Lê Hoàng Châu

Lời giải cho nhà ở vừa túi tiền
(TN&MT) - Bài toán về nhà ở, nhất là phân khúc nhà ở vừa túi tiền luôn được TP.HCM chú trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, tuy nhiên, để hiện thực hóa giải pháp, không chỉ đòi hỏi quyết tâm của chính quyền thành phố mà còn cần sự chung tay của các doanh nghiệp.
  • Thị trường bất động sản: Sẽ ấm dần trong năm 2024
    (TN&MT) - Trong năm 2023, trước nỗ lực gỡ vướng chính sách cho thị trường bất động sản (BĐS), một số khó khăn, vướng mắc bước đầu được tháo gỡ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần thời gian để chính sách có thể thẩm thấu vào thực tiễn. Dự báo, quý IV/2023 sẽ là bước đệm cho sự chuyển mình của thị trường. Bức tranh toàn cảnh thị trường BĐS sẽ có thêm những điểm sáng và ấm dần trong năm 2024.
  • Bất động sản du lịch: Kỳ vọng khởi sắc
    (TN&MT) - Mặc dù là phân khúc chịu nhiều sóng gió nhất sau tác động của đại dịch Covid -19, cùng với ảnh hưởng từ sự “đóng băng” của thị trường bất động sản (BĐS), nhưng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, BĐS du lịch - nghỉ dưỡng đang có nhiều kỳ vọng sẽ khởi sắc từ các chính sách hỗ trợ, gỡ vướng pháp lý dự án của Chính phủ.
  • Giá nhà ở tại TP.HCM: Làm khó những người trẻ
    (TN&MT) - Hiện tại, thị trường nhà ở dành cho người mua nhà lần đầu, nhất là những người trẻ tại TP.HCM đang đối mặt với bài toán khó. Theo các chuyên gia, phân khúc khách hàng trẻ tại đô thị lớn này đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm phù hợp với tài chính và nhu cầu mua ở thật.
  • Chủ đầu tư tung kích cầu: Thị trường BĐS dần có thanh khoản
    (TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng ảm đạm, thanh khoản chậm, nhiều chủ đầu tư (CĐT) đã tung ra các chính sách kích cầu để hâm nóng thị trường. Song, chỉ một số dự án ghi nhận có giao dịch, phần còn lại của thị trường vẫn khá trầm lắng.
  • Đề xuất gỡ vướng nhà ở xã hội tại TP.HCM: Xây dựng để cho thuê
    (TN&MT) - Tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) hiện đang triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NOXH) giúp các hộ gia đình có thu nhập thấp cải thiện nhà ở. Song, theo các chuyên gia, giá NOXH tại đô thị lớn như TP.HCM hiện vẫn còn rất cao so với khả năng của người có thu nhập trung bình, thấp.
  • Thị trường BĐS 2023: Kỳ vọng phục hồi từ cải thiện thanh khoản
    (TN&MT) - Sau hàng loạt động thái tích cực từ Chính phủ về lãi suất ngân hàng, chính sách gỡ khó pháp lý dự án..., thị trường bất động sản (BĐS) năm 2023 tại khu vực phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hiện đang le lói gam màu sáng. Niềm tin của các nhà đầu tư (NĐT) cũng đang dần quay trở lại, giao dịch ấm dần, nhất là phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực, pháp lý dự án hoàn chỉnh.
  • Thị trường BĐS 2023: “Tìm mạch” khơi thông
    (TN&MT) - Bước sang giữa quý II/2023, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các tỉnh lân cận vẫn rơi vào trầm lắng, chưa có dấu hiệu khởi sắc. Theo các chuyên gia, thị trường BĐS cần “tìm mạch” để khơi thông trong thời gian tới.
  • Thị trường BĐS 2023: Chủ đầu tư quan sát, nhà đầu tư chờ cơ hội
    (TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) khu vực phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn còn khó khăn, nhiều chủ đầu tư vẫn đang quan sát chuyển biến thị trường, tiếp tục hoàn thiện pháp lý dự án, đợi thời điểm thích hợp để giới thiệu các dự án mới đến khách hàng. Trong khi đó, các nhà đầu tư (NĐT) cũng đang trong tâm thế chờ đợi cơ hội xuống tiền phù hợp.
  • Thị trường BĐS phía Nam: Nhiều tín hiệu tích cực
    (TN&MT) - Hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) có nhiều tín hiệu lạc quan khi đón nhận các giải pháp hỗ trợ tích cực từ cơ quan quản lý nhà nước. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, khi thị trường hanh thông trở lại, các doanh nghiệp BĐS cũng cần nghiêm túc đầu tư kinh doanh đúng năng lực, thực lực, từ đó góp phần giúp thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh hơn trong thời gian tới.
  • Giá đất giúp thị trường BĐS phát triển lành mạnh hơn: Nhìn từ thực tiễn TP.HCM
    (TN&MT) - Liên quan đến việc giá đất tác động đến thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần sớm hoàn thiện bảng giá đất theo khung giá chuẩn nhất, để TP.HCM áp dụng vào thực tiễn, từ đó giúp thị trường BĐS phát triển lành mạnh và ổn định hơn trong thời gian tới.
  • Thị trường BĐS đối mặt với làn sóng “cắt lỗ”: Phân khúc chung cư vẫn “sống khỏe”
    (TN&MT) - Trái ngược với những phân khúc như đất nền, bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng... đang phải đối mặt với làn sóng “cắt lỗ” do thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, thì phân khúc căn hộ chung cư tại khu vực phía Nam nói chung, nhất là tại đô thị lớn như TP.HCM dường như đang có xu hướng ngược lại khi giá căn hộ không những không giảm mà còn tăng lên dù tính thanh khoản thấp.
  • Thị trường BĐS 2023: Phân khúc nào sẽ là “điểm sáng”?
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề pháp lý, tín dụng..., các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nên chọn phân khúc trung và dài hạn, hướng đến những sản phẩm có giá trị thực về lâu dài, nhất là đầu ra được hanh thông.
  • Thị trường BĐS phía Nam năm 2023: Sẽ thanh lọc mạnh hơn
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam hiện trong tình trạng gần như “đứng hình” trước ảnh hưởng của nền kinh tế. Với khó khăn đó, các chuyên gia BĐS cho rằng, sự suy thoái của ngành BĐS nhìn ở góc độ tích cực cũng là một sự thanh lọc để thị trường lành mạnh hơn, vốn chảy vào đúng lĩnh vực cần thiết, thúc đẩy sự phục hồi phát triển kinh tế để đưa BĐS về đúng giá trị thực.
  • Thị trường bất động sản năm 2023: Kỳ vọng sẽ khởi sắc
    (TN&MT) - Mặc dù thị trường bất động sản (BĐS) đang đi vào giai đoạn nước rút của năm 2022, doanh nghiệp BĐS lại gặp khó khăn về dòng tiền, nguồn cung lệch cầu, thanh khoản thị trường có dấu hiệu tuột dốc, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, năm 2023, thị trường BĐS sẽ chuyển biến tích cực, giao dịch sẽ khởi sắc trở lại.
  • Nới room tín dụng, “cửa hẹp” cho bất động sản
    (TN&MT) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Như vậy, sẽ có ít nhất hơn 150.000 tỷ đồng được phân bổ thêm cho các ngân hàng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO