Lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

17/04/2019, 06:39

(TN&MT) - Tổng cục Môi trường vừa phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Hợp tác Phát triển của CHLB Đức (GIZ) vừa tổ chức...

(TN&MT) - Tổng cục Môi trường vừa phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Hợp tác Phát triển của CHLB Đức (GIZ) tổ chức hội nghị tham vấn về các nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng đây là việc làm cấp thiết bởi các quy hoạch ở nước ta hiện nay chưa thống nhất về nội dung, quy trình, cách tổ chức thực hiện…
r
Toàn cảnh hội thảo

 

Quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia sẽ là căn cứ thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của từng vùng phù hợp yêu cầu bảo vệ môi trường, định hướng ưu tiên lĩnh vực, công nghệ đầu tư phù hợp với quy hoạch môi trường.
Báo cáo tham luận tại hội nghị, TS. Hoàng Hồng Hạnh (Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Đến nay, đã có 2/3 các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế áp dụng “Quy hoạch môi trường quốc gia” hoặc “Chiến lược môi trường quốc gia”. Mỗi quốc gia lại có cách tiếp cận khác nhau nhằm kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội, ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường. Các công cụ được sử dụng như quy hoạch không gian, phân vùng chức năng sinh thái, … được coi như những công cụ đắc lực cho việc định hướng phát triển lãnh thổ. Công tác quy hoạch hiện nay cũng đã khắc phục được nhược điểm của quy hoạch truyền thống là bỏ qua khả năng chịu tải của môi trường, giúp việc thực hiện quy hoạch không gian được khoa học, hợp lý hơn.

Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về cơ sở lý luận và phương pháp luận về quy hoạch môi trường/ quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) khẳng định vai trò của phân vùng môi trường. Ở quy mô tỉnh, nước ta đã có khoảng 20 địa phương nghiên cứu, xây dựng quy hoạch môi trường/ quy hoạch bảo vệ môi trường. Ở quy mô vùng, chúng ta đã có quy hoạch môi trường lưu vực hệ thống sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, quy hoạch môi trường đồng bằng sông Hồng. Các quy hoạch này hầu hết đã áp dụng cách tiếp cận tổng hợp, hệ thống và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
 

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các loại hình quy hoạch phát triển hiện nay cũng chưa có sự gắn kết giữa định hướng phát triển kinh tế - xã hội với các yêu cầu về quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái, môi trường sống và các giá trị bảo tồn văn hóa lịch sử; thiếu các cơ chế, công cụ quản lý, bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với từng vùng, từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể; thiếu sự phân vùng, định hướng bảo vệ môi trường. Có rất nhiều quy hoạch phát triển trên cùng một vùng lãnh thổ có sự mâu thuẫn, chồng chéo về phạm vi, định hướng và giải pháp thực hiện dẫn đến thiếu khả thi khi triển khai thực tế và thường phải điều chỉnh phương án quy hoạch do không đáp ứng các tiêu chí phát triển được đề xuất khi lập quy hoạch. Dẫn đến sự phá vỡ cân bằng giữa bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị lịch sử văn hóa …

Đóng góp ý kiến tại hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh: Các quy hoạch ở nước ta hiện nay chưa thống nhất về nội dung, quy trình, cách tổ chức thực hiện… chủ yếu dựa trên cách tiếp cận địa lý, chưa thể hiện được các yếu tố môi trường trong quy hoạch; chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường nhưng chưa bao quát hết các vấn đề BVMT lãnh thổ, chưa dựa trên sức chịu tải của môi trường; các vấn đề môi trường vẫn bị đặt sau các mục tiêu tăng trưởng. Việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ làm giảm sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quy hoạch phát triển đã, đang và sẽ thực hiện trong cùng một vùng quy hoạch.

TS. Nguyễn Như Dũng (Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường) cho rằng, trong quy hoạch BVMT quốc gia, cần thiết kế khung giám sát chất lượng môi trường không khí một cách phù hợp, là công cụ hữu ích phục vụ đánh giá hiệu quả, điều chỉnh phù hợp đối với công tác quy hoạch BVMT…

Kết thúc hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài khẳng định, Quy hoạch môi trường quốc gia sẽ là công cụ quan trọng định hình công tác BVMT và điều tiết phát triển kinh tế - xã hội theo hướng thân thiện với môi trường. Nó bao gồm quy hoạch tổng thể quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh, quy hoạch mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Mục đích, yêu cầu của quy hoạch BVMT được đặt ra là thống nhất quy hoạch theo không gian của công việc liên quan đến BVMT; định hướng công tác BVMT, có điều tiết, giải quyết các xung đột giữa BVMT và phát triển… Thời gian tới, Tổng cục mong muốn các đại biểu tiếp tục nghiên cứu dự thảo nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và gửi các ý kiến góp ý về cho Tổng cục Môi trường.


(0) Bình luận
Nổi bật
Xuân Long quyết tâm giữ vững và nâng cao tiêu chí môi trường
Xuân Long là một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Bình (Yên Bái) với trên 90% là đồng bào dân tộc sinh sống. Vì vậy, việc hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đã khó, việc giữ vững và nâng cao tiêu chí này lại càng khó hơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết 18/3: Hà Nội sáng có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Hà Nội có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; riêng gần sáng và sáng có mưa phùn và sương mù rải rác.
  • Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái được coi là cần thiết để hiểu rõ hơn giá trị của đa dạng sinh học và giá trị các loại hình dịch vụ hệ sinh thái khác nhau, từ đó thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững nguồn tài nguyên; giúp người dân địa phương nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững
  • Thừa Thiên Huế: Nâng cao đời sống, giúp người dân yên tâm bám đất, giữ rừng
    Trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng, qua đó góp phần rất lớn giúp người dân dần thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Tuấn (ảnh) – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế.
  • Cải thiện bản tin dự báo thời tiết và cảnh báo sớm: Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ
    (TN&MT) - Ngày Khí tượng Thế giới năm 2023 (23/3) sắp diễn ra là dấu mốc đánh dấu những thành tựu đạt được trong quá khứ, những thành quả hiện tại và tiềm năng trong tương lai của ngành khí tượng thủy văn (KTTV) - từ những phương thức điện báo và dự báo hàng hải cuối thế kỷ 19 đến siêu máy tính và công nghệ vũ trụ hiện nay.
  • Đa số người tiêu dùng đồng thuận sử dụng phương tiện giao thông điện
    (TN&MT) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao vừa công bố Báo cáo khảo sát người tiêu dùng về phương tiện giao thông điện tại Việt Nam. Theo đó, 78% người tiêu dùng được phỏng vấn cho biết, họ mong muốn được chuyển đổi sang sử dụng phương tiện điện trong tương lai.
  • Lạng Sơn: Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
    (TN&MT) - Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế. Những năm qua, tỉnh luôn xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời cũng là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nền tảng cho phát triển bền vững.
  • TP. Cần Thơ: Tăng cường quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
    (TN&MT) - Nhằm khắc phục tình trạng rác thải sinh hoạt ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, Sở TN&MT TP. Cần Thơ vừa có Văn bản đề nghị UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khẩn trương xây dựng các điểm tập kết rác, trạm trung chuyển rác theo Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 đã được UBND TP. Cần Thơ phê duyệt.
  • Thời tiết ngày 17/3: Vùng núi Bắc Bộ cần đề phòng mưa dông, mưa đá, gió giật mạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ở khu vực vùng núi Bắc Bộ trong đêm qua đã có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Dự báo trong ngày và đêm 17/3, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 40mm.
  • Bắc Giang: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy, khu xử lý rác thải sinh hoạt
    Ngày 16/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích chủ trì hội nghị nghe báo cáo công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong quý I/2023. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo sở, cơ quan, đơn vị, trong tỉnh.
  • Phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 17/3, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023. Tác phẩm báo chí dự giải được đăng tải từ ngày 16/10/2022 đến hết ngày 31/8/2023 trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
  • Thúc đẩy hợp tác Đông Nam Á trong kiểm soát chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Trong thời gian tới, Văn phòng ô-dôn và cơ quan hải quan các quốc gia Đông Nam Á sẽ cùng hợp tác để tăng cường thực thi quy định pháp luật về kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính.
  • Tổng kết Dự án OKP trong lĩnh vực Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Ngày 16/3, trong khuôn khổ Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan và Văn phòng Hỗ trợ giáo dục Hà Lan tại Việt Nam (Nuffic) tài trợ, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đón tiếp đoàn đại biểu tham quan một số khu vực nghiên cứu khoa học trong khuôn viên trường nhằm đánh giá kết quả tổng kết Dự án OKP.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO