Lồng ghép giới trong thực hiện chính sách khí hậu: Việt Nam sẽ là thành viên tích cực

Việt Hải - Thu Trang | 13/12/2022, 12:59

(TN&MT) - Đó là thông điệp hành động của Việt Nam tại “Đối thoại sau COP27 về lộ trình chung hướng tới lồng ghép giới trong thực hiện các chính sách khí hậu” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cục Biến đổi Khí hậu (DCC) tổ chức. Cụ thể, Việt Nam cam kết đưa vấn đề bình đẳng giới và hành động vì khí hậu trong chương trình nghị sự cao nhất của đất nước; đồng thời, Việt Nam cam kết là thành viên tích cực của tất cả các thỏa thuận quốc tế nhằm thúc đẩy các mục tiêu này.

Tại “Đối thoại sau COP27 về lộ trình chung hướng tới lồng ghép giới trong thực hiện các chính sách khí hậu”, các đại biểu tham gia đã đánh giá tiến độ của quốc gia trong việc lồng ghép giới vào các chính sách khí hậu, đặc biệt là 5 lĩnh vực ưu tiên trong Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) của Việt Nam; thảo luận các chính sách khí hậu phù hợp cũng như vấn đề NAP Việt Nam sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc tạo ra những thay đổi có tác động để tăng cường khả năng phục hồi cho phụ nữ và nam giới ở cấp địa phương.

7-1-.jpg

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh UNDP

Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra những ảnh hưởng tiêu cực hơn đối với một số nhóm phụ nữ do những khác biệt về giáo dục, y tế, việc làm, khả năng tiếp cận và làm chủ các nguồn tài nguyên và tài chính, cơ hội tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định, phân công lao động... BĐKH có nguy cơ làm giảm cơ hội việc làm được trả lương của phụ nữ và gia tăng những khác biệt này. Bên cạnh đó, vai trò của phụ nữ cũng chưa được nhìn nhận đúng mức. Theo truyền thống, phụ nữ thường được coi là “nạn nhân” của các tác động khí hậu và ít được coi là “đối tượng chủ động trong thích ứng với BĐKH”.

Tuy nhiên, phụ nữ đã và đang có những đóng góp tích cực và quan trọng trong thích ứng với BĐKH. Thực tế cho thấy, phụ nữ có khả năng thích ứng và phục hồi sau thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra. Tuy nhiên, khả năng thích ứng của phụ nữ cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực và điều kiện kinh tế, xã hội và sự hỗ trợ của các cấp quản lý.

Tại Hội nghị COP27, một phiên họp riêng về vấn đề giới đã được tổ chức. Tuy nhiên, các quốc gia đã không đạt được thỏa thuận về việc cung cấp các nguồn lực bổ sung để hỗ trợ các quyết định và nhiệm vụ liên quan đến giới theo quy trình của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Các quốc gia cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo cân bằng giới trong đoàn đại biểu quốc gia và đề cử thêm nhiều phụ nữ làm đại biểu cấp cao tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP).

7-2-.jpg

Phụ nữ là lực lượng tiên phong trong áp dụng các hoạt động thích ứng với BĐKH.

Việt Nam cam kết đưa vấn đề bình đẳng giới và hành động vì khí hậu trong chương trình nghị sự cao nhất của đất nước và Việt Nam là thành viên tích cực của tất cả các thỏa thuận quốc tế nhằm thúc đẩy các mục tiêu này. “Những nỗ lực không ngừng để lồng ghép bình đẳng giới đang dần tạo ra những tiến bộ rõ rệt, thể hiện qua Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 (Quyết định số 896/2022/QĐ-TTg), trong đó có nhiệm vụ "đảm bảo an sinh xã hội và bình đẳng giới" tập trung vào nâng cao nhận thức, năng lực tri thức, khả năng tiếp cận vốn và đưa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vào Kế hoạch hành động quốc gia 2020 (Quyết định số 1055/QĐ-TTg)", ông Phạm Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nói.

Báo cáo "Lồng ghép giới vào kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH" cung cấp một cái nhìn tổng quan và cập nhật về khí hậu, cơ cấu quản trị giới, xem xét các yếu tố dẫn đến bất bình đẳng giới và tính dễ bị tổn thương của phụ nữ trước tác động của BĐKH, đồng thời phân tích các tình trạng lồng ghép giới vào các chính sách ngành, trước khi đưa ra một loạt các khuyến nghị. Mục đích của báo cáo là cung cấp thông tin và tăng cường cải thiện cũng như các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong báo cáo kỹ thuật NAP của Việt Nam, báo cáo này sau đó sẽ được đệ trình lên Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường UNDP nhấn mạnh: “Bình đẳng giới thường được nhắc đến như một “nguyên tắc” trong các chính sách, điều này đánh dấu một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, cần phải phát triển các công cụ thực tế để chuyển từ lý thuyết ở cấp Trung ương sang thực hiện ở cấp địa phương. Điều này đòi hỏi phải xây dựng các hướng dẫn cụ thể về giới cho các bộ ngành và các tỉnh trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ứng phó với BĐKH.”

“Rõ ràng, mối liên hệ giữa bình đẳng giới và ứng phó BĐKH ngày càng được hiểu rõ hơn. Khảo sát cho thấy, một số bộ có mức độ hiểu biết nhất định, trong khi ngược lại, với nhiều cơ quan, vấn đề bình đẳng giới vẫn được coi là “phần bổ trợ”. Chúng ta cần cùng nhau tiếp tục nâng cao nhận thức, cũng như xây dựng cơ sở tri thức và giáo dục tất cả các bên liên quan,” ông Đào Xuân Lai nói thêm.

Tham dự buổi đối thoại có hơn 100 đại diện của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), DCC, UNDP và các cơ quan của Liên hợp quốc, đại diện các Đại sứ quán, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các học viện... Kết quả và các thông tin thu thập được qua ba nhóm thảo luận sẽ được thu thập và tổng hợp để đưa vào hoàn thiện Lộ trình và thiết lập một kế hoạch hành động cùng nhau thực hiện các hành động về giới.

Bài liên quan
  • Châu Phi hành động hướng tới COP27: Thúc đẩy chuyển đổi xanh
    (TN&MT) - Tại Tuần lễ Khí hậu châu Phi 2022 (ACW) ở Thủ đô Libreville của Gabon chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2022 (COP27) gần đây với sự tham dự của lãnh đạo 42 quốc gia châu Phi, các nhà chức trách từ các cơ quan chủ chốt của Liên hợp quốc và tổ chức đa phương, Tổng thống nước chủ nhà Ali Bongo Ondimba đã kêu gọi xóa bỏ sự bất công về khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
(TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
Đừng bỏ lỡ
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
  • Truyền tải kịp thời thông tin, truyền thông về lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Đó là một trong những định hướng của Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông năm 2023 của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • Bộ TN&MT quy định Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
    (TN&MT) - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.
  • Quảng Ninh ứng phó BĐKH: Nhân lên những cánh rừng
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức về phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Thời tiết miền Bắc có nhiều biến động thời gian tới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 7 - 8/3, tại khu vực phía Đông Bắc Bộ, trời rét về đêm và sáng. Trong khi đó, ngày 9-10/3, miền Bắc hửng nắng, nhiệt độ tăng nhanh lên mức cao nhất 31 độ C, người dân có thể cảm thấy oi nóng.
  • Nông nghiệp thuận thiên giải bài toán giảm nghèo
    (TN&MT) - Những diễn biến phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp phải thích ứng và thay đổi để có thể phát triển bền vững. Đây cũng chính là vấn đề cốt lõi để người nông dân giảm nghèo bền vững.
  • Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau trước tác động của biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 2/3, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu” nhằm xác định thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, xây dựng định hướng quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn.
  • Hydro xanh: Kỳ vọng thay thế năng lượng hóa thạch
    (TN&MT) - Nguồn năng lượng Hydro xanh được dự báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng ít phát thải các-bon của thế giới trong tương lai. Việt Nam với tiềm năng năng lượng tái tạo (NLTT) lớn được đánh giá có nhiều thuận lợi để phát triển Hydro, thay thế than, dầu và các loại năng lượng hóa thạch khác.
  • Lạng Sơn: Nâng cao nhận thức  và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
    (TN&MT) - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO