Liên thông điện tử giữa cơ quan đăng ký đất đai và cơ quan thuế: Điểm sáng từ TP.HCM

Nguyễn Quỳnh | 12/04/2022, 10:08

(TN&MT) - Từ 2016, TP.HCM bắt đầu triển khai thí điểm liên thông thuế điện tử trong đăng ký đất đai giữa cơ quan Đăng ký đất đai và cơ quan Thuế. Đến nay, 13/22 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai triển khai cơ chế liên thông với tổng số 229.619 hồ sơ đã được xử lý thành công.

Mang lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp

Ngày 6/5/ 2015, Cục Thuế TP.HCM và Sở TN&MT TP.HCM đã thông qua Quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan TN&MT, nhằm hướng đến thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông, giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các hồ sơ đất đai. Thực hiện Quy chế phối hợp, cơ quan Thuế và cơ quan TN&MT đã có những bước triển khai, đầu tư hạ tầng và cụ thể hóa các bước phối hợp; tổ chức nhiều buổi tập huấn ứng dụng để thực hiện các chức năng trao đổi thông tin giữa hai bên.

Từ năm 2016, 22 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai đã triển khai và thực hiện liên thông thuế điện tử. Tuy nhiên, do khó khăn về hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền, máy móc thiết bị nên đến nay mới chỉ có 13/22 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai đã liên thông, kết nối liên thông thuế điện tử. Trong đó 3 đơn vị gồm Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Thủ Đức, Quận 1, Quận 3 sử dụng phần mềm HCMLIS (VBDLIS), 10 Chi nhánh còn lại sử dụng phần mềm VILIS.

t9.jpg

Người dân nộp hồ sơ đất đai

Ông Trần Văn Bảy - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, khi áp dụng mô hình “một cửa liên thông thuế điện tử”, hồ sơ đăng ký đất đai của người dân sẽ được cơ quan Đăng ký đất đai điện tử hóa thành cơ sở dữ liệu và chuyển sang cơ quan thuế qua kênh trao đổi thông tin điện tử giữa 2 ngành. Cơ quan thuế cũng trả kết quả thông báo nghĩa vụ tài chính cho người dân sang cơ quan đăng ký đất đai qua phương thức điện tử. Đến tháng 3/2022, có 229.619 hồ sơ đất đai đã được giải quyết thông qua cơ chế liên thông.

“Đến nay, công tác liên thông thuế điện tử từng bước ổn định, thông tin trao đổi giữa cơ quan Đăng ký đất đai và cơ quan Thuế nhanh chóng, chính xác, giảm được thời gian xác định nghĩa vụ tài chính khi thực hiện thủ tục đất đai. Kết quả phối hợp này đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh hoàn thành tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng và giải quyết các hồ sơ đất đai nói chung” - Ông Bảy cho hay.

Ông Phạm Văn Tùng - Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Quận 12 cho biết: Trung bình mỗi tháng, Chi nhánh tiếp nhận và giải quyết khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký đất đai, tất cả đều được giải quyết liên thông điện tử với cơ quan thuế. Việc thực hiện liên thông thuế điện tử đã đem lại nhiều lợi ích, người dân không phải tới cơ quan thuế để làm các thủ tục nộp thuế, đồng thời thời gian nộp thuế cũng đã được rút xuống còn 5 - 7 ngày so với 15 ngày như trước kia. Đặc biệt, để hỗ trợ tối đa cho người dân, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của quận 12 còn bố trí 2 điểm thu tiền của ngân hàng, người dân khi đến nhận Giấy chứng nhận có thể đóng tiền trực tiếp mà không phải ra ngân hàng như trước kia.

Giải bài toán cơ sở hạ tầng

Theo Sở TN&MT TP.HCM, mục tiêu trong năm 2022, TP.HCM sẽ thực hiện liên thông thuế điện tử tại tất cả 22/22 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để phục vụ hiệu quả cho công tác liên thông thuế điện tử cần phải được đầu tư tương xứng.  

Cụ thể, hiện nay, đa số cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị phần cứng (máy chủ, máy tính để bàn, thiết bị lưu, máy scan…), hạ tầng mạng sử dụng của hệ thống văn phòng Đăng ký đất đai được đầu tư đã lỗi thời, không tương xứng với khối lượng cơ sở dữ liệu đã xây dựng, ảnh hưởng đến việc khai thác vận hành cơ sở dữ liệu địa chính…

“Việc thực hiện liên thông thuế điện tử đã hạn chế việc người dân, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục ở nhiều cơ quan, thích ứng linh hoạt phòng chống dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Ông Trần Văn Bảy - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM

Đồng thời, đa số các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai đang sử dụng máy chủ và dùng chung hạ tầng của Văn phòng UBND các quận, huyện để dữ liệu địa chính với tốc độ đường truyền thấp không ổn định dẫn đến việc sao lưu, dự báo dung lượng lưu trữ dữ liệu, bảo mật, an toàn thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ mất dữ liệu địa chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vì vậy, Sở TN&MT đã đề xuất UBND TP.HCM trang bị đủ hệ thống máy chủ (server) trên trung tâm dữ liệu thành phố cho hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai; nâng cấp đường truyền Metronet lên 40Mb/s cho hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai, thường xuyên bảo trì, duy trì ổn định đường truyền và bảo mật an toàn thông tin. Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị bố trí kinh phí đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố và các Chi nhánh trực thuộc để đảm bảo vận hành hiệu quả hệ thống trao đổi thông tin giữa Cơ quan đăng ký đất đai với Cơ quan thuế.

Đồng thời, đề xuất xây dựng dự án tích hợp, chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa chính, chuẩn hóa bản đồ địa chính cũ sang mô hình, cấu trúc cơ sở dữ liệu địa chính quy định tại Thông tư số 75. Trên cơ sở đó, cho phép Sở TN&MT áp dụng phần mềm HCMLIS (VBDLIS) cho hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
  • Lạng Sơn: Tập trung giải phóng mặt bằng hơn 120 dự án
    (TN&MT) - Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 120 dự án. Để bàn giao mặt bằng và đưa các dự án này vào triển khai theo kế hoạch đề ra, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
  • Long An: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung phát huy tối đa nguồn lực đất đai, nhất là những tiềm năng, lợi thế riêng đưa địa phương phát triển nhanh, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An xung quanh nội dung này.
  • Đẩy nhanh cấp “sổ đỏ” cho bà con dân tộc: Trao giá trị đất để phát triển kinh tế ở Thới Lai (Cần Thơ)
    Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, UBND huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, giúp họ yên tâm sử dụng đất cũng như đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới
    (TN&MT) - Ngày 9/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Đồng Hới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO