Long An: Phát huy vai trò tôn giáo trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Bạch Thanh | 17/08/2021, 14:46

(TN&MT) - Bằng các hoạt động cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng tôn giáo, từng địa phương, hơn 5 năm qua, các mô hình tổ chức tôn giáo và nhân dân chung tay bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn tỉnh Long An đã đạt được những kết quả thiết thực.

Nâng cao ý thức giữ gìn môi trường

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An - bà Phạm Ngọc Tiệp cho biết, trên địa bàn tỉnh Long An có 33 tổ chức thuộc 10 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận đang hoạt động. Trong đó, có 4 tôn giáo với số lượng tín đồ đông như Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Thực hiện Chương trình phối hợp phát huy vai trò tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó BĐKH, đến nay, đã có 15/15  huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện hành động BVMT; có 455/531 cơ sở thờ tự tôn giáo (trong 152/188 xã, phường, thị trấn) ký kết Chương trình phối hợp giữa Ủy ban MTTQ, ngành TN&MT với các tôn giáo cùng cấp về BVMT và ứng phó với BĐKH.

 

Phật giáo Long An góp tặng cầu giao thông nông thôn tại địa phương (Ảnh Tư liệu)

Theo bà Phạm Ngọc Tiệp, 5 năm qua, bằng các hoạt động cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng tôn giáo, nhiều mô hình tại địa bàn dân cư đã và đang triển khai thực hiện có ý nghĩa, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp tại địa phương.

Cụ thể, Hội Phật giáo tỉnh hướng dẫn các Ban Trị sự huyện, thị xã, thành phố tổ chức vận động chức sắc, chức việc, tín đồ hưởng ứng các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường; không dùng hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông; thực hiện xây dựng mô hình “Cơ sở thờ tự Phật giáo thành phố Tân An chung tay BVMT; vận động đồng bào, tín đồ trồng cây xanh tại các cơ sở thờ tự tôn giáo và khu dân cư nơi gia đình tín đồ sinh sống…

Thánh thất Cao đài Chơn lý đã phối hợp với Trường THCS Tân Lập (huyện Mộc Hóa) tổ chức trồng trên 1.500 cây xanh, cây kiểng; xóa hàng chục điểm bỏ rác tự phát, cầu tiêu, chuồng trại trên sông rạch. Thánh thất Cao đài Chơn lý còn phối hợp thực Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố tuyên truyền về công tác BVMT cho các thành viên, được 261 cuộc với khoảng 5.250 lượt người tham dự.  

Ban Đoàn kết Công giáo huyện Vĩnh Hưng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện BVMT, ứng phó với BĐKH với mô hình vận động đăng ký thu gom rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình. Giáo xứ Sông Xoài, huyện Thạnh Hóa tổ chức vận động gần 500 hộ dân trồng cây xanh, cây cảnh, trồng hoa xung quanh nhà; 100% hộ giáo dân, hộ dân ký cam kết không vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật xuống kênh, rạch; không sử dụng những vật tư, phương tiện tạo ra những sản phẩm độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường…

Chuyển giao, nhân rộng các mô hình tiên tiến

Cũng theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An Phạm Ngọc Tiệp, hàng năm, Ủy ban MTTQ tỉnh rất quan tâm việc triển khai các giải pháp khả thi về BVMT, ứng phó với BĐKH. Nhiều mô hình đã và đang góp phần tạo sức mạnh, sức lan tỏa của từng người dân, từng hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp cùng chung tay hành động thiết thực về BVMT như thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao gồm cả túi ni lông khó phân hủy.

Bà Phạm Ngọc Tiệp cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ chú trọng đến việc chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm để tập trung làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân; biết phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo, người có uy tín và tính tự quản ở cộng đồng dân cư trong việc thực hiện phong trào BVMT và ứng phó với BĐKH; đồng thời tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, tiến hành sơ, tổng kết nhân rộng mô hình, điển hình tiến tiến trong toàn tỉnh.

Nhờ sự hưởng ứng tích cực từ các tổ chức tôn giáo và nhân dân Long An, môi trường luôn được giữ gìn sáng, xanh, sạch, đẹp

 

Còn theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Long An Nguyễn Tân Thuấn, thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, ứng phó với BĐKH, xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình tiên tiến về BVMT cho các cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp, trong đó có các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, tác động đến cách nghĩ, cách làm, cách hành động của tổ chức và nhân dân; cũng như các chức sắc, chức việc, tín đồ các tổ chức tôn giáo từng bước thay đổi nhận thức và hành vi tích cực về BVMT, ứng phó với BĐKH. Nhiều mô hình điểm về BVMT như: thu gom rác thải nhựa, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, trục vớt lục bình trên kênh rạch, tỉa nhánh cây thông thoáng thầm nhìn, xây dựng lò đốt rác ở hộ gia đình, xây dựng tuyến đường văn minh đô thị,… đã và đang mang lại hiệu quả tích cực, tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng dân cư.

heo ông Nguyễn Tân Thuấn, ngành TN&MT tỉnh Long An đang tiếp tục phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT và ứng phó BĐKH cho các tổ chức tôn giáo và nhân dân. Qua tuyên truyền, sẽ góp phần nâng cao nhận thức về BVMT, thay đổi dần hành vi của cộng đồng sống hài hòa, thân thiện với môi trường; tạo thói quen quan tâm, tiếp nhận và phản ứng trước các vấn đề môi trường đang tiếp diễn trong xã hội.

Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng các mô hình điểm về BVMT, đánh giá tính khả thi và hiệu quả các mô hình; phối hợp với địa phương, đơn vị có liên quan để chuyển giao, nhân rộng các mô hình tiên tiến hiệu quả về BVMT; tuyên truyền và vận động người dân tích cực tham gia thực hiện các mô hình hiệu quả; xây dựng các cộng đồng dân cư tự quản, cơ sở tôn giáo đoàn kết trong việc BVMT và ứng phó với BĐKH.

“Các mô hình tổ chức tôn giáo và nhân dân chung tay BVMT, ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh đã tạo sự chuyển biến tích cực, thu hút sự tham gia của cộng đồng. Đặc biệt, nhiều mô hình điểm về môi trường như phân loại rác tại nguồn, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật… đạt hiệu quả tích cực là điều kiện thuận lợi để Long An phổ biến nhân rộng ra các địa phương khác trong thời gian tới”.

Ông Nguyễn Tân Thuấn

Phó Giám đốc Sở TN&MT Long An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Rằm tháng Giêng: Phóng sinh đúng cách giúp bảo vệ hệ sinh thái
    (TN&MT) - Để nghi lễ phóng sinh vào mỗi dịp rằm tháng Giêng mang đúng ý nghĩa, phật tử cần nâng cao hiểu biết về các loài vật có nguy cơ làm tổn hại môi trường, các loài vật được khuyến khích thả phóng sinh phù hợp với hệ sinh thái tại địa phương và chú ý dọn dẹp vệ sinh sau khi thả.
  • Giữ rừng là văn hóa...
    (TN&MT) - Quan điểm đó được PGS.TS. NGƯT Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh khi ông trò chuyện với Phóng viên Báo TN&MT về ý nghĩa của rừng trong đời sống và tâm thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi rẻo cao…
  • Điện Biên: Tháo nút thắt tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM ở huyện Điện Biên Đông
    (TN&MT) - So với các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những nút thắt khiến nhiều địa phương gặp khó trong việc tìm giải pháp hữu hiệu. Do đó, việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO