Phát triển bền vững

Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì

Trần Hương 10:53 10/07/2023

(TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.

Nỗi lo khô hạn của già làng

Theo chân già làng Pờ Dần Xinh, chúng tôi đi dọc một vòng quanh xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, Điện Biên). Người già, trẻ con ở Sín Thầu gặp già đầu gật đầu cúi chào lễ phép. Họ đã sống ở đây quây quần từ bao đời, bao kiếp… Họ thuộc tính cách từng người trong bản. Người Hà Nhì nghĩa tình, chung thủy bao năm theo cách mạng, Đảng, Bác Hồ… Sau nhiều nỗ lực, đến nay đời sống của đồng bào Hà Nhì nơi đây đã được nâng lên. Những mái nhà tranh được thay bằng những làn sóng tôn xanh, đỏ. Điều đáng quý là dù nhịp sống có đổi thay đến đâu, họ vẫn giữ hồn, cốt dân tộc. Và Tết mùa mưa của người Hà Nhì là một nét đẹp của văn hóa truyền thống ở nơi đây.

Theo quan niệm của người dân tộc Hà Nhì tại huyện Mường Nhé,  vào thời điểm từ 15/5 – 15/7 âm lịch hàng năm là vào mùa mưa, tiết trời bắt đầu thay đổi giao mùa; khi ấy các vị thần sông, nước bắt đầu hoành hành, sấm sét, xói mòn, lũ quét… gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hoạt động lao động của bà con. Chính vì vậy, người Hà Nhì phải tổ chức nghỉ ngơi để ăn tết giữa mùa mưa, vào một ngày được ấn định giữa tháng; đồng thời làm nghi lễ cầu mưa, gọi “thần mưa” về nhận lễ vật mà bà con cầu cúng, để thần ban cho họ khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu.

2ch38398389389398-1-.jpg
Người già trong gia đình tổ chức lễ cúng thần mưa trong tết mùa mưa của dân tộc

Có dịp đến bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chúng tôi được dự tết mùa mưa của bà con nơi đây, già làng Pờ Dần Xinh chia sẻ: “Mọi năm vào dịp này, trời mưa nhiều lắm, vì đó mà tết mùa mưa luôn vui vầy, phấn khởi. Tuy nhiên năm nay, thời tiết có phần cực đoan, khô hạn và rất ít mưa, đến thời điểm tổ chức ăn tết mùa mưa mà vẫn thiếu những cơn mưa nặng hạt tưới đẫm cho cây trồng, ruộng đồng của bà con. Dù rất vui mừng vì con cháu, họ hàng nơi xa trở về và cả khách du lịch thập phương đã về dự tết mùa mưa, nhưng tôi vẫn canh cánh một nỗi trăn trở, lo âu về thời tiết. Mong sao sau dịp nghỉ ngơi ăn tết mùa mưa, bà con trở lại lao động vụ mùa thì thời tiết cũng thuận hòa hơn, những cơn mưa cũng đổ xuống cung cấp nước tưới cho mùa màng…”

Nỗi niềm lo âu của già làng Pờ Dần Xinh cũng là nỗi lo chung của bà con dân tộc Hà Nhì trong bản Tả Kố Khừ nói riêng và người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé nói chung. Bởi từ xa xưa, tập quán của người dân tộc Hà Nhì vốn dĩ làm nông nghiệp, canh tác trên nương và dựa vào lợi tức rừng để sinh sống; thế nên việc thời tiết mưa thuận gió hòa đối với họ vô cùng quan trọng.

6ch39383893898933983-1-.jpg
Phụ nữ người Hà Nhì mặc trang phục dân tộc trong tết mùa mưa

Không những thế, sau thời điểm diễn ra tết mùa mưa, vào tháng 6 hàng năm, nhiều diện tích lúa nương và cây rau màu của bà con bước vào giai đoạn thu hoạch, việc tiết trời quá khô hạn, thiếu đi những cơn mưa tưới đẫm khiến bà con ai cũng thấp thỏm lo lắng liệu vụ mùa này hạt lúa có thể chín đều, rau quả có thể thu hoạch được hay không…?!

Dù vậy, tết mùa mưa năm nay, bà con Hà Nhì ở bản Tả Kố Khừ vẫn tổ chức các nghi thức cúng thần mưa một cách trang trọng, đủ đầy lễ vật. Bên cạnh mâm cỗ cúng có thịt, rượu và lễ vật sống (là một số gia súc, gia cầm do bà con nuôi) của mỗi hộ gia đình, người già trong gia đình cũng dành thời gian cúng thần mưa lâu hơn mọi năm. Lời cúng được đọc bằng tiếng Hà Nhì, mong thần mưa về chứng nhận lễ vật và phù hộ cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu.

Tế lễ cầu mưa

Không chỉ tổ chức lễ cúng thần mưa trong nhà, dịp tết mùa mưa năm nay, bà con Hà Nhì sinh sống tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé còn tổ chức lễ cúng ngay bên bờ dòng suối Nậm Ma - con suối lớn chảy qua địa bàn xã. Việc này cũng nhằm “cầu mưa” để con suối Nậm Ma đầy nước, cung cấp nước tưới cho mùa màng của người dân nhiều bản trong xã, sau những ngày suối cạn trơ dòng vì thiếu mưa.

Gặp gỡ chúng tôi trong lễ cúng thần mưa bên bờ suối Nậm Ma tại bản Đoàn Kết, xã Chung Chải, ông Pờ Xè Chừ, Bí thư Đảng ủy xã Chung Chải, nói: “Dòng Nậm Ma là suối lớn, có nhiệm vụ tiếp nhận nước chảy từ thượng nguồn hai suối lớn nơi ngã ba biên giới (Việt – Lào – Trung Quốc), cung cấp nước phục vụ đời sống người Hà Nhì, đồng thời điều tiết nước cho nhiều suối nhỏ trên địa bàn huyện Mường Nhé, như: Nậm Nhé, Nậm Là...

Hàng năm, vào vào mỗi mùa mưa như dịp này, các dòng chảy đều đổ về suối Nậm Ma, khiến nước suối dâng cao hơn chục mét, đủ nước tưới tiêu nội đồng và tích nước vào các hồ, ao cho bà con nuôi trồng, sử dụng đến tận mùa khô (tháng 9, tháng 10) Nhưng năm nay mưa ít, nước suối cạn sắp tới đáy, bà con ai cũng lo lắng không biết mực nước có duy trì được cho tưới tiêu hay không. Cũng vì nỗi lo ấy mà bà con quyết định làm nghi thức “cầu mưa” trong tết mùa mưa bên bờ suối Nậm Ma năm nay”.

22-1-.jpg
Suối Nậm Ma – con suối đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Hà Nhì

Sáng hôm đó, bên bờ suối Nậm Ma, lễ cúng thần mưa diễn ra với sự có mặt của đông đảo bà con người Hà Nhì trong bản Đoàn Kết. Thầy cúng mặc bộ trang phục đen đặc trưng của người Hà Nhì bắt đầu cầu gọi thần mưa về chứng kiến. Rồi mời già làng cùng dân bản thả lễ vật dọc hai bên bờ suối để cảm tạ thần mưa, mong cho nước suối dâng cao đúng mùa, điều tiết nước hài hòa, không gây lũ ống, lũ quét và đủ nước cung cấp cho mùa màng người dân.

Trong tiềm thức của người Hà Nhì sinh sống tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, tết mùa mưa luôn có ý nghĩa lớn, quan trọng bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất mùa màng và quyết định đời sống kinh tế của bà con. Có thể tết mùa mưa năm nay, bà con chưa có được niềm vui trọn vẹn vì thời tiết cực đoan, khô hạn, thiếu mưa… Thế nhưng ai cũng tin tưởng thời tiết sẽ khả quan hơn trong những ngày tháng tới. Điều này cũng thể hiện niềm tin bất diệt của người dân tộc Hà Nhì vào thời tiết trong tín ngưỡng tâm linh lâu đời của họ ở nơi đây. Đó là câu chuyện cầu mưa của người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ quốc.

Bài liên quan
  • Người cao tuổi giữ rừng ở Điện Biên
    (TN&MT) - Không ngại gian khó, hiểm nguy, những năm qua, người cao tuổi xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (Điện Biên) đã giữ cho những cánh rừng của quê hương xanh tươi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO