Long Biên – Hà Nội: Kiên quyết xử lý vi phạm đất đai tại nhà hàng Làng bia quán mộc

Huy An | 10/09/2020, 15:29

(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường đã đăng loạt bài liên quan Nhà hàng “Làng bia quán mộc” vi phạm hành lang thoát lũ. Ngày 7/9/2020 UBND phường Ngọc Lâm, quận Long Biên có Công văn số 370/UBND-ĐCXD gửi Báo Tài nguyên và Môi trường khẳng định các cơ quan chức năng địa phương đã và đang vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc.

Kiên quyết xử lý vi phạm đất đai tại nhà hàng Làng bia quán mộc

Cụ thể, theo ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm cho biết: Từ ngày 10/8/2020 đến ngày 21/8/2020 trên Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã đăng tải hai bài viết với tiêu đề: “Long Biên - Hà Nội: Ngang nhiên xây dựng nhà hàng trên hành lang thoát lũ sông Hồng” và “Long Biên - Hà Nội: Đất bãi bồi sông Hồng cho thuê kinh doanh nhà hàng, tiền về túi ai?”.

Với tinh thần cầu thị, UBND phường Ngọc Lâm đánh giá cao sự quan tâm của Báo Tài nguyên và Môi trường đã thông tin nêu rõ những vấn đề vướng mắc hiện nay của địa phương về công tác quản lý đất đai. Qua đó giúp UBND phường xem xét một cách thấu đáo về vụ việc nêu trên để tham mưu cho UBND quận Long Biên tiếp tục tiến hành giải quyết dứt điểm vụ việc đang gây bức xúc dư luận.

Đặc biệt, trước các thông tin của báo chí UBND phường Ngọc Lâm đã ban hành Văn bản số 370/UBND-ĐCXD về trả lời Báo Tài nguyên và Môi trường liên quan đến việc sử dụng đất của Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ 234 (Công ty 234). Theo đó một trong những nội dung của Công văn nhấn mạnh: Từ năm 1981, thực hiện dự án xây dựng cầu Chương Dương, các đơn vị trúng thầu thi công đã tự sử dụng để làm bãi tập kết vật liệu, văn phòng, nhà ở cho công nhân thi công cầu. Trong đó, có Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234 (nay là Công ty Cổ phần quản lý và Xây dựng đường bộ 234), diện tích đất nằm dưới chân cầu Chương Dương, địa phận Tổ 27, phường Ngọc Lâm hiện nay.

UBND phường Ngọc Lâm yêu nhà hàng này dừng hoạt động. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đơn vị nói trên vẫn phớt lờ lệnh cấm?

Sau khi thi công xây dựng xong cầu Chương Dương, Công ty 234 được giao nhiệm vụ quản lý, duy tu sửa chữa thường xuyên cầu Chương Dương tại địa bàn thị trấn Gia Lâm (nay là phường Ngọc Lâm). Năm 2001, Công ty 234 đã xây dựng nhà điều hành quản lý cầu Chương Dương tại vị trí trên. Ngay từ thời điểm đó, UBND thị trấn Gia Lâm cũ đã tiến hành lập Biên bản xử lý công trình xây dựng trái phép và báo cáo UBND huyện xem xét giải quyết.

Nắm bắt được Công ty 234 đầu tư xây dựng, cải tạo thành nhà hàng “Làng bia quán mộc” để kinh doanh nhưng không báo cáo với chính quyền địa phương. UBND phường Ngọc Lâm đã kiên quyết yêu cầu đơn vị dừng hoạt động. 

Bên cạnh đó, UBND phường Ngọc Lâm cũng nắm rõ việc Công ty 234 tự ý cho các đơn vị khác thuê mặt bằng, trong khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc văn bản cho thuê đất từ cơ quan chức năng. Song vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện tại Công ty 234 vẫn chưa cung cấp được các giấy tờ, văn bản cần thiết để UBND phường có cơ sở pháp lý tham mưu cho UBND quận Long Biên xử lý dứt điểm nhằm trả lại nguyên trạng hành lang thoát lũ sông Hồng và sự an toàn của cầu Chương Dương.

Trong khi đó Công ty 234 - đơn vị cho thuê đất né tránh báo chí cung cấp các văn bản, giấy tờ đất bãi bồi sông Hồng

Để lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn, UBND phường đã tăng cường kiểm tra lại diện tích đất hiện có, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm Luật Đất đai 2013. Riêng vụ việc xảy ra tại Công ty 234, ngày 27/8/2020, UBND phường đã lập Biên bản xử phạt vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với hành vi cho thuê đất không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013. Hiện nay, đơn vị đã nộp phạt vào Ngân sách nhà nước và đang trong quá trình khắc phục. UBND phường sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện của đơn vị, bên cạnh đó phối hợp với UBND quận Long Biên và thành phố Hà Nội để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định. 

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ với Công ty 234 nhằm mục đích thông tin một cách rõ ràng, minh bạch vấn đề. Thế nhưng, lãnh đạo đơn vị lại né tránh báo chí bằng việc giao cho Trưởng phòng Tổ chức hành chính. Sau đó, vị Trưởng phòng này tiếp tục giao cho một chuyên viên không phải lĩnh vực phụ trách. 

Kết quả tại buổi trao đổi ngày 1/9/2020 bà Nguyễn Thị Chung – Chuyên viên phòng Tổ chức hành chính, Công ty 234  không cung cấp được bất cứ giấy tờ, văn bản có giá trị pháp lý chứng minh Công ty đang là chủ sở hữu hợp pháp của khu đất bãi bồi sông Hồng, nằm sát chân cầu Chương Dương phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.

 

Bài liên quan
  • Long Biên - Hà Nội: Ngang nhiên xây dựng nhà hàng trên hàng lang thoát lũ sông Hồng
    (TN&MT) - Vài năm trở lại đây, tại khu vực chân cầu Chương Dương xuất hiện cơ sở kinh doanh bề thế quy mô hàng trăm mét vuông mọc ngay phía dưới chân đê sát mép sông Hồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ, đe dọa an toàn của tuyến đê… Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì cho đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều bất cập tại dự án nạo vét sông Hoạt
    Chậm tiến độ, thi công không đúng biện pháp được duyệt… là những tồn tại của dự án Nạo vét sông Hoạt phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Hà Trung. Ngoài ra, việc thay đổi biện pháp thi công cho phép triển khai thi công từ phía thượng lưu có ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu của dự án là nạo vét sông Hoạt phục vụ công tác tiêu thoát lũ, tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp?
  • Tứ Kỳ - Hải Dương: Công trình sai phạm “khủng” trên đất nông nghiệp
    (TN&MT) - Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã được một cá nhân tự ý chuyển đổi xây dựng thành Khu sinh thái tại thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Hiện nay, có công trình đang được xây dựng, hoàn thiện khiến dư luận bức xúc đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm của các cấp chính quyền Hải Dương đang ở đâu?
  • Hà Đông (Hà Nội): Chính quyền làm sai người dân lãnh đủ!
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh về việc chính quyền quận Hà Đông thiếu trách nhiệm về thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và hàng loạt sai phạm tại dự án đầu tư xây Nhà văn hóa Hà Trì 4.
  • Đà Nẵng: Chấn chỉnh hoạt động khu du lịch tự phát tự ý chặn dòng suối, thu phí tham quan
    (TN&MT) - Khu du lịch Dreamer In The Forest tại Đà Nẵng hoạt động tự phát và tự ý thu phí khách tham quan vừa bị chính quyền địa phương "tuýt còi", chấn chỉnh.
  • Sầm Sơn (Thanh Hóa): Vì sao chưa xử lý nhà hàng xây dựng trái phép trên bờ biển?
    Công trình được gắn biển hiệu “Nhà hàng Tình Hoa” xây dựng trái phép trên bờ biển thuộc xã Quảng Đại, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tồn tại suốt nhiều năm. Dù đã có cam kết di dời, tháo dỡ công trình, song chính quyền địa phương còn chậm trễ, thiếu kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm sai phạm.
  • Bắc Ninh: Một cá nhân bị xử phạt  235 triệu đồng do vi phạm về môi trường
    UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Cao Sơn - Đà Bắc (Hòa Bình): Ngang nhiên lấn suối, xây nhà trái phép
    (TN&MT) - Thời gian qua, người dân xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình rất bức xúc trước tình trạng xây dựng nhà trái phép của một số hộ dân, trong đó điển hình là hộ ông Chu Văn Tý tại khu suối Láo, xóm Rằng ngang nhiên chiếm lòng suối từ tháng 10/2022 đến nay để xây dựng nhà trái phép.
  • Nghệ An: Vướng mặt bằng, tiến độ cao tốc đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu nguy cơ chậm
    Gói thầu thi công dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn (Thanh Hoá) đến Diễn Châu (Nghệ An) đang có một số vướng mắc về mặt bằng. Vì thế, máy móc nhiều tháng không thể thi công theo kế hoạch khiến cho tiến độ thi công có nguy cơ bị lỡ hẹn so với tiến độ đặt ra.
  • Công ty Hải Thịnh liên tục bị xử phạt vì vi phạm về môi trường, xây dựng
    (TN&MT) - Từ đầu năm 2023 đến nay, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hải Thịnh liên tục bị chính quyền xử phạt hành chính vì xả nước thải có thông số vượt chuẩn ra môi trường cũng như xây dựng công trình trái phép.
  • Bắc giang: Xử phạt cá nhân khai thác khoáng sản trái phép
    (TN&MT) - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn ban hành Quyết định số 887/QĐ-XPHC về xử phạt đối với ông Tô Văn Chi, sinh năm 1989, thôn Quéo, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) 149 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
  • Hải Dương: Bắt tạm giam cựu Chủ tịch xã Tráng Liệt
    (TN&MT) - Năm 2022, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có loạt bài điều tra, phản ánh về việc: Chủ tịch UBND xã Tráng Liệt (nay là Thị trấn Kẻ Sặt) huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương cùng với một số cán bộ xã Lạm quyền trong khi thi hành công vụ, tự ý bán đất trái phép, khiến dư luận bức xúc.
  • Đình làng An Cựu “kêu cứu”
    Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Thanh Hóa: Khởi tố bị can, bắt tạm giam cán bộ địa chính thị trấn Quý Lộc
    Theo thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, ngày 17-3 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Thanh Hoá đã thi hành quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Lê Văn Khang, sinh năm 1987, nguyên là công chức địa chính thị trấn Quý Lộc (Yên Định) phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" quy định tại khoản 2 điều 355 Bộ Luật Hình sự.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO