Luật Dầu khí 2022

Thủ tục thẩm định và phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí
Ngày 1/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí năm 2022.
  • Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần thống nhất với quy định của Luật Dầu khí 2022
    Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (UBKTQH) đã có Văn bản số 1876/UBKT gửi Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách ý kiến về một số nội dung dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) liên quan đến nội dung “lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí phục vụ hoạt động dầu khí” nhằm bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Dầu khí năm 2022.
  • Luật Dầu khí 2022: Cần lấp khoảng trống pháp lý trong lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí
    (TN&MT) - Trong Luật Dầu khí 2022, việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí hiện không xác định được cụ thể quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện. Theo đó, giữa Luật Dầu khí và Luật Đấu thầu hiện hành đang có khoảng trống pháp lý.
  • Cần hoàn thiện các quy định về dự án phát triển mỏ dầu khí đồng bộ theo chuỗi
    (TN&MT) - Luật Dầu khí 2022 bổ sung quy định về triển khai dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ bao gồm các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển. Tuy nhiên, hiện nay quá trình triển khai dự án vẫn phải thực hiện quá nhiều thủ tục khác nhau cho từng phần của dự án theo quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác. Do vậy, Nghị định hướng dẫn Luật Dầu khí 2022 cần hoàn thiện các quy định cụ thể về việc triển khai dự án theo chuỗi đồng bộ.
  • Luật Dầu khí 2022: Hoàn thiện chính sách đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu
    (TN&MT) - Luật Dầu khí 2022 đã bổ sung chính sách đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu. Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhằm khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, đặc biệt tại những mỏ nhỏ, mỏ cận biên, phù hợp với định hướng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.
  • Luật Dầu khí 2022: Hoàn thiện chính sách, đưa hành lang pháp lý vào thực tiễn
    (TN&MT) - Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa phối hợp tổ chức Tọa đàm giới thiệu Luật Dầu khí năm 2022 với mong muốn phổ biến Luật Dầu khí 2022 rộng rãi đến các đối tượng chịu tác động trực tiếp, đặc biệt là các nhà thầu dầu khí. Từ đó thúc đẩy hoàn thiện các chính sách, phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • Cần bổ sung, làm rõ về Hợp đồng dầu khí trong Luật Dầu khí 2022
    (TN&MT) - Hợp đồng dầu khí là một định chế quan trọng của Luật Dầu khí. Việc đánh giá đúng hiện trạng của các điều khoản kinh tế - thương mại của hợp đồng dầu khí và hệ thống các văn bản pháp lý so với các nước trong khu vực là hết sức cần thiết để xây dựng được chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với bối cảnh hiện nay, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho lĩnh vực hoạt động dầu khí của Việt Nam.
  • Luật Dầu khí 2022: Cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ của Petrovietnam
    (TN&MT) - Phù hợp với chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi kèm với tăng cường kiểm tra giám sát, Luật Dầu khí 2022 đã bổ sung quy định về phân cấp cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quản lý được Chính phủ giao. Trong đó, việc cụ thể hóa trong Nghị định hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Petrovietnam để thi hành Luật là rất quan trọng.
  • Luật Dầu khí 2022: Đòn bẩy cho khai thác các mỏ dầu khí “đặc biệt”
    (TN&MT) - Trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu khí đang dần suy giảm, Luật Dầu khí 2022 với nhiều nội dung mang tính đột phá, là cơ sở pháp lý cần thiết để khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, kỳ vọng sẽ tạo ra động lực về thể chế giúp ngành dầu khí Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nói riêng có những bước phát triển mới.
  • Hội Dầu khí Việt Nam góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí 2022
    (TN&MT) - Vừa qua, Hội Dầu khí Việt Nam (VPA) đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí năm 2022. Chủ trì Hội thảo, Chủ tịch VPA, TS. Nguyễn Quốc Thập nhấn mạnh việc đóng góp ý kiến vào dự thảo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến mọi mặt hoạt động của ngành Dầu khí Việt Nam.
  • Petrovietnam lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Luật Dầu khí năm 2022
    Vừa qua, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp với Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí năm 2022.
  • 10 điểm mới của Luật Dầu khí 2022
    Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 gồm 11 chương, 69 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2023. Theo Bộ Công Thương, Luật Dầu khí 2022 có 10 điểm mới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO