Luật sư của nguyên Phó Tổng Giám đốc Vifon tin rằng tòa sẽ bỏ tội danh “tham ô”

15/05/2014 00:00

(TN&MT) - Diễn biến phiên xét hỏi chiều 12/5 tại tòa đang cho thấy Luật sư Phan Trung Hoài đang dần về đích.

   
(TN&MT) - Diễn biến phiên xét hỏi chiều 12/5 tại tòa đang cho thấy Luật sư Phan Trung Hoài đang dần về đích.
   
Phòng xử án phiên tòa phúc thẩm ngày 12/5
   
  Buổi chiều ngày đầu xét xử phúc thẩm vụ Vifon, Hội đồng xét xử (HĐXX) tập trung xét hỏi làm rõ tộ danh “tham ô” mà bản án sơ thẩm đã tuyên cho bà Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Vifon).
   
  Tại bản án sơ thẩm tuyên khoản tiền thưởng 7,9 tỉ đồng  là của Nhà nước, các bị cáo đã xử lý sai nên buộc tội bà Nguyễn Thanh Huyền tội “tham ô”. Tòa cũng cho rằng trước khi khoản tiền này được chuyển giao cho Công ty Vifon, nên bác yêu cầu của Công ty Vifon đòi lại khoản tiền này.
   
  Mở đầu bằng cách đặt vấn đề là muốn xử tội “tham ô”, hẳn nhiên phải có Nhà nước thiệt hại, thế nhưng tại phiên tòa này và phiên sơ thẩm, không có ai đại diện Nhà nước là nguyên đơn dân sự, thế nhưng tòa vẫn xử tội danh này là không bình thường - Luật sư Phan Trung Hoài nêu ý kiến.
   
Luật sư Phan Trung Hoài tin rằng tòa bỏ tội “tham ô”
    
   
  Trả lời câu hỏi của các vị luật sư, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền nói rằng khoản tiền thưởng mà tòa nói là tài sản Nhà nước để buộc bị cáo “tham ô” là hoàn toàn sai. Bị cáo này trình bày, sau khi cổ phần hóa mang lại lợi nhuận “kếch xù” cho Nhà nước (từ giá trị thật của Vifon trên 20 tỉ , đã được các thành viên lãnh đạo Vifon đàm phán và phía đối tác đồng ý đưa vào cổ phần với tổng trị giá 127 tỉ đồng, Bộ Công Thương (chủ quản của Vifon) đã có quyết định thưởng số tiền là 9,1 tỉ đồng. Từ số tiền thưởng này, các thành viên ban lãnh đạo Vifon đã chia nhau…
   
  Khi bị cáo Huyền nói đến đây thì HĐXX cắt lời. Chủ tọa nói bị cáo có thấy sai không khi tiền thưởng là thưởng tập thể mà các bị cáo lại chia nhau. Từ tốn và mạch lạch, Nguyễn Thanh Huyền nói rằng ngay cả sai thì không sai với Nhà nước mà là sai với tập thể người lao động vì Bộ Công Thương đã ký quyết định cho Vifon khoản tiền này rồi.
   
  Tòa cho gọi bị cáo Nguyễn Bi (nguyên Tổng giám đốc VIfon), bị cáo Bi nói rằng quá trình cổ phần hóa khá vất vả, chỉ vài người trong lãnh đạo công ty thực hiện, nếu sai thì phải lãnh trách nhiệm, nên khi có thưởng thì bị cáo và các thành viên đó hưởng.
   
  Khi Nguyễn Bi nói tới đây, Tòa cho gọi đại diện Vifon có ý kiến. Vị đại diện Vifon nói rằng họ xác nhận có “đòi” khoản tiền này (7,1 tỉ đồng) nhưng rút lại khoản tiền lãi mà Vifon đòi trước đó.
   
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm
    
   
  Như chỉ chờ có vậy, Luật sư Phan Trung Hoài “chốt” ngay:  “Thưa tòa, như vậy là khá đủ, các bị cáo là những người được hưởng từ khoản tiền thưởng mà Bộ Công Thương cho và các bị cáo tự chia, nếu còn “dính dấp” thì là tranh cãi trong nội bộ giữa các thành viên đã nhận khoản tiền thưởng này với tập thể còn lại chưa nhận chứ không hề có chuyện Nhà nước vào đây nữa”. Từ lập luận đó, Luật sư Phan Trung Hoài “kết”: “Rõ ràng khi không còn là tiền của Nhà nước thì không thể có tội tham ô”.
   
  Khi Luật sư Phan Trung Hoài dứt lời, Chủ tọa phiên tòa hỏi các luật sư và các đưưng sự có liên quan có ý kiến gì thêm. Thấy mọi người im lặng, Chủ tọa nói rằng phần xét hỏi nội dung liên quan tới tội “tham ô” cơ bản xong. Chủ tọa cũng cho ngày xét xử đầu tiên kết thúc (16 giờ 30).
   
  Cũng theo Chủ tọa phiên tòa, ngày mai (13/5), phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi tập trung vào các tội danh khác.
   
  Bài & ảnh: Tân Châu
   
   
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Luật sư của nguyên Phó Tổng Giám đốc Vifon tin rằng tòa sẽ bỏ tội danh “tham ô”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO