai trong công cuộc bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, nhiều trường học đã lồng ghép các hoạt động về môi trường trong quá trình giảng dạy, giúp các em nhận thức được về môi trường xung quanh, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
  •  Biến rác thải thành sản phẩm tiêu dùng hữu cơ, nâng cao thu nhập cho người nghèo
    (TN&MT) - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - UNDP Accelerator Lab đã phát đi thông điệp “Hành trình trong đổi mới sáng tạo từ cộng đồng” nhằm tôn vinh các nhà đổi mới sáng tạo cấp cơ sở trên toàn cầu trong giải quyết các thách thức về vấn đề môi trường tại địa phương, trong đó có bà Trịnh Thị Hồng (người sáng lập Minh Hồng Biotech) đã có những sáng kiến, chế tạo rác thải thành các sản phẩm hữu cơ, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời mở ra cơ hội làm việc cho phụ nữ nghèo
  • Lốp ôtô cũ trên đèo Lò Xo
    (TN&MT) - Đèo Lò Xo vắt qua huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO