Linh mục Phạm Văn Quế - người lan tỏa nghĩa cử “sống xanh”

Bài và ảnh: Thanh Tâm | 14/09/2021, 11:12

(TN&MT) - Từng quản xứ nhiều giáo xứ, gần gũi với các giáo dân linh mục Phạm Văn Quế lúc nào cũng trăn trở với vấn đề môi trường, người nghèo và giáo dục. Linh mục Quế luôn để lại những việc làm ý nghĩa và thiết thực qua từng giáo xứ mà ông phụ trách.

Nhiều nghĩa cử cao đẹp ở các giáo xứ đã phụ trách

Là người luôn trăn trở với vấn đề người nghèo, môi trường và giáo dục vì vậy dù ở giáo xứ nào Linh mục Phạm Văn Quế (Giáo xứ Phong Ý, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) đều làm nhiều việc thiện là tấm gương cho người dân noi theo. Bên cạnh đó ông cũng vận động các giáo dân sống tốt đời đẹp đạo với những việc làm thiết thực như: quyên góp ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn, tổ chức lớp học tiếng anh miễn phí cho trẻ em, ra quân dọn vệ sinh môi trường hàng tuần tại các giáo họ…

Các giáo dân ra quân dọn vệ sinh môi trường tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp.

Linh mục Phạm Văn Quế từng phụ trách ở nhiều giáo xứ. Dù đi đâu, ông luôn được các giáo dân tin tưởng, chính quyền ủng hộ vì những việc làm thiết thực. Thời điểm phụ trách Giáo xứ Tân Đạo (xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống) Linh mục Phạm Văn Quế  đã kêu gọi các nhà nhà hảo tâm ủng hộ xây dựng được hai nhà thờ khang trang ở Giáo xứ Tân Đạo và Giáo họ Yên Trung.

Thời điểm đó, chứng kiến cảnh hàng ngày các em học sinh ở xã Phú Nhuận (huyện Như Thanh) phải qua sông rình rập những nguy hiểm, ông cũng kêu gọi ủng hộ làm được hai chiếc cầu cứng với chiều dài 20 mét rộng 2,5 mét cho học sinh đi học. Đó cũng chính là cây cầu chắp cánh cho nhiều em học sinh vững bước trên con đường tới trường. Ngoài ra ở thời điểm đó linh mục Quế cũng giúp người dân làm được 5km đường bê tông tại xã Phú Nhuận giúp việc đi lại trở nên thuận tiện hơn.

Đặt thùng rác công cộng ở các vị tí tập trung để  tình trạng vứt rác bừa bãi.

Dù đi tới giáo xứ nào ông vẫn luôn trăn trở với những khó khăn của người dân. Sau 5 năm quản xá Giáo xứ Tân Đạo, linh mục Quế chuyển về Giáo xứ Phúc Địa (xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân) ông cũng đã xin chính quyền địa phương 14.000 m2 đất để mở rộng nghĩa trang, kêu gọi ủng hộ xây nhà mục xứ, linh đài. Bên cạnh đó lan tỏa nghĩa cử sống tốt đời đẹp đạo tới từng giáo dân, chú trọng công tác dọn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan.

Lan tỏa nghĩa cử sống tốt đời đẹp đạo ở Giáo xứ Phong Ý

Sau hơn 3 năm phụ trách Giáo xứ Phúc Địa ngày 15/10/2019 linh mục Phạm Văn Quế chuyển về làm Chánh xứ Giáo xứ Phong Ý (thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy). Từ ngày về phụ trách  giáo xứ linh mục Quế  không thôi trăn trở với vấn đề môi trường, giáo dục và người nghèo.

Khai giảng khóa học 125 giờ tiếng anh miễn phí cho 300 em học sinh.

Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân chung tay bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới, ông đã vận động người dân hành động từ những việc làm nhỏ nhưng thiết thực nhất nơi mình sinh sống như: tự giác dọn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh – sạch –đẹp từ vườn nhà cho tới đường làng ngõ xóm. Từ đó các giáo họ cũng tự giác phân công nhau dọn vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây cảnh hai bên đường. Theo đó, thời gian được phân chia là mỗi giáo họ sẽ ra quân vệ sinh môi trường 3 lần/tuần. Ngoài ra, tại các điểm tập trung đều có thùng rác công cộng để người dân bỏ rác đúng quy định tránh tình trạng vứt ra đường, sông suối gây ô nhiễm môi trường.

Cũng trong dịp nghỉ hè vừa qua linh mục Phạm Văn Quế đã tổ chức lớp học tiếng anh miễn phí cho các em học sinh nghèo không đủ điều kiện tham gia các lớp học thêm. Khóa tiếng anh được tổ chức với 125 giờ học cho 300 em học sinh gồm cả người công giáo và lương dân. Tại đây các em được miễn tất cả các chi phí từ đồng phục, sách vở cho tới học phí. Việc dạy học được áp dụng theo giáo trình hiện đại là một trải nghiệm đáng nhớ với mỗi em học sinh. Đúng như tên gọi ý nghĩa của khóa học là chương trình “Mùa hè xanh” khuyến khích tinh thần ham học hỏi, trải nghiệm thực tế, lồng ghép các bài học về bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.

Trao 68 suất quà cho các trường hợp đang cách ly tập trung trên địa bàn thị trấn Phong Sơn.

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn ra, linh mục Phạm Văn Quế vận động các giáo dân người tiền mặt, người bằng hiện vật ủng hộ các trường hợp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và những người đang cách ly tập trung tại Trên tinh thần lan tỏa nghĩa cử “ lá lành đùm lá rách” Linh mục Giuse Phạm Văn Quế, Chánh xứ Giáo xứ Phong Ý đã kêu gọi các giáo dân người góp gạo, mì tôm, người ủng hộ bằng tiền mặt để ủng hộ người dân đang cách ly tập trung tại 3 khu trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.

Gần đây nhất vào ngày 19/8 Đại diện Giáo xứ Phong Ý, Ban Dân Vận huyện Cẩm Thủy, Ban Chỉ Huy Quân sự huyện đã tới trao 68 xuất quà gồm gạo, mì tôm và tiền mặt, tổng giá trị mỗi xuất quà là 500.000 đồng cho các trường hợp đang cách ly tập trung tại 3 khu trên địa bàn huyện Cẩm Thủy. Đồng thời động viên tinh thần, chia sẻ những khó khăn với các cán bộ đang làm nhiệm vụ tại các khu cách ly cũng là những chiến sĩ trong tuyến đầu chống dịch.

Trao quà cho các hoàn cảnh khó khăn làm nghề chài lưới trên sông.

Trước đó vào ngày 17/7  đại diện Giáo xứ Phong Ý cũng đã tổ chức đi từ thiện và trao 120 phần quà cho các hộ dân làm nghề chài lưới trên sông có hoàn cảnh khó khăn và trại phong trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.

Ông Ngô Anh Thúy- Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc huyện Cẩm Thủy cho biết: Từ khi về phụ trách Giáo xứ Phong Ý linh mục Giuse Phạm Văn Quế luôn hướng các giáo dân làm những việc tốt, ý nghĩa. Trong đó điển hình như: tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường, thu gom rác ở các giáo họ để tạo cảnh quan môi trường; tổ chức khóa học tiếng anh miễn phí cho các em học sinh; nhất là việc quyên góp ủng hộ cho các hoàn cảnh khó khăn và các trường hợp đang cách ly tập trung. Những việc làm thiết thực đó luôn được chính quyền cũng như người dân ghi nhận.

Bài liên quan
  • “Vùng giáo không rác” góp phần xây dựng đô thị văn minh ở Hà Tĩnh
    (TN&MT) - Những năm qua, bà con giáo dân ở xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh tích cực thi đua phát triển kinh tế và thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”. Đặc biệt, quan tâm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong bối cảnh đại dịch Covid 19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Giáo họ Tràng Bạch chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Những năm qua, Giáo họ Tràng Bạch luôn chung tay cùng chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực xây dựng diện mạo đô thị phường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
  • Chuyên gia đề xuất biện pháp phòng tránh tai biến trượt lở tại Hà Giang
    (TN&MT) - Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, địa chất không đồng nhất, hàng năm thường xuyên xảy ra các loại hình thiên tai như: Dông, lốc, sét, mưa đá, rét hại, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ngập úng cục bộ… Đáng chú ý, đây là tỉnh có mức độ nguy cơ trượt lở đất đá rất cao.
  • Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn chung tay xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xanh - sạch - đẹp, văn minh - hiện đại, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Giáo dân Sa Pa với phong trào sống xanh
    Các hộ gia đình tự phân loại rác thải trước khi đem đến nơi thu gom, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên ra quân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, nơi công cộng, dọn dẹp khuôn viên nhà thờ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Đó là những hành động thiết thực mà giáo dân Sa Pa đang thực hiện để hướng đến lối sống xanh.
  • Phật giáo Nam Tông trong đời sống người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
    (TN&MT)- Phật giáo Nam tông là tôn giáo có vị trí rất quan trọng đối với đời sống của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều năm qua, Phật giáo Nam tông góp phần giáo dục đạo đức, lễ nghĩa, tôn ti trật tự cho cộng đồng dân tộc Khmer, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cùng đồng hành với sự phát triển của đất nước.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung tay bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt đã có nhiều hoạt động thiết thực để xây dựng, giữ vững và nâng cao tiêu chí 17 về môi trường.
  • Nhiều đổi thay nơi làng quê xóm đạo
    Các làng quê xóm đạo ở huyện Ba Tri (Bến Tre) giờ đã mang một diện mạo mới. Nơi ấy, có những con đường làng khang trang sạch sẽ, phủ đầy những hàng cây, hoa kiểng đủ sắc màu. Đây là thành quả của nhiều năm tỉnh Bến Tre thực hiện cuộc “Vận động chức sắc, tín đồ đạo Cao đài Ban chỉnh tham gia bảo vệ môi trường (BVMT)”.
  • Từ triết lý sinh thái nhân văn đến thực hành của các tôn giáo Việt
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) đã “ăn sâu, bắt rễ” vào nếp nghĩ, tư duy và văn hóa của các tôn giáo ở Việt Nam. Các tôn giáo đã chung tay cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký kết quy chế phối hợp, nhằm tạo nên sự chuyển đổi xanh trong đời sống của các cộng đồng.
  • Phong tục cúng rừng của người Nùng Lào Cai
    (TN&MT) - Ngoài ý nghĩa cầu mong môt năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, phong tục cúng rừng của người Nùng của huyện Mường Khương, Lào Cai còn là dịp để giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, tình yêu bản làng, quê hương, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy và phát huy lòng tự hào dân tộc, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong Nhân dân...
  • Chung sức xây dựng cộng đồng Chăm Islam giáo đoàn kết, phát triển
    (TN&MT) - Cộng đồng người Chăm Islam, hay còn gọi là người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam sinh sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ việc làm từ các tổ chức chính trị - xã hội cũng như cộng đồng Islam giáo, đời sống kinh tế - xã hội của người Chăm Islam đã có những thay đổi rõ nét cả vật chất lẫn tinh thần, bắt nhịp với xu thế phát triển của đất nước.
  • Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế
    (TN&MT) - Thời gian qua, các tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã phát huy vai trò của mình để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó giúp đời sống người dân ấm no, hạnh phúc hơn. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Dương Đình Luân – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Gìn giữ Lễ cúng thần rừng gắn với bảo vệ rừng
    (TN&MT) - Lễ cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Hà Nhì, tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng tâm linh và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2019. Ngoài ra, còn là dịp để người Hà Nhì tạ ơn tổ tiên, biết ơn “thần rừng” đã che chở, bảo vệ bản mường, giúp họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tốt tươi. Đó cũng là phương thức giúp họ bảo vệ những cánh rừng nơi đây.
  • Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
    Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO