Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di sản văn hóa quốc gia

11/09/2013 00:00

Ngày 10/9, Bộ VHTTDL đã công bố danh mục 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 3), trong đó có Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyên Yên Dũng (Bắc...

Ngày 10/9, Bộ VHTTDL đã công bố danh mục 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 3), trong đó có Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyên Yên Dũng (Bắc Giang).
    
  5 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VHTTDL công bố gồm: Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyên Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang); Lễ hội Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định); Lễ hội Nghinh Ông (huyện Cần Giờ, TPHCM); Hát bả trạo (các huyện: Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn - TP.Tam Kỳ và TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) và nghề dệt chiếu  (các xã: Định Yên, Định An - huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
   
  Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngày này các sư gọi là ngày giỗ tổ nên cũng gọi là hội giỗ tổ chùa Vĩnh Nghiêm.
   
   
Một góc chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
   
  Trong ngày hội (14/2), các tăng ni ở chùa thắp hương tụng kinh, niệm phật ở tam bảo, nhà tổ đệ nhất và nhà tổ đệ nhị; đồng thời cũng thỉnh chuông phật pháp vào lúc sớm, tối trong ngày.
  Từ ngày 13 trở đi, khách thập phương từng đoàn từ 5, 10 đến 20, 30 người lũ lượt kéo về chùa. Khách đến chùa trẩy hội hầu hết là các già, các vãi và thanh thiếu niên nam nữ. Hàng quán được mở tạm dọc theo đường từ tam quan vào đến nhà tiền đường. Trong khu vực nội tự, không có hàng quán nhưng đông các đoàn dâng hương hành lễ. Xen lẫn trong đó các đội văn nghệ của làng biểu diễn tích chùa.
   
  Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ nổi tiếng có từ thời Lý, Trần (thế kỷ XII - XIII) thuộc dòng Thiền phái Trúc Lâm. Chùa này nằm ở chỗ hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương. Khu vực này năm xưa còn gọi là khu vực ngã ba Phượng Nhãn. Chùa nhìn ra ngã ba sông và nhìn về phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc. Phía sau chùa là thôn Đức La xa hơn nữa là vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào vùng núi Yên Tử. Bao quanh chùa có một số núi lớn tiêu biểu là núi Cô Tiên. Ra vào chùa có thể đi theo sông Thương, sông Lục Nam và con đường quốc lộ 31 đi Trí Yên (Yên Dũng). Do thuận tiện giao thông như vậy nên khách thập phương đến hội không có trở ngại.
  Năm 2012, bộ mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu của nhân loại tại Kỳ họp toàn thể lần thứ 5 chương trình ký thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương diễn ra ở Thái Lan.
  Bộ mộc bản này gồm 3050 đơn vị ván khắc, trong đó có 2 bộ kinh phật và luật sa di giới, luận bàn, giải thích về kinh phật và trước tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng các vị cao tăng thiền phái Trúc Lâm.
Theo Hoàng Hà/Báo Bắc Giang
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di sản văn hóa quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO