Dân tộc - Tôn giáo

Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người

Thanh Ngà 18:12 13/03/2024

Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.

Từ nhiều năm nay lễ cũng rừng của người Mông Nà Hẩu đã trở thành lễ hội chung của đồng bào các dân tộc trong vùng. Năm nay, lễ cúng rừng đã được huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức với quy mô cấp huyện. Cúng rừng đầu năm cũng là dịp để chính quyền và đồng bào các dân tộc trong huyện cùng đề cao trách nhiệm trong công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.

430104107_2702186029931026_8717431545862669323_n.jpg
Trong lễ cúng rừng nghi thức rước lễ được thực hiện trong không khí trang nghiêm.

Theo người Mông quan niệm, rừng là nơi che chở bảo vệ cuộc sống của con người nhất là khi phải chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Trong mỗi thôn, bản của người Mông bao giờ cũng có một khu rừng thiêng hay được gọi là rừng cấm. Trong mỗi khu rừng cấm đều có một vị thần giúp đỡ dân làng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ người dân tránh được hạn hán và bão lũ. Với mỗi khu rừng đều gắn với những sự tích mang tính thần bí linh thiêng và có những kiêng kỵ nhất định.

z5232774611748_dc673a2b8123deb83797a7d210d275dc.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh tham gia lễ cúng rừng của đồng bào người Mông ở Nà Hẩu.

Nghi thức rước lễ được thực hiện trong không khí trang nghiêm, mang ý nghĩa thiêng liêng với ngụ ý báo cáo với thần rừng và đất trời chứng giám cho việc cộng đồng làng xã tổ chức Tết rừng.

z5232774623680_d566c0dcd826f23627919edf7388edeb.jpg
Thầy cúng sẽ thực hiện phần cúng ngay tại khu rừng thiêng.

Trong màn sương mờ ảo và cánh rừng ẩm ướt của đầu mùa xuân nghi lễ cúng rừng trở nên linh thiêng và bí ẩn. Tất cả đồ cúng của buổi lễ được người dân mang đến dưới một tán cây to trong cánh rừng để cúng thần rừng.

Thầy cúng sẽ lựa chọn một thân cây trong rừng để làm bàn thờ và dùng gạch đá và củi khô để làm bếp. Các nghi lễ cúng thường diễn ra trong khoảng 2 tiếng đồng hồ với các nghi lễ mời thần rừng về chứng kiến như: Cắt tiết lợn, gà để tế lễ và mời thần linh về thụ hưởng lễ vật. Lời cúng khá đơn giản với mong ước được thần rừng về che chở cho đời sống của dân làng.

z5232774626108_1b1c4402aa268fe64526529b643a1d3b.jpg
Theo người Mông quan niệm, rừng là nơi che chở bảo vệ cuộc sống của con người nhất là khi phải chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Sau khi kết thúc phần nghi lễ cúng chính, tại các điểm cúng rừng, thầy cúng và người dân trải lá ngồi xuống cùng nhau họp, đánh giá tình hình bảo vệ rừng năm qua và cùng thề giữ rừng.

Trưởng thôn sẽ là người đánh giá kết quả công tác bảo vệ rừng, tuyên dương các hộ làm tốt. Đồng thời, nêu tên và phê bình các hộ làm chưa tốt để nhân dân trong thôn được biết.

Trưởng thôn sẽ đại diện cho người dân trong thôn, bản hứa với thần rừng không để nhân dân trong thôn cũng như người ngoài vào rừng cấm chặt cây, chăn thả gia súc, đồng thời sẽ khuyên bảo dân bản trồng rừng và bảo vệ rừng tốt hơn.

Chính trong lễ cúng rừng này người dân sẽ thống nhất những nguyên tắc bảo vệ rừng thông qua hương ước bảo vệ rừng của thôn, bản. Trong 3 ngày diễn ra lễ cúng rừng tất cả các gia đình đều không đi làm đồng hoặc lấy củi trong rừng, kiêng không được chặt cây trong rừng nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền, lợn, gà để thầy cúng tạ lỗi với thần rừng và dân làng.

430063378_2702711866545109_4731182366238663000_n.jpg
Người dân trong thôn cùng đoàn kết thề giữ rừng.

Sau khi thực hiện nghi thức thề giữ rừng, trưởng thôn và nhân dân bầu ra tổ tự quản bảo vệ rừng năm mới (trước đây người Mông gọi là chủ rừng). Tổ tự quản rừng sẽ có người đàn ông là những người mạnh mẽ, am hiểu về cây rừng và hiểu tập quán của bà con trong thôn.

Sau khi bầu tổ tự quản, ngay tại địa điểm cúng rừng, người dân sẽ tổ chức ăn tết trên rừng. Mỗi người tham gia lễ cúng sẽ mang theo một cái bát, một đôi đũa, đàn ông mang theo chai rượu, phụ nữ mang theo hộp cơm, muối ớt. Cùng với thực phẩm mang theo, lợn, gà cúng xong sẽ được chia thành các phần để người dân cùng nhau trải lá dong, lá cọ để ăn bữa cơm đoàn kết.

431246193_2702711779878451_4931427744037816866_n.jpg
Người dân trong thôn cùng nhau ăn bữa cơm đoàn kết.

Có thể thấy, lễ cúng rừng của người Mông ở Nà Hẩu ngoài ý nghĩa tâm linh cúng thần rừng còn có ý nghĩa lớn trong việc gắn kết cộng đồng các dân tộc, gắn con người với thiên nhiên. Đây cũng là dịp để tổng kết triển khai công tác chăm sóc và bảo vệ rừng của địa phương và nâng cao ý thức của người dân trong công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Điều chỉnh, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Lạng Sơn: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại “chợ tình Pác Khuông”
    (TN&MT) - Từ ngày 9 - 11/5, tại xã Thiện Thuật, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.
  • Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
    Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.
  • Xây dựng tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026-2030
    (TN&MT) - Ngày 16/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã chủ trì họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026-2030.
  • Đề xuất xây dựng đạo luật về lĩnh vực dân tộc
    (TN&MT) - Đây là nội dung đặt ra tại Hội thảo xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Cần Thơ
    (TN&MT) - Tiếp tục chuyến thăm và chúc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 10/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc đã đến chúc mừng tại buổi họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer tại TP. Cần Thơ do Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức.
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Chôl Chnăm Thmây tại Kiên Giang
    Sáng 9/4, tỉnh Kiên Giang tổ chức buổi họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer. Tham dự có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh và trên 200 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí, chức sắc, người có uy tín, Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách tiêu biểu là đồng bào Khmer trên địa bàn.
  • Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây
    (TN&;MT) - Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
  • Thủ tướng chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
    Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.
  • Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
    Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO