Lập Hội đồng thẩm định nhà nước Báo cáo NCKT Dự án thành phần 3 đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Theo Chinhphu.vn | 20/02/2023, 23:55

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/2/2023 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Các Ủy viên Hội đồng, gồm:

- Lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an, Xây dựng; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ.

- Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước.

Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, các Ủy viên Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng được thực hiện tương ứng theo quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

Chi phí thẩm định của Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP. Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đảm bảo yêu cầu tiến độ.

Hội đồng tự giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ.

*Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội nêu rõ, đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng.

Phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới, giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại. Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Theo Nghị quyết, đầu tư khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần. Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha, trong đó, đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư (đất ở) khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209 ha. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỉ đồng. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể, về nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 14.250 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải giao về các địa phương để thực hiện dự án.

Trong đó, thành phố Hà Nội là 8.400 tỷ đồng; tỉnh Hưng Yên là 3.740 tỉ đồng và tỉnh Bắc Ninh là 2.110 tỉ đồng. Cho phép sử dụng phần vốn nhà nước tham gia tối đa là 66% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Thông xe cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, vượt tiến độ 3 tháng
    (TN&MT)  - Từ 10h ngày 19/5, hai đoạn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa và Vĩnh Hảo - Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã chính thức đưa vào khai thác, vận hành. Trong đó, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm hoàn thành vượt tiến độ 3 tháng so với kế hoạch.
  • Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3
    (TN&MT) - Khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) và thực hiện các nội dung, thủ tục, hồ sơ liên quan đến Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 đang chậm so với kế hoạch. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình đang triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm “thúc” tiến độ 2 dự án trọng điểm này.
  • Chủ trương đầu tư hạ tầng khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  • Đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai
    Theo công văn 3266/VPCP-CN ngày 9/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
  • UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền triển khai cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình
    Tại Văn bản số 377/TTg-CN ngày 9/5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP.
  • Nhật Bản đầu tư 6,6 tỷ USD vào Thanh Hóa
    Tại Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023 với chủ đề: "Thanh Hóa - Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác, phát triển nhanh và bền vững" nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản. Nhật Bản đang là quốc gia có số vốn đầu tư cao nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 6,6 tỷ USD.
  • Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 5/5/2023 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn.
  • Quảng Bình: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất năm 2023
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Cục thuế tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Quỹ Phát triển đất và các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết thu tiền sử dụng đất để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất năm 2023.
  • Siết chặt kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu siết chặt kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công. Các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp nghiêm túc khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế để phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.
  • Thành phố Chí Linh chi nghìn tỷ đồng “dệt” mạng lưới giao thông liên tỉnh
    (TN&MT) - Chí Linh đang mạnh tay đầu tư các công trình giao thông trọng điểm kết nối từ Tỉnh lộ 398b và Quốc lộ 18 với Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh. Đây sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa Chí Linh tới mục tiêu trở thành đô thị loại II.
  • Thống nhất phương án đầu tư cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
    Theo công văn 2478/VPCP-CN ngày 12/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải thống nhất bằng văn bản với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương liên quan về phương án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo kết luận của Thường trực Chính phủ tại văn bản số 94/TB-VPCP ngày 24/3/2023 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2023.
  • TNEX được The Asian Banker vinh danh “Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam” 2023
    (TN&MT) - TNEX vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam” 2023. Với 02 năm liên tiếp nhận giải thưởng uy tín này, TNEX đã củng cố vị thế hàng đầu của mình trong lĩnh vực ngân hàng số tại Việt Nam, chỉ 02 năm sau khi ra mắt.
  • Diễn Châu - Nghệ An đứng trước thời cơ phát triển kinh tế vượt bậc
    (TN&MT) - VSIP Nghệ An II và cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đang là động lực thu hút đầu tư, đem đến cho Diễn Châu cơ hội phát triển kinh tế vượt bậc.
  • Quảng Trị: Đầu tư dự án khu cảng cạn hơn 235 tỷ đồng
    Dự án Khu cảng cạn VSICO Quảng Trị có mức đầu tư 236,6 tỷ đồng, nằm tại cụm cửa khẩu mở rộng thuộc Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, do Công ty CP Hàng hải VSICO làm chủ đầu tư.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO