Lung linh Pù Luông

Tuyết Trang- Thảo Chi | 13/10/2021, 15:59

(TN&MT) - Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km về phía Tây Bắc, điểm du lịch Pù Luông, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước từ lâu đã nổi tiếng trong nước và thế giới. Ngoài Pù Luông, trên bàn huyện Bá Thước, còn có 3 điểm du lịch cộng đồng, có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ quanh năm, gồm: Bản Hiêu (xã Cổ Lũng), bản Báng, bản Kho Mường (xã Thành Sơn).

Bá Thước là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, Thái (chiếm trên 80% dân số). Hiện nay, các bản làng vẫn đang bảo tồn, khai thác được giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Đáng phấn khởi là mặc dù từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện đến nay đã tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành Du lịch, song du lịch Bá Thước vẫn đạt được những kết quả tích cực. Lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện vẫn tăng khá so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm 2021, huyện Bá Thước đã đón 19.860 lượt khách, tăng 26,7% so với năm 2020. 

Một góc Khu du lịch Pù Luông

Cơ sở lưu trú Les bains de Hieu (bản Ấm Hiêu, xã Cổ Lũng) của anh Hà Văn Huy đã đón khách hơn 10 năm nay; Trung bình mỗi năm, gia đình anh đón khoảng 3.000 lượt khách trong nước và nước ngoài, cho thu nhập trên 350 triệu đồng/năm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cơ sở đã tạm dừng đón khách từ ngày 16/5/2021 cho đến nay. Tuy nhiên, trong thời gian ngừng đón khách, cơ sở thường xuyên duy trì việc kết nối tư vấn, giới thiệu cho du khách có nhu cầu tham quan, khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái ở bản Ấm Hiêu và các điểm đến du lịch an toàn.

Nhà sàn đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở Pù Luông

 “Sau khi dịch lắng xuống, chúng tôi sẽ đón khách trở lại. Tuy nhiên, chúng tôi không lơ là, chủ quan mà tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế”, anh Huy chia sẻ.

Ông Trương Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện Bá Thước cho biết: Nhưng năm gần đây, việc xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào du lịch được huyện Bá Thước đặc biệt chú trọng. Theo đó, đã có rất nhiều cá nhân, tập đoàn, doanh nghiệp tìm đến khảo sát và có hướng phát triển dự án tại địa phương.

Người dân Pù Luông đang chuẩn bị cơ sở vật chất để đón khách


Với sự đầu tư hiệu quả từ các dự án du lịch cộng đồng, lưu trú, nghỉ dưỡng, homestay của các doanh nghiệp và hộ dân đã và đang thúc đẩy du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần giải quyết thêm nhiều việc làm và thu nhập tại chỗ cho bà con dân tộc vùng cao. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay, Bá Thước cũng đã thu hút được nhiều dự án kinh doanh, với tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Điển hình như Dự án Ebino Pù Luông Resort & Spa tại xã Thành Lâm; Dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái tại bản Nông Công, xã Thành Sơn. Ngoài ra, các hộ kinh doanh lưu trú du lịch cũng đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm các điều kiện đón khách, với tổng kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.

Người dân Pù Luông đang chuẩn bị cơ sở vật chất để đón khách

Một số hình ảnh ở Khu du lịch Pù Luông:

Bể bơi 4 mùa ở Pù Luông

Pù Luông ki-lo-met số 0

Pù Luông đang chuẩn bị cơ sở vật chất để đón khách trở lại

Vịt Cổ Lũng là món ăn đặc sản ở Pù Luông

Người dân Pù Luông đang chuẩn bị cơ sở vật chất để đón khách

 

 

 

 

 

Bài liên quan
  •  Tăng cường công tác bảo vệ rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
    (TN&MT) - Nhằm bảo vệ bền vững diện tích rừng hiện có, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng. Từ đó, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn hệ sinh thái, tăng cường tuyên truyền phổ biến về luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tìm chữ trong Hội báo
(TN&MT) - Trong không khí tưng bừng của những ngày Hội báo Toàn quốc 2023, chúng tôi đã gặp những nẻo đường chữ nghĩa, những dòng chảy lặng lẽ góp phần làm giàu có bản sắc văn hóa Việt.
Đừng bỏ lỡ
  • Sông Mã (Sơn La) : Mảnh đất biên cương khởi sắc từng ngày...
    (TN&MT) - Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp về với Sông Mã để chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ của huyện vùng cao biên giới này.
  • Những người “say” nghề rừng
    (TN&MT) - “Tôi say với nghề rừng lắm”, đó là câu nói được lặp lại nhiều lần trong câu chuyện với chúng tôi của một người dân xã Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Với người nông dân này và cũng như với tất cả người dân ở xã, rừng là nguồn sinh kế quan trọng nhất, giúp họ cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu. Như lời tâm sự mộc mạc mà thấu trải nghiệm của một người đã sống gần trọn cuộc đời nơi đây: “Ở đất này, nếu không trồng keo thì còn nghèo mãi..."
  • Người đảng viên vươn lên thoát nghèo trên vùng đất khó
    Nhen nhóm ý tưởng từ thời sinh viên, sau khi ra trường đi làm một thời gian nhận thấy niềm đam mê với đất, với cây mắc ca không ngừng thôi thúc, anh Đỗ Trọng Học nghỉ làm trở về quê hương khởi nghiệp từ mô hình trồng cây mắc ca. Tới nay, 1500 cây đã ra quả cho thu nhập ổn định, tạo dựng được thương hiệu Mắc ca Thành Phát.
  • Hơn 7.000 đoàn viên thanh niên Quảng Trị ra quân hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”
    (TN&MT) - Ngày 19/3, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh Quảng Trị đồng loạt ra quân hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh” toàn quốc lần thứ I năm 2023.
  • TP. Huế: Xây dựng hàng trăm điểm vệ sinh miễn phí phục vụ du khách
    Đến nay, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã có 138 điểm vệ sinh miễn phí cho khách du lịch, tập trung ở 56 tuyến đường của 13 phường trung tâm...
  • Lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp 'chân - thiện - mỹ' của dân tộc
    Đây là mong muốn, gửi gắm của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến những người làm truyền hình tại lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41, tối 18/3, tại TP. Hải Phòng.
  • Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh – định hướng và hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên
    (TN&MT) - Ngày 19/3, Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh – hướng nghiệp 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Báo Tuổi trẻ cùng các đơn vị liên quan tổ chức đã diễn ra tại Đại học Bách Khoa Hà Nội nhằm phổ cập các chương trình tư vấn và đánh giá các điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2023.
  • Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La
    (TN&MT) - Chiều 18/3, Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Tài chính, Văn phòng Quốc hội tổ chức Chương trình Tháng ba biên giới năm 2023 tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La.
  • Hội báo 2023: Nâng cao nhận thức cho người làm báo trẻ về tầm quan trọng của chuyển đổi số
    (TN&MT) - Sáng ngày 18/3, Tọa đàm Thanh niên sáng tạo, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay do Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đoàn thanh niên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã diễn ra.
  • Gian hàng 0 đồng – Trao gửi nghĩa tình đến bà con vùng cao
    (TN&MT) - Ngày 18/3, Đoàn thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Tài chính, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Tỉnh đoàn Sơn La đưa Gian hàng 0 đồng đến với bà con vùng cao Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhân dịp này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã kêu gọi, phối hợp với Công ty TNHH Nestle Việt Nam trao tặng 6.000 hộp sữa milo đến với bà con, các em thiếu nhi trên địa bàn xã Ngọc Chiến.
  • Báo chí cần xác lập độ tin cậy, tính xác thực thông tin
    (TN&MT) - Ngày 18/3, tại Bảo tàng Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa báo chí”. Đây là một trong những sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2023.
  • Tươi trẻ, hào hứng Hội trại Thanh niên Hội báo toàn quốc 2023
    (TN&MT) - Hội trại thanh niên trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2023 đã đem lại nhiều ấn tượng đẹp, truyền tải tốt thông điệp “Tuổi trẻ sáng tạo, đoàn kết, rèn đức, luyện tài, xung kích” trong các hoạt động, góp phần làm nên thành công của Hội trại thanh niên nói riêng và Hội Báo toàn quốc 2023 nói chung.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO