Luật Dầu khí (sửa đổi) phải thực sự khắc phục được bất cập trong hoạt động dầu khí

pv | 14/08/2022, 22:10

Trước rất nhiều những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là đối với hoạt động đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trong những năm qua, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà đầu tư đang kỳ vọng rất lớn rằng Luật Dầu khí (sửa đổi) thực sự khắc phục được bất cập, tạo bước đột phá, góp phần thu hút đầu tư, phát huy được nguồn lực nội tại, thúc đẩy, phát triển ngành Dầu khí, đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước

Đến nay, Dự thảo Luật đã nhiều lần được góp ý, bổ sung, chỉnh lý và đang đi đến giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua.

Phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã phân định chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) 02 vai trò, là nhà thầu dầu khí, đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí theo ủy quyền của Chính phủ. Nhiều chuyên gia khẳng định, việc phân định và quy định rõ “vai” của Petrovietnam là cần thiết và phản ánh đúng thực tế vị trí và vai trò mà Petrovietnam đảm nhận trong quá trình triển khai và thực hiện hoạt động dầu khí trong nhiều năm qua (bao gồm thời gian trước khi Luật Dầu khí năm 1993 được ban hành).

Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: “Petrovietnam đại diện vai trò của nhà nước để thực hiện pháp luật dầu khí, hoạt động này phục vụ cho hoạt động dầu khí chứ không phải phục vụ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là hoạt động do Chính phủ ủy quyền”.

1.jpg
Một góc mỏ Bạch Hổ

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương - cũng cho biết, Bộ Công Thương đã cân nhắc kỹ và thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của Petrovietnam chỉ liên quan đến thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao, chứ không phải thực hiện các nhiệm vụ chung. Còn trong vai trò nhà thầu, Petrovietnam hoàn toàn bình đẳng so với các nhà đầu tư khác.

Cũng cần nói thêm một vấn đề liên quan khác, đó là quy định việc phê duyệt hợp đồng dầu khí. Theo đó, hợp đồng dầu khí là loại hợp đồng đặc biệt, nhằm khai thác nguồn tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân mà Chính phủ là đại diện chủ sở hữu, Petrovietnam chỉ thay mặt đại diện chủ sở hữu để ký hợp đồng và thực hiện một số công việc quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí theo ủy quyền của Chính phủ. Do vậy, Petrovietnam chỉ có thể ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ/Bộ Công Thương phê duyệt nội dung chi tiết hợp đồng. Việc phê duyệt Thủ tướng Chính phủ đối với các nội dung chính của hợp đồng dầu khí được coi là thay thế cho quyết định chủ trương đầu tư.

Cần thêm nhiều yếu tố cải thiện môi trường đầu tư

Theo đánh giá của TS. Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các chính sách ưu đãi đối với hoạt động dầu khí trong dự thảo Luật hiện nay chỉ dừng lại ở thiết kế mức ưu đãi hơn về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế xuất khẩu. Thực tế còn nhiều những chính sách ưu đãi khác có thể nghiên cứu để xem xét nhằm đa dạng hóa các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài như cơ chế giảm trừ chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; hay giảm trừ thuế dựa trên chi phí… những chính sách này vừa tạo ra ưu đãi, đồng thời thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào một số những hoạt động mà nước chủ nhà mong muốn.

02..jpg
Người lao động Dầu khí trên các công trình biển

Một trong những bất cập liên quan đến vấn đề này, đó là trong quá trình triển khai thực hiện về căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp đặc thù của dự án dầu khí thực tế còn gặp nhiều vướng mắc. Các chuyên gia cho rằng, trong Dự thảo luật cần có thêm định nghĩa cụ thể về Chi phí hoạt động dầu khí - là tất cả chi tiêu do nhà thầu thực hiện và gánh chịu theo chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt để tiến hành hoạt động dầu khí, được xác định và được phép thu hồi phù hợp với các quy định của hợp đồng dầu khí.

Dự thảo Luật, quy định về xử lý chi phí còn lại chưa được thu hồi của dự án dầu khí đến thời điểm kết thúc hợp đồng. Đây cũng được xem là một trong những chi phí rủi ro của hoạt động dầu khí, tương tự chi phí tìm kiếm thăm dò của dự án tìm kiếm thăm dò dầu khí không thành công. Tuy vấn đề này đã được quy định tại Quy chế tài chính của Petrovietnam, song, việc đưa vào Luật là cần thiết nhằm luật hóa quy định này tránh việc chồng chéo, không rõ ràng trong quá trình thực hiện, đảm bảo đồng bộ với luật ngân sách nhà nước và các luật khác có liên quan.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho phía Nhà thầu có cơ hội nghiên cứu trước những yêu cầu của nước chủ nhà một cách rõ ràng ngay từ đầu và rút ngắn được thời gian đàm phán, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư, việc ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí cũng là một nội dung cần thiết để làm cơ sở cho việc đàm phán hợp đồng. Về phía nước chủ nhà cũng đồng thời tiết kiệm được thời gian thẩm định và phê duyệt, đảm bảo được tính cạnh tranh và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu ký do có thể đưa về một mặt bằng chung để đánh giá và lựa chọn.

Một điểm đáng lưu ý khác là Dự thảo Luật hiện đang quy định ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là Tiếng Việt trong trường hợp tại thời điểm ký hợp đồng nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, rất cần thiết có bảng hợp đồng dầu khí bằng tiếng Anh, nếu không đây sẽ là một điểm rất khó khăn, lo ngại với nhà đầu tư nước ngoài.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Minh - đại diện Công ty Eni Việt Nam nhận định, nhà đầu tư nước ngoài muốn có hai ngôn ngữ khi ký kết hợp đồng dầu khí. Có thể hợp đồng dầu khí giữa hai công ty Việt Nam ký kết với nhau là ngôn ngữ Việt Nam nhưng đến khi công ty nước ngoài muốn tham gia vào, lúc đó phải chỉnh sửa lại rất khó khăn. Còn nếu công ty nước ngoài muốn tham gia vào hợp đồng dầu khí mà hợp đồng chỉ có ngôn ngữ tiếng Việt, hoặc được dịch sang tiếng Anh mà không được các bên ký thì đối tác rất lo ngại.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, việc sử dụng hai ngôn ngữ trong hợp đồng Dầu khí còn là thông điệp thể hiện sự hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định chúng ta mở cửa, chứ không đơn thuần chỉ là giải quyết vấn đề tranh chấp về sau. Quy định này sẽ phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực hoạt động dầu khí mang tính quốc tế cao, tạo điều kiện cho các nhà thầu dầu khí tiềm năng tiếp cận với hợp đồng dầu khí trong trường hợp các nhà thầu này mong muốn nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia tại các hợp đồng dầu khí hiện hữu. Quy định về ngôn ngữ hợp đồng dầu khí bằng tiếng nước ngoài thông dụng cũng sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Vướng mắc về sự chồng chéo giữa các luật

Bên cạnh việc đề xuất bổ sung thêm các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào ngành Dầu khí cho phù hợp với tình hình mới, mong muốn lớn nhất của những doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực dầu khí là tháo gỡ vướng mắc về sự chồng chéo, bất cập giữa Luật Dầu khí với các luật khác như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước (QLVNN), Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công.…

Một ví dụ cụ thể, đến nay, trong Dự thảo Luật, xung đột giữa Luật Dầu khí với Luật QLVNN trong quy định về chuyển nhượng quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu trong hợp đồng dầu khí vẫn chưa được giải quyết triệt để. Theo quy định của Luật QLVNN, khi chuyển nhượng quyền lợi tham gia, đồng thời với việc tổ chức chào thầu cạnh tranh, Petrovietnam phải mời tổ chức độc lập đánh giá xác định giá trị khởi điểm của tài sản/dự án dầu khí đó. Việc này được đánh giá là không khả thi vì không có tổ chức tư vấn Việt Nam nào có thể thực hiện được, dẫn đến tình trạng một số dự án bị chậm tiến độ nhiều năm so với kế hoạch ban đầu.

03..jpg

Vì vậy, cần thiết có quy định Petrovietnam sẽ là đơn vị trực tiếp lập phương án chuyển nhượng và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện. Thực tế, trong trường hợp không quy định nội dung trên vào Luật Dầu khí (vì liên quan đến tài sản dầu khí) mà lựa chọn quy định vào Luật QLVNN, vẫn cần có quy định riêng cho các tài sản dầu khí. Ngoài ra, việc chuyển nhượng dự án/tài sản dầu khí này sẽ áp dụng chung cho Petrovietnam và doanh nghiệp 100% vốn của Petrovietnam, nên trong trường hợp đưa vào Luật QLVNN sẽ phải quy định cho cả đối tượng là doanh nghiệp 100% vốn của Petrovietnam (hiện không phải là đối tượng áp dụng của QLVNN).

Trước rất nhiều những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đã cản trở hoạt động dầu khí, đặc biệt là hoạt động đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác trong những năm qua, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà đầu tư đang kỳ vọng rất lớn rằng Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, góp phần làm minh bạch, tạo bước đột phá về mặt cơ chế, để không bị tụt hậu so thế giới, khu vực, góp phần thu hút đầu tư từ bên ngoài, cũng như phát huy được nguồn lực nội tại, thúc đẩy đầu tư vào ngành Dầu khí nói chung, đặc biệt là đầu tư ở lĩnh vực khâu đầu (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) nói riêng, tiếp tục khai thác hiệu quả tài nguyên quốc gia, đóng góp cho sự phát triển bền của đất nước./.

Bài liên quan
  • Luật Dầu khí (sửa đổi): Cần tạo “bệ đỡ” cho ngành dầu khí phát triển
    Khẳng định việc xây dựng và ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) là vô cùng cần thiết, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, một trong những mục tiêu của sửa đổi Luật Dầu khí lần này là nhằm tăng cường thu hút đầu tư, để có những dự án đầu tư mới trong lĩnh vực dầu khí cũng như nâng cao hiệu quả của các hoạt động dầu khí đã và đang triển khai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo hiểm Bảo an Tài khoản chính thức mở bán
Ngày 21/03, Bảo hiểm Agribank tổ chức Chương trình ra mắt sản phẩm bảo hiểm Bảo an Tài khoản với sự tham gia của Đại diện các Ban Chuyên môn Ngân hàng Agribank, Công ty TNHH Môi giới Bảo hiểm Marsh Việt Nam và Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • EVNHANOI hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
    Vừa qua, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 với chủ đề "Tiết kiệm điện - thành thói quen” tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
  • Luật Dầu khí 2022: Cần lấp khoảng trống pháp lý trong lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí
    (TN&MT) - Trong Luật Dầu khí 2022, việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí hiện không xác định được cụ thể quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện. Theo đó, giữa Luật Dầu khí và Luật Đấu thầu hiện hành đang có khoảng trống pháp lý.
  • Khối doanh nghiệp rất quan tâm đến môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Tại Diễn đàn Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) diễn ra sáng ngày 19/3, đại diện các đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với các vấn đề môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
  • Petrovietnam triển khai Nghị quyết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2023
    (TN&MT) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ban hành Nghị quyết số 1535/NQ-DKVN ngày 15/3/2023 của Hội đồng thành viên về việc thông qua chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023.
  • Petrovietnam: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn
    (TN&MT) - Tại Hội thảo "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương” diễn ra vừa qua, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có tham luận về vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp. Trong đó, Petrovietnam khẳng định Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn.
  • Masan High-Tech Materials đưa Vonfram vào công nghệ in 3D
    (TN&MT) - Masan High-Tech Materials, công ty con của Tập đoàn Masan, vừa công bố những bước tiến mới trong mảng công nghệ in 3D thông qua việc phát triển các sản phẩm bột Vonfram được đăng ký bản quyền thương hiệu toàn cầu.
  • Petrovietnam: Nỗ lực chinh phục mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức
    (TN&MT) - Nỗ lực cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thực hiện mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức trong năm 2023, các đơn vị dịch vụ dầu khí sớm thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành cao nhất kế hoạch được giao trong bối cảnh nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.
  • Petrovietnam - VietinBank: Đẩy mạnh hợp tác sử dụng các sản phẩm công nghệ cao
    (TN&MT) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) về định hướng mở rộng quan hệ hợp tác, trong đó, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, sâu sắc hơn nữa trong sử dụng các sản phẩm công nghệ cao.
  • Petrovietnam: Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác"
    Trong khuôn khổ buổi đối thoại trực tuyến của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng với đoàn viên, thanh niên Dầu khí vừa qua đã diễn ra Lễ Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” với 26 gương thanh niên tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu nhất.
  • Tuổi trẻ Dầu khí phải chủ động tham gia công tác tái tạo văn hóa doanh nghiệp
    Vừa qua, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Ban Truyền thông Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng và đoàn viên thanh niên trong toàn Tập đoàn với chủ đề “Tái tạo văn hóa đi trước, tạo đà cho tái tạo kinh doanh”.
  • EVNNPC điện thương phẩm tháng 2 tăng 9,38%
    Tháng 2/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.
  • Trungnam Group và Thành phố Daegu: Bắt tay cho sự hợp tác toàn diện
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Thị trưởng Thành phố Daegu, ông Hong Joon Pyo đã có chuyến thăm và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Tại đây, đại diện Thành phố Daegu đã thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Trung Nam - một trong những tập đoàn năng lượng lớn nhất của Việt Nam để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và các ngành công nghệ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO