Lục Nam - Bắc Giang: Núp bóng “hạ cốt nền”, doanh nghiệp ồ ạt chở đất về xuôi

Bài và ảnh: Đức Hải - Nhật Quang| 19/05/2020 13:51

(TN&MT) - Người dân xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang bức xúc trước tình trạng đất trồng rừng bị tàn phá không thương tiếc để phục vụ cho các đầu nậu khai thác đất. Việc làm “lách luật” này khiến cho những quả đồi chuyên trồng rừng sản xuất đã bị tàn phá môi trường trầm trọng. Điều quan trọng là đám đầu nậu đã “lách” Luật Khoáng sản và các Nghị định để trốn các loại thuế, phí của Nhà nước, gây chảy máu tài nguyên.

Thôn nhỏ, oằn mình vì xe tải, khói bụi

Thời gian qua, nhiều người dân thôn Vũ Trù Đồn, xã Vũ Xá, huyện Lục Nam rất bức xúc về việc, ngày nào cũng có hàng trăm xe tải Howoo chở đất rồi đổ xuống thuyền, chở đi nơi khác tiêu thụ. Con đường liên xã bé nhưng đoàn xe mặc sức tung hoành từ sáng sớm đến tối làm đường xá nát tươm, bụi mù, người dân đi lại rất vất vả. Nhiều người dân cho biết, có thấy cán bộ của một số cơ quan chức năng xuống kiểm tra nhưng những bức xúc của người dân chưa được giải quyết triệt để?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn H, xã Vũ Xã cho biết: “ngày nào cũng hàng chục chiếc tàu lớn, chạy về đây lấy đất chở đi nơi khác tiêu thụ. Đất được xe tải xuống, chất đầy là boong tàu, là rời bến đi ngay. Con tàu khác lại vào bến ăn hàng. Có những hôm tàu về dồn dập, họ không kịp chở làm cho tàu đỗ dài trên sông chờ vào lấy hang, hôm nào nhiều tàu, là xe chở đất chạy đến 22 giờ mới nghỉ gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.

Đất từ đồi rừng nhà ông Nguyễn Văn Hải đổ xuống thuyền chở đi nơi khác tiêu thụ

Quan sát tại hiện trường, phóng viên thấy những bg-dat-cho-tu-doi-rung-nha-ong-nguyen-van-hai-cho-xuong-cang-do-xuong-thuyen-cho-di-noi-khac-tieu-thu_resized.jpgphản ánh của người dân là có cơ sở. Đất được chở từ mỏ với lý do “hạ cốt nền” của gia đình ông Nguyễn Văn Hải, ở thôn Hố Chúc, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam. Hàng mấy chục chiếc xe tải nối đuôi nhau chở xuống bến. Đích đến của những con tàu này chủ yếu là các vùng Hải Dương, Hải Phòng, nơi có nhiều nhà máy gạch đang khan nguồn nguyên liệu.

Không chỉ có hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hải trở thành điểm mỏ đất khủng khiếp, cũng trên địa bàn, gia đình ông Đỗ Thanh Sáng cũng đang ngày đêm đào xúc đất chở đi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Bởi vậy, khi được hỏi, người dân xã Vũ Xá và Cẩm Lý, ai cũng bất bình vì việc làm này, nguy cơ hỏng đường giao thông đang hiện hữu.

Trao đổi với phóng viên, Bà Vũ Thị T, một người dân xã Vũ Xá cho biết: Chúng tôi đã kiến nghị lên xã rất nhiều lần, nhưng lão đạo địa phương chỉ tiếp thu rồi lại để đó, không có biện pháp cụ thể, khiến chúng tôi rất lo về đường giao thông hỏng.

Khai mỏ kiểu gì?

Qua điều tra Phóng viên được biết: Các điểm khai thác đất đều núp bóng đằng sau là các doanh nghiệp hoặc cá nhân chuyển đi mua đồi của dân để khai thác đất dưới hình thức hạ cốt nền. Hầu như các điểm khai thác đất đều trung một tình trạng khai thác đất không đúng theo Giấy phép.

Mỏ đất đồi rừng nhà ông Nguyễn Văn Hải

Điển hình như ngày 26/2/2020, UBND tỉnh Bắc Giang ra công văn số 683/ UBND-TN cho phép ông Nguyễn Văn Hải được vận chuyển đất dư thừa trong quá trình san ngạt mặt bằng, hạ cốt nền trong diện tích 2.367 m2 tại khu vực thôn Hố Chúc, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, đất trồng rừng sản xuất đã được UBND huyện Lục Nam cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 14/2/2002, độ sâu hạ thấp đến cốt +24,2m (mức sâu kết thúc san ngạt cao hơn mặt đường quốc lộ 37 là 1,5m); khối lượng đất dư thừa là 23.858 m3, vận chuyển đi san lấp mặt bằng dự án khu dân cư Đền Thần Nông, thôn Hố My, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam.

Thực tế, thời gian qua, số đất của nhà ông Hải đào lên, chủ yếu cho xuống thuyền chở đi về Chí Linh (Hải Dương) khiến dư luận đặt câu hỏi, tại sao lại cố ý làm trái các quy định vậy? Trách nhiệm của UBND xã Cẩm Lý và các cơ quan chức năng liên quan ở đâu?

Tiếp tục điều tra, phóng viên được biết, không chỉ gia đình ông Hải được “ưu ái”. Ngày 28/2/2020, UBND tỉnh Bắc Giang có Công văn số 729/UBND- TN cho phép ông Đỗ Thanh Sáng được vận chuyển đất dư thừa trong quá trình  san ngạt, hạ cốt nền trong diện tích 5.001,5 m2 đất trồng rừng sản xuất tại thôn Kim Xa, xã Cẩm Lý, độ sâu hạ thấp đến + 23m, khối lượng đất dư thừa là 28.151 m3 vận chuyển để đi san lấp mặt bằng nhà máy gạch tuynel của công ty Cổ phần Gạch tuynel Thanh Mai Bắc Giang thuộc xã Cẩm Lý huyện Lục Nam.

Cũng giống gia đình ông Hải, gia đình ông Sáng cũng hợp tác với các đối tượng nhằm cùng nhau chở đất đi Chí Linh tiêu thụ. Bản chất của nạn lách luật là mục đích “hạ cốt nền”. Nhưng đứng “giật dây” phía sau là các doanh nghiệp hoặc cá nhân có tiềm lực khai thác để thực hiện việc này.

Khi trao đổi với phóng viên, rất nhiều người dân sinh sống ở xã Cẩm Lý cho biết: Vài năm chở lại đây, khu vực này trở thành “điểm nóng” về khai thác đất. Với chiêu bài “hạ cốt nền”, đoàn xe chở đất  mặc sức tung hoành trong mấy xã. Không chỉ có đào xới theo dự án xin, mà các đầu nậu ở đây cứ đào rộng ra gấp 2, 3 lần so với giấy phép.

Câu hỏi được nhiều người dân đặt ra là: Ai đang “bảo kê” cho hàng trăm chuyến xe rầm rập nối đuôi nhau ra vào lấy đất, chở xuống cảng, rồi chất lên thuyền chở đi nơi khác tiêu thụ. Các văn bản chấp thuận cho phép “hạ cốt nền” của các cơ quan chức năng cấp cho các đối tượng này có đúng các quy định của pháp luật hay không?

Đã đến lúc, các cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc và làm rõ tình trạng trên. Trước nạn khai thác đất trá hình để rồi tiền thuế khoáng sản bị thất thu, mà nhóm đầu nậu tha hồ trục lợi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lục Nam - Bắc Giang: Núp bóng “hạ cốt nền”, doanh nghiệp ồ ạt chở đất về xuôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO