Lào Cai: Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai 2013

Bích Hợp | 31/05/2022, 10:07

(TN&MT) - Sau gần 10 năm triển khai thi hành, Luật Đất đai năm 2013 ngày càng đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Kiểm soát chặt việc chuyển mục đích sử dụng đất

Nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai, Lào Cai đã và đang tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở, đặc biệt với diện tích đất chuyển mục đích sử dụng lớn bất thường nhằm trục lợi…

Để công tác chuyển đổi đi vào thực tiễn, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai nhằm nâng cao ý thức, nhận thức cho tổ chức và cá nhân về quản lý, sử dụng đất đai. Công khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm; tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã và người sử dụng đất; quản lý chặt chẽ việc chia tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở, đặc biệt với diện tích đất chuyển mục đích sử dụng lớn bất thường, nhằm lợi dụng chính sách để trục lợi. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá đất, công nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt; khẩn trương hoàn thành dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.

dat-1-3.jpg

Lào Cai kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nền nếp.

Tập trung giải quyết và xử lý dứt điểm các trường hợp sử dụng đất chưa phù hợp với mục đích sử dụng đất; các trường hợp lấn, chiếm đất đai, xây dựng trái phép. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý sử dụng đất; xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong công tác chỉ đạo, quản lý để xảy ra việc tách thửa, xây dựng công trình trái phép, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn, chiếm đất không đúng quy định. Tăng cường quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những trường hợp cho thuê, cho mượn trái phép, sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng.

Tiếp tục giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai; chấn chỉnh việc giải quyết hồ sơ, TTHC hạn chế chậm muộn xuống dưới 5%, nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện TTHC. Thực hiện nghiêm các kế hoạch của UBND tỉnh Lào Cai về quản lý, khai thác quỹ đất công. Đẩy nhanh tiến độ tổ chức lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch các khu dân cư tại địa bàn nông thôn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

Đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống

Ngay sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai cấp tỉnh và giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tại UBND các huyện, thị xã, thành phố; thành lập ban tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để phối hợp tổ chức tuyên truyền, triển khai tại cấp huyện; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách, pháp luật về lĩnh vực đất đai đến tất cả mọi tầng lớp nhân dân; chủ trì tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về TN&MT cho cán bộ phòng TN&MT, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, lãnh đạo và cán bộ địa chính cấp xã của 9 huyện, thị xã, thành phố.

dat-2-3.jpg

Minh bạch thông tin về đất là chìa khoá quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh Lào Cai đang áp dụng.

Sở TN&MT đã tổ chức nhiều lớp triển khai thi hành Luật Đất đai và bồi dưỡng nghiệp vụ tài nguyên, môi trường với cán bộ cấp huyện, xã. Từ năm 2014 đến nay, đã tổ chức được hơn 20 lớp với số lượng hơn 7.200 cán bộ tham gia.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật một cách kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Các văn bản được ban hành đều bám sát chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, giúp giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết về đất.

Theo ông Phạm Văn Quân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Đất đai tỉnh Lào Cai, thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai có những chuyển biến tích cực. Việc quản lý sử dụng đất ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nền nếp. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành còn một số điểm bất cập, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với thực tế địa phương dẫn đến việc áp dụng các quy định gặp nhiều khó khăn. Công tác đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính còn hạn chế do nguồn kinh phí thực hiện hạn hẹp, gây khó khăn cho công tác điều tra, khảo sát, lập hồ sơ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư… Một bộ phận người sử dụng đất cố tình không chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác thu hồi đất; yêu cầu, đòi hỏi không đúng quy định của pháp luật, khi không được giải quyết thì chống đối, đơn thư khiếu kiện vượt cấp…

Để Luật Đất đai ngày càng đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, thời gian tới, bên cạnh phát huy những mặt đã đạt được, Lào Cai tiếp tục kiểm soát chặt việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là từ đất nông nghiệp sang đất ở; ứng dụng công nghệ trong đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính; đơn giản hóa TTHC về đất đai; nâng cao chất lượng tuyên truyền, đồng thời, xử lý nghiêm những tình trạng vi phạm, cố tình vi phạm… giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn tại địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bài liên quan
  • Lào Cai: Quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ đất chìa khoá phát triển bền vững
    (TN&MT) - Sau gần 7 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất... trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả hơn, từ đó đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO