Lấy ý kiến thay thế 2 Nghị định về tôn giáo, tín ngưỡng

Trí Việt | 16/06/2022, 16:29

(TN&MT) - Đầu tháng 6/2022, tại Trụ sở Ban Tôn giáo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng chủ trì Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo hai nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định số 162).

Tham gia Hội thảo có ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Phó Trưởng ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập hai nghị định; ông Nguyễn Ánh Chức, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Phó Trưởng ban soạn thảo; bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; cùng các thành viên Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng hai nghị định; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia về xây dựng pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

image-20220608110643-3.jpeg
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Ban TGCP

Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban soạn thảo Dự thảo hai nghị định cho biết, việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162 thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quyền con người theo Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, được dư luận xã hội và các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực; thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động, sinh hoạt tôn giáo; chức sắc, tín đồ các tôn giáo phấn khởi, tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nước.

Mặc dù vậy, qua ba năm thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162 cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có sự thay đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn đời sống và đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng chính đáng của chức sắc, chức việc, tín đồ các tổ chức tôn giáo và người dân; đồng thời kiên quyết đấu tranh, xử lý các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống Nhân dân.

image-20220608110643-1.jpeg
Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Ban TGCP

Bên cạnh việc đăng tải Dự thảo hai nghị định thay thế Nghị định số 162 trên cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ để lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thứ trưởng Bộ Nội vụ mong muốn thông qua Hội thảo sẽ được lắng nghe ý kiến đóng góp từ các Bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia về xây dựng pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, nhằm giúp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập củng cố nội dung các nghị định.

Dự thảo sẽ tiếp tục được lấy ý kiến của cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa phương và các tổ chức tôn giáo trước khi hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành.

image-20220608110643-2.jpeg
Bà Nguyễn Thị Định trình bày Báo cáo Đề dẫn Hội thảo

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Định, Vụ trưởng vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trình bày Báo cáo Đề dẫn Hội thảo.

Theo đó, Dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 162 gồm 33 Điều, 6 chương, 61 biểu mẫu; trong đó có giữ nguyên 10 Điều, sửa đổi 9 Điều, bổ sung 12 Điều, bổ sung 1 khoản và bãi bỏ 1 khoản so với Nghị định số 162.

Các điều khoản bổ sung mới bao gồm: Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

*Trình tự thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

*Trình tự thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

*Đình chỉ toàn bộ hoạt động của tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

*Phục hồi hoạt động của tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

*Đình chỉ toàn bộ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo; Phục hồi hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo;

*Hoạt động tôn giáo bằng hình thức trực tuyến.

Cùng với đó, Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo gồm 4 chương, 51 Điều.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, thời gian qua Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan soạn thảo, hoàn thiện các dự thảo Nghị định, lấy ý kiến các ban, ngành, cơ quan, tổ chức và đông đảo nhân dân

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc
(TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO